Người Bị Tiểu đường Có Nên ăn Nhãn Hay Không?

Nhãn là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Với vị ngọt thanh mát, nhãn có thể được sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, họ thường có tâm lý e ngại vì sợ nhãn sẽ ảnh hưởng đến đường huyết. Vậy, người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

Người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không?

Người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không?

Nhãn đem lại những lợi ích gì với sức khỏe?

Nhãn là một loại trái cây mà cả phần cùi và phần hạt đều đã được sử dụng nhiều trong Đông y. Phần cùi nhãn phơi khô được biết đến với cái tên quen thuộc là long nhãn. Long nhãn có vị ngọt, tính bình, không độc, giúp trừ lao, bổ tâm tỳ. Phần hạt nhãn tuy không được sử dụng nhiều bằng long nhãn, nhưng được biết đến với tác dụng cầm máu, giảm đau, trị mụn nhọt,...

Nhãn có chứa nhiều dưỡng chất như: Canxi, sắt, magie, kẽm, photpho, vitamin B1, B2, C, chất xơ,... Bên cạnh việc là một loại trái cây giúp giải nhiệt mùa hè, nhãn còn đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe như:

- Tốt cho hệ thần kinh, giúp thư giãn, giảm suy nhược thần kinh, giảm mất ngủ.

- Cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường hấp thu sắt, giảm nguy cơ thiếu máu.

- Thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương, kích thích sản sinh collagen.

- Tăng cường độ chắc khỏe của răng và nướu.

- Bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi các gốc tự do.

Nhãn là loại trái cây giúp giải nhiệt mùa hè

Nhãn là loại trái cây giúp giải nhiệt mùa hè

Với những tác dụng này, nhãn được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, vị ngọt của nhãn đôi khi khiến cho họ băn khoăn không biết nó có gây ảnh hưởng gì đến đường huyết hay không. Vậy, người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không?

Người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không?

Để xác định một loại thực phẩm có phù hợp với người bệnh tiểu đường hay không, chúng ta thường sử dụng đến chỉ số đường huyết Glycemic index (GI). Đây là chỉ số phản ánh khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của từng loại thực phẩm.

Chỉ số này được chia thành 3 mức độ là:

- GI từ 55 trở xuống được coi là mức thấp, đường huyết có thể tăng 1 chút sau ăn.

- GI từ 56 - 59 là mức trung bình, đường huyết sau ăn sẽ tăng nhiều hơn so với nhóm GI thấp.

- GI từ 70 trở lên là mức cao, đường huyết sau ăn sẽ tăng nhanh sau khi ăn.

Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm có GI thấp, sử dụng hợp lý những thực phẩm có GI trung bình và nên tránh thực phẩm có GI cao.

Theo đó, nhãn có chỉ số đường huyết là 57, nằm trong nhóm có mức GI trung bình. Do đó, việc ăn nhãn sẽ có thể làm tăng đường huyết sau ăn. Mức độ tăng đường huyết sẽ phụ thuộc vào lượng nhãn mà bạn tiêu thụ.

Tuy có thể làm tăng đường huyết sau ăn, nhưng nhãn vẫn là một loại trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi với người bệnh tiểu đường. Bạn cần sử dụng một cách điều độ như:

- Không nên ăn quá nhiều nhãn cùng một lúc, bạn có thể chia nhỏ, mỗi lần chỉ ăn một chút.

- Sử dụng quả nhãn tươi, không dùng nhãn đã phơi khô, nhãn sấy hay nấu thành chè, ép lấy nước,...

- Không ăn nhãn vào ngay sau bữa ăn chính, mà nên dùng vào những bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 giờ.

- Không sử dụng nhãn quá chín vì hàm lượng đường lúc này sẽ cao hơn.

Bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng nhãn sấy

Bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng nhãn sấy

Như vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn sử dụng được nhãn, tuy nhiên nên dùng một cách hợp lý. Ngoài nhãn, nhiều loại trái cây khác cũng đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe người bệnh tiểu đường. Vậy, những loại trái cây này là gì?

Những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường sẽ có đặc điểm chung là không quá ngọt, có chỉ số GI càng thấp càng tốt, chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Những trái cây này có thể kể đến như:

- Bưởi: Đây là loại quả mọng nước, có nhiều vitamin C, chỉ số đường huyết là 25 và hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Bưởi còn chứa hợp chất naringenin có vị đắng tự nhiên, giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

- Dâu tây: Dâu tây là loại quả ưa thích của nhiều người, với mùi thơm và vị chua ngọt rất hấp dẫn. Loại quả này có nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và chỉ số đường huyết chỉ có 41. Sử dụng dâu tây trong các bữa phụ sẽ giúp người bệnh no lâu hơn và không làm tăng đường huyết.

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa

- Quả anh đào: Với chỉ số đường huyết là 22, chứa hàm lượng lớn vitamin A, C, B9, sắt, kali, magie và chất xơ. Đặc biệt, anh đào còn chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%.

- Quả bơ: Bơ cũng nằm trong danh sách những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Bơ có chứa nhiều chất béo không bão hòa, giúp làm giảm triglyceride và mức cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bơ cũng chứa hàm lượng kali cao và chỉ số đường huyết thấp chỉ có 15.

- Lựu: Lựu là một loại quả vô cùng có lợi với người bệnh tiểu đường. Lựu có tác dụng chống oxy hóa, chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, chỉ số đường huyết của lựu chỉ có 18.

- Ổi: Chỉ số đường huyết của ổi chỉ có 24 và ổi cũng chứa nhiều vitamin C, A, B9, chất xơ, kali và magie cũng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ổi giúp ổn định đường huyết

Ổi giúp ổn định đường huyết

Bên cạnh những loại trái cây tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường cũng nên tránh những loại quả có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Người bệnh nên hạn chế ăn những loại hoa quả có vị ngọt đậm, chỉ số đường huyết cao có thể như: Mít, sầu riêng, dứa chín, xoài chín, vải thiều, dưa hấu, chuối chín,...

Ngoài sử dụng những loại trái cây hợp lý, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, những lưu ý này là gì?

Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường trong chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ góp phần không nhỏ trong việc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như:

Chế độ ăn uống

- Hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột, đường như: Cơm trắng, mì gói, bánh mì, bánh kẹo ngọt,...

- Hạn chế ăn thịt mỡ, thịt đỏ, đồ ăn chiên xào nhiều lần, đồ ăn nhanh; thay thế chất béo động vật bằng dầu thực vật, thực phẩm tươi sống,…

- Ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau, củ, quả tươi.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.

Chế độ sinh hoạt

- Hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày /tuần với các bài tập như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,... Việc vận động sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết và nâng cao sức khỏe tổng thể.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Khi căng thẳng, stress, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Hormone này sẽ làm giảm độ nhạy của insulin.

Vận động thường xuyên sẽ giúp kiểm soát đường huyết

Vận động thường xuyên sẽ giúp kiểm soát đường huyết

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng các sản phẩm như BoniDiabet + của Mỹ. Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

BoniDiabet + - Giải pháp giúp giữ đường huyết luôn ổn định

BoniDiabet + là sự kết hợp của y học cổ truyền và hiện đại. Thành phần của BoniDiabet + gồm có các loại thảo dược tự nhiên và vi chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết với người bệnh tiểu đường như:

- Mướp đắng, quế, dây thìa canh, lô hội, hạt methi giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu, giảm tình trạng đề kháng insulin.

- Kẽm, crom giúp làm tăng hoạt tính của insulin, từ đó đưa glucose vào trong tế bào và hạ đường huyết. Magie, selen giúp giữ ổn định đường huyết ở mức an toàn, không để đường huyết tăng giảm thất thường và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, tiểu cầu.

- Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp hạn chế sự tổn thương của mạch máu ở đáy mắt và cầu thận do đường huyết tăng cao.

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

Ngoài công thức hoàn hảo, BoniDiabet + còn được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International đạt tiêu chuẩn GMP của WHO và FDA (Hoa Kỳ). Tại đây, các thành phần của BoniDiabet + được xử lý bằng công nghệ nano Microfluidizer, giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, tăng độ ổn định, kéo dài thời gian sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên đến 100%.

BoniDiabet + được đánh giá cao bởi các chuyên gia

BoniDiabet + đã 4 lần nhận được cúp và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Bên cạnh đó, BoniDiabet + còn được đánh giá cao bởi các bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện lớn. Mời các bạn cùng lắng nghe những tư vấn của TS.BS Nguyễn Trí Bình - Bệnh viện lão khoa Trung Ương trong phần dưới đây:

TS.BS Nguyễn Trí Bình tư vấn về giải pháp hạ và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường cùng BoniDiabet +

Mua BoniDiabet + ở đâu?

BoniDiabet + được phân phối bởi công ty Botania - một trong 10 thương hiệu, nhãn hiệu được tin dùng nhất Việt Nam. Bạn có thể mua BoniDiabet + bằng những cách sau:

- Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1044, zalo: 0984.464.844 trong giờ hành chính.

- Mua tại trụ sở công ty ở 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

- Mua BoniDiabet + tại các quầy thuốc tây trên toàn quốc.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp quý độc giả trả lời được câu hỏi: “Người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không?”, cũng như những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. BoniDiabet + giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

XEM THÊM:

  • Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường trọn đời
  • Top 5 bài tập tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Nhãn