Người Dân Bãi Giữa Sông Hồng Phải đi đò Vào "đất Liền"
Có thể bạn quan tâm
- Bắc Kạn: Mưa to gây sạt, ngập hơn 100 ngôi nhà, một người bị thương
- Nâng nền đường, nhà dân nguy cơ ngập úng ở khu đô thị mới TP Huế
- Truy tìm xe tải làm rơi bùn đất ngập đường dẫn lên cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long
Đến sáng ngày hôm nay (14/6), mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã lên xấp xỉ 6m, dưới mức báo động 1 là 3,5 mét. Tuy nhiên, thời tiết miền Bắc trong những ngày này chủ đạo sẽ là mưa nên nhiều khả năng, mực nước hạ lưu sông Hồng sẽ còn tiếp tục dâng cao. Theo ghi nhận của PV báo CAND tại khu vực bãi giữa sông Hồng, nhiều đường nhánh sát sông đã bị ngập.
Có hai đường duy nhất để xuống bãi giữa sông Hồng: một là từ cầu Long Biên xuống, hai là từ đường An Dương đi vào. Hiện nay, con đường từ An Dương vào đã bị chia cắt bởi nước sâu nên người dân phải di chuyển bằng đò.
Ông Dũng (78 tuổi) - người lái đò đã hơn 20 năm ở đây cho biết: "Khu vực này, mỗi năm chỉ ngập khi trên thượng nguồn xả lũ và mỗi lần lâu nhất cũng chỉ 1 tuần. Nhưng năm nay, nước lên nhanh, nhiều hơn các năm trước và nếu còn mưa thì sẽ còn xả lũ và ở đây sẽ ngập lâu hơn. Trước kia, ở đây ít cọc, dây thép gai, ít cây cối, đò quay đầu thuận lợi. Mỗi chuyến đò đủ khách chỉ tầm 5-7 phút nhưng bây giờ có khi gấp đôi vì phải lần mò tránh cọc, tránh đủ mọi thứ; chuyện bánh lái mắc vào rác, vào dây rồi tôi phải nhảy xuống cắt gỡ. Nhưng trộm vía, từ ngày tôi lái đò ở đây, chưa có ai hay xe cộ bị rơi xuống nước!"
Theo ông Dũng, đoạn đường này nếu ngập nước thì rất nguy hiểm vì sâu và nhiều cọc, đá bên dưới nên đa số người dân chọn đường đi lên cầu Long Biên, trừ những người kinh doanh buôn bán phải chở nặng thì họ sẽ đi đò. Thuận tiện hơn là từ điểm đón đò đến chợ An Dương cũng khá gần. Nhà của ông Dũng cũng đang ngập gần tới nóc nên ông phải chuyển lên cao hơn, ở nhờ nhà em vợ. Với kinh nghiệm của mình, ông Dũng đã mang đò ra chuẩn bị từ tối để sáng nay sẵn sàng phục vụ người dân.
Mỗi chuyến đò, ông Dũng chở được tối đa 5 xe máy và khoảng trên dưới chục người. Trung bình một lượt đi cả người và xe là 20 nghìn và đây cũng là nguồn thu nhiều nhất của ông. Hàng ngày, ông Dũng vẫn phải đem rau ra chợ bán lấy tiền trang trải cuộc sống.
- Hà Nội phát triển bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch
- Phát hiện vườn cần sa rộng 3.000m² ngoài bãi giữa sông Hồng
- Nóng bỏng mua bán đất… "khai hoang" ở Bãi Giữa sông Hồng
Từ khóa » Bãi Giữa Sông Hồng đi đường Nào
-
Làm Sao để đến Bãi Giữa Sông Hồng ở Tứ Liên Bằng Xe Buýt?
-
Hướng Dẫn đường đi Ra Bãi Cắm Trại Chân Cầu Vĩnh Tuy
-
Bãi đá Sông Hồng ở đâu, đường đi Thế Nào, Giá Vé Bao Nhiêu?
-
Người Hà Nội Cắm Trại Bãi Sông Hồng Mùa Nước Cạn - Báo Lao Động
-
Cận Cảnh Bãi Giữa Sông Hồng, Nơi Dự Kiến Làm Công Viên Văn Hóa ...
-
Trải Nghiệm Hà Nội Khác Biệt ở Bãi Giữa Sông Hồng
-
360 độ: Nhịp Sống đối Lập ở Bãi Sông Hồng Ngay Sát Trung Tâm Hà Nội
-
Đi Xe Bus Ra Bãi đá Sông Hồng - Nhật Tân - Học Lái Xe ô Tô 83 Group
-
Kinh Nghiệm đi Chơi Vườn Hoa Bãi Đá Sông Hồng
-
Tái Diễn Tình Trạng Dựng Rào, Thu Tiền Người Dân Xuống Bãi Sông ...
-
Hướng Dẫn đường Ra Bãi Cắm Trại Chân Cầu Vĩnh Tuy T6/2020
-
Hướng Dẫn Di Chuyển Xuống Bãi Giữa Chân Cầu Vĩnh Tuy - YouTube