Người Có Trí Thông Minh Cảm Xúc Cao Vì Sao Lại được ưa Thích?
Có thể bạn quan tâm
Có rất nhiều người được sinh ra, lớn lên, trở thành những con người với trình độ giáo dục tốt, nhận thức và địa vị xã hội cao, nhưng lại không hiểu gì về bản thân, đặc biệt là về những cảm xúc của chính mình – chúng là gì, chúng hoạt động ra sao, và làm thế nào để quản lý chúng.
Trí thông minh cảm xúc là gì?
Trí thông minh cảm xúc (EQ – emotional intelligence), hay còn gọi là trí tuệ xúc cảm, là một thuật ngữ tương đối mới và vẫn còn gây tranh cãi. Nó xuất hiện sớm nhất trong những nghiên cứu của Darwin về tầm quan trọng của diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Năm 1950, trường phái tâm lý học nhân văn nổi lên, Abraham Maslow và một số nhà tư tưởng khác bắt đầu chú ý đến các cách khác nhau mà con người có thể xây dựng sức mạnh từ cảm xúc.
Đến năm 1985, Wayne Payne trở thành người đầu tiên sử dụng thuật ngữ trí thông minh cảm xúc trong luận văn Tiến sĩ của mình, A Study of Emotion: Developing Emotional Intelligence; Self-Integration; Relating to Fear, Pain and Desire. Thuật ngữ này dần trở nên phổ biến từ sau năm 1990 trở đi, khi lần lượt được nhắc đến trong sách và báo cáo khoa học của các tác giả như Peter Salovey–John Mayer (Emotional Intelligence, 1990), Daniel Goleman (Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ, 1995), và Stanley Greenpan (The Growth of the Mind: And the Endangered Origins of Intelligence, 1998).
Tầm quan trọng của EQ ngày càng được nâng cao. Người ta hay đánh đồng trí thông minh cảm xúc với việc giúp con người và thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Ý tưởng được đưa ra ở đây là, nếu bằng cách nào đó, tất cả mọi người đều thông minh hơn về mặt cảm xúc, thì những vấn đề nhức nhối trong xã hội đều sẽ được giải quyết – trường học ít đi những kẻ bắt nạt, nhân viên y tế thực sự là những người mẹ hiền, và những môi trường làm việc độc hại (tất nhiên) sẽ hoàn toàn biến mất.
Tuy nhiên, EQ chưa bao giờ được chính thức công nhận là một dạng thức của trí thông minh. Nó được các nhà khoa học xem là một kỹ năng có thể học hỏi, thực hành, cải thiện theo thời gian, hơn là một đặc tính bẩm sinh không thay đổi. Theo cách định nghĩa của Salovey và Mayer, thì trí thông minh cảm xúc là khả năng nhận diện cảm nhận, cảm xúc của chính mình và người khác. Sau này, nó được mở rộng thêm thành nhận thức, đánh giá, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác.
Theo đó, hiểu đơn giản thì một cá nhân có trí thông minh cảm xúc cao là một người nhạy cảm và có khả năng làm chủ cả tín hiệu cảm xúc bên trong (bản thân) lẫn bên ngoài (xã hội). Một số biểu hiện thường thấy có thể kể đến:
– Có sự ý thức cao về trạng thái cảm xúc của chính mình, thậm chí những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, buồn bã, …– Có khả năng xác định, phân loại, và quản lý cảm xúc của mình– Có khả năng tạo động lực cho bản thân– Cảm nhận được cảm giác, cảm xúc của người khác và khả năng dùng chính những thông tin này để tác động lên đối phương– Có khả năng điều hòa cảm xúc trong mối quan hệ
Vì sao người có EQ cao lại được ưu thích?
Do cảm xúc là một trong những thứ vừa khó che giấu song lại vừa khó nhận biết nhất, nên người có EQ cao thông thường sẽ giỏi trong việc đọc vị, có thể thấu hiểu được động cơ đằng sau hành động cũng như nhu cầu tâm lý của người đối diện. Vì vậy, trí thông minh cảm xúc cùng những lợi ích nó đem lại được đánh giá cao trong một số lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể.
Tuy nhiên, cần làm rõ rằng trí thông minh cảm xúc không trực tiếp dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách một con người. Để đánh giá ai đó là người như thế nào, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố phụ thuộc hơn là chỉ chăm chăm vào chỉ số EQ. Một người có EQ cao có thể nhận diện và dùng chính những thông tin có được về cảm xúc của đối phương để gây tác động đến họ, không kể tiêu cực hay tích cực.
Martin Luther King, Jr. là một nhà lãnh đạo, một diễn giả có trí tuệ xúc cảm cao. Ông lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ vô cùng khéo léo, khiến chúng chạm đến trái tim người nghe, đánh thức những cảm xúc mãnh liệt nhất nơi họ. Ông cũng rất điêu luyện trong việc dùng trạng thái cảm xúc của chính mình như một công cụ truyền tải hiệu quả. Martin Luther King, Jr. được mọi người khắp nơi trên thế giới xưng tụng là một người kiến tạo hòa bình, một anh hùng, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thể đưa ra nhận định tương tự về Adolf Hitler, mặc dù đây cũng là một người có trí thông minh cảm xúc không hề kém cạnh.
Kết
Nội hàm của trí thông minh cảm xúc mở rộng từng ngày. Chính vì những thay đổi không ngừng trong cách định nghĩa và diễn giải mà EQ còn là một đề tài gây tranh cãi đến ngày nay. Bất chấp những ý kiến trái chiều, trí tuệ cảm xúc vẫn có sức hấp dẫn rộng rãi trong công chúng, đặc biệt là trong môi trường công sở.
Nhiều năm trở lại đây, không ít đơn vị còn kết hợp việc kiểm tra EQ trong quá trình tuyển dụng, phỏng vấn của họ, mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể đưa ra kết luận cụ thể và có tính kiểm soát về mối liên quan giữa EQ với hiệu suất công việc cũng như tác dụng của nó trong việc biến đổi môi trường làm việc. Vấn đề gặp phải ở đây, đó là phần đa các nghiên cứu về đề tài này được thực hiện theo phương pháp tự báo cáo (self-report measures), yêu cầu người tham gia tự đưa ra đánh giá về năng lực cảm xúc của mình. Chuyên gia về lĩnh vực cảm xúc Sigal Barsade (Wharton School of the University of Pennsylvania) và Donald Gibson (Fairfield University) đã so sánh cách làm này với việc thẩm định năng lực toán học của một người bằng cách hỏi rằng “Bạn có thể giải phương trình đại số tốt đến đâu?” thay vì yêu cầu họ giải một phương trình đại số thực thụ.
Dù thế nhưng có một điều không thể phủ nhận, đó là trí thông minh cảm xúc là cần thiết nếu muốn cải thiện hạnh phúc và kỹ năng giao tiếp. Việc khởi phát, nuôi dưỡng, và phát triển mối quan hệ với ai đó có trí tuệ cảm xúc cao cũng sẽ gặp ít trở ngại và dễ dàng hơn trong việc hướng đến mục tiêu mối quan hệ lành mạnh sau này.
Xem thêm:Màu xanh lá cây và những tác động của nó đến tâm lý con ngườiNetflix và những thủ thuật tâm lý giúp hoàn thiện trải nghiệm người dùngTại sao chúng ta nên ngừng phàn nàn về friendzone?Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn gây ấn tượng tránh vài điều sauNhững đặc điểm tính cách đầy thu hút của những người “đẹp người lẫn nết”
Từ khóa » Người Nhạy Cảm Thông Minh
-
Người Nhạy Cảm Thông Minh
-
Dấu Hiệu Chứng Minh Bạn Là Người "cực Kì Nhạy Cảm" - Dân Việt
-
Tò Mò, Hài Hước, Nhạy Cảm Nhưng Hay Trì Hoãn: Xin Chúc Mừng, Bạn ...
-
5 Dấu Hiệu Chỉ Những Người Thông Minh Thật Sự Mới Có - A Crazy Mind
-
Đây Là 9 "phẩm Chất" Mà Những Người Thông Minh Thường Có
-
Một Góc Nhìn Tích Cực Về Sự Nhạy Cảm | Vietcetera
-
15 Dấu Hiệu Bạn Là Người Thông Minh Về Cảm Xúc (EQ) - YBOX
-
Hiểu đúng Và Sử Dụng được Sự Nhạy Cảm Như Một Món Quà - USSH
-
Người Nhạy Cảm Thông Minh
-
Bất Lợi Của Những Người Có Trí Thông Minh Cảm Xúc Cao - VietNamNet
-
9 Dấu Hiệu Của Người Có Trí Thông Minh Cảm Xúc Thấp
-
Tại Sao Người Thông Minh Dường Như Khó Tìm Thấy Hạnh Phúc?
-
Người Nhạy Cảm Thông Minh - Dienlanhcaonguyen
-
Người Nhạy Cảm Thông Minh