Người Con Hiếu Thảo [Truyện Cổ Tích Việt Nam] - TheGioiCoTich.

Câu chuyện Người con hiếu thảo

Người con hiếu thảo ca ngợi tấm lòng thật thà, can đảm của người em út đã tìm được thuốc tiên chữa bệnh cho cha và cảm hóa hai anh trai trở thành người tốt.

1. Ba anh em

Nhà kia có ba người con trai tính nết khác hẳn nhau. Hai người anh thì lười nhác, ích kỷ, tham lam. Còn người con út đã siêng năng, lại thật thà, hiếu thảo. Gặp việc khó khăn thì hai anh đùn cho em, được lợi lọc thì hai anh giành nhau hết.

Một ngày kia, người cha lâm bệnh nặng. Hai anh bỏ mặc em nâng giấc, đỡ đần, thuốc thang, cơm cháo. Khi bệnh tình của cha đã đến lúc nguy kịch, thầy thuốc bảo:

– Bệnh của ông là bệnh nan y. Bây giờ chỉ còn có một vị thuốc quý là chữa khỏi, nhưng khó mà kiếm được nổi.

Người con út nói:

– Xin thầy cứ dạy, khó mấy chúng tôi cũng đi lấy về được.

– Đây là thứ hương thảo trên núi Trúc Lĩnh. Đến đó phải đi qua cái cầu chỉ giăng bằng một sợi dây, bắc qua một con suối sâu, phải vượt một con sông rộng không có đò ngang, lại phải leo lên một ngọn núi cao, bốn phía đá dựng đứng như bức tường thành mới tới được ngôi chùa cổ có thứ cỏ thơm ấy.

Nghe vậy, hai người anh sợ run cầm cập, còn người em thì hăm hở nói:

– Khó thế chứ khó nữa, con cũng xin đi. Mệnh cha là trọng chứ thân con có sá gì.

Người cha gắng gượng bảo:

– Nếu trong số các con, ai kiếm được thuốc về cho cha, sẽ được hưởng toàn bộ gia sản này.

Hai người anh lại sợ em chiếm mất gia sản, liền nói:

– Thôi, chú ở nhà chăm sóc cha, hai chúng tôi sẽ đi.

Hôm sau, hai người anh lên đường. Đi đến con suối sâu, họ vừa run lẩy bẩy đặt chân lên cái cầu bắc bằng sợi dây liền rụt lại. Bỗng có cụ già gánh củi đi tới nói:

– Nhờ hai anh đưa giúp gánh củi qua cầu.

Hai người anh cáu kỉnh đap:

– Chúng tôi đi không mà chưa dám qua, lại còn gánh củi cho ông được sao?

Họ lại cố bặm môi bước liều lên dây đang đung đưa, chao đảo như muốn hất họ suống suối. Nhìn dòng nước chảy xiết, hai người thấy chóng mặt ù tai, đành bảo nhau quay lại.

2. Người con hiếu thảo

Thấy hai anh trở về không, người em út sửa soạn ra đi. Đến bên suối, anh cũng gặp ông lão gánh củi qua cầu.

Anh lễ phép thưa:

– Cụ cứ đưa gánh củi cháu gánh sang trước. Qua bên kia, cháu sẽ quay lại dắt cụ sang.

Anh đỡ gánh củi lên vai và mạnh dạn bước qua cầu. Lạ thay, đi trên sợi dây mà anh thấy như đi trên đường cái.

Đến bờ bên kia, ông cụ nhìn anh mỉm cười rồi khen:

– Con thật gan dạ, tốt bụng. Vậy bây giờ con định đi đâu?

Người con trai đáp đi tìm thuốc cho cha và hỏi đường đến núi Trúc Lĩnh.

– Cụ ở đây chắc quen thuộc vùng này, mong cụ dạy bảo cho.

Ông lão gật đầu:

– Đúng là một người con hiếu thảo. Ta sẽ giúp con. Con cứ theo con đường này, đi năm ngày nữa thì đến một con sông lớn. Sông không có đò, nhưng có bạch hạc là chiếc thuyền của tiên. Con gọi: “Bạch hạc, bạch hạc, hãy giúp ta sang sông”. Đi tiếp năm ngày nữa, con sẽ đến núi Trúc Lĩnh. Con lần tới phía Nam, gõ vào vách đá ba tiếng, gọi: “Hỡi núi cao, hãy mở đường cho ta lên đỉnh núi”. Đến một ngôi chùa cổ, sư trong chùa sẽ giúp con.

Anh con trai bái tạ ông lão, hăm hở lên đường. Đến con sông rộng hun hút, sóng đang cuồn cuộn, theo lời ông lão, anh lên tiếng gọi:

– Bạch hạc, bạch hạc, hãy giúp ta sang sông!

Quả nhiên có con hạc trắng bay tới, đậu ghé xuống xông cho anh cưỡi lên lưng rồi cất cánh, trong nháy mắt đã tới bờ bên kia. Anh cảm ơn chim, hối hả đi tới ngọn núi cao chọc trời, đá dựng đứng. Anh lần tới vách núi phía Nam, gõ ba tiếng. Đã bỗng nứt ra thành một nối đi nhỏ thoai thoải. Anh men theo con đường hẹp ấy, qua ba mươi sáu khúc quanh co thì tới rừng trúc trên đỉnh núi.

Băng qua rừng trúc, anh bỗng nhận ra ngôi chùa ẩn sau vòm lá. Cổng chùa đóng kín. Anh ngơ ngác không biết hỏi ai thì thì thấy một vị sư già chống gậy trúc từ phía sau chùa bước ra. Vị sư ấy chẳng phải ai xa lạ mà chính là ông lão gánh củi hôm trước.

Anh vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, toan sụp xuống lạy ta, thì nhà sư đã cầm tay anh dắt vào vườn chùa, bảo anh lấy nắm hương thảo và dặn:

– Con hãy bỏ một nắm vào túi trong, còn nắm kia để túi áo ngoài. Về nhà, con ngắt lấy bảy cái hoa bưởi bỏ thêm vào, sắc với rượu cho đến khi còn một chén nhỏ thì rót cho người bệnh uống.

Người con trai từ giã vị sư già, lần theo lối cũ trở xuống. Nhưng anh vô cùng ngạc nhiên thấy chẳng có núi, chẳng có sông, chẳng có cầu qua suối, mà chỉ thấy một con đường bằng phẳng, rộng rãi trước mặt. Chẳng mấy chốc, anh đã về tới quê nhà. Đến gốc đa, anh gặp hai người anh đang đứng đợi mình. Người anh cả vồn vã:

– Chú thật vất vả, cha ở nhà ngày đêm trông ngóng, nen sai anh đến đón chú. Thôi, chú cứ trao thuốc cho hai anh đưa về, chú ngồi nghỉ một lúc cho đỡ mệt, anh sẽ đợi chú cùng đi về.

Người em út không nghi ngờ gì, vui vẻ trao nắm thuốc cho người anh thứ hai. Anh ta hí hửng chạy như bay về nhà, vội vàng sắc lên đưa cho cha và nói:

– Đây là thuốc trên núi Trúc Lĩnh. Con và anh cả đi lấy về sắc cho cha, cha uống đi.

Người cha vui mừng khen ngợi hai con. Nhưng cha vừa uống thuốc vào cổ ông đã thấy choáng váng và đau đơn không chịu nổi, giữa lúc ấy, người em út cũng vừa về tới nhà. Anh lặng lẽ làm theo lời của vị sư, sắc thuốc đưa lên hầu cha. Vừa uống xong, ông lập tức khỏe khoắn và tỉnh táo.

Vài hôm sau, bệnh ông giảm dần rồi khỏi hẳn.

Ông gọi ba người con đến và nói với con út:

– Trước đây cha đã nói sao thì nay cha làm đúng như vậy. Con đã không quản khó nhọc, nguy hiểm đi tìm thuốc cứu cha, con sẽ có tất cả gia tài cha để lại.

Ông quay lại nói hai người con lớn, nói:

– Còn các con, các con đã nói dối cha, lừa em, đáng lẽ không được hưởng gì cả. Nhưng…

Người cha ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói tiếp với con út:

– Con là đứa con có hiểu, đứa em thảo, hẳn là con không để hai anh con đói khổ.

Từ đó, hai người anh dần dần thảy đổi tính nết và cả ba anh em sống bên nhau thuận hòa tới già.

Truyện cổ tích Người con hiếu thảo – TheGioiCoTich.Vn –

Truyện cổ tích về lòng hiếu thảo

Lòng hiếu thảo là gì?

Lòng hiếu thảo là một đức tính cao đẹp của con người, thể hiện lòng tôn trọng, biết ơn đối với cha mẹ và tổ tiên của . Hay nói một cách dễ hiểu, hiểu thảo chính là cách đối xử tốt và tấm lòng kính yêu của con cháu đối với ông bà cha mẹ, được thể biểu hiện qua nhiều cách khác nhau: phụng dưỡng, thương yêu, vâng lời, thấu hiểu, …

Việt Nam là một trong những nước mà sức ảnh hưởng của Nho giáo rất lớn. Lòng hiếu thảo được coi là trung tâm của vai trò đạo đức trong Nho giáo. Những người con hiếu thảo sẽ luôn được xã hội đề cao và tôn trọng.

Kho tàng truyện cổ tích

Từ khóa » Kể Chuyện Về Người Con Hiếu Thảo