Người Dẫn Chương Trình Truyền Hình (chương Trình Truyền Hình)

Đừng nhầm lẫn với Duyên dáng truyền hình hoặc Gương mặt truyền hình.

Người dẫn chương trình truyền hình, hay còn thường biết đến với tên gọi Én Vàng là cuộc thi tìm kiếm người dẫn chương trình do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Cổ phần Truyền thông Khang (trước đây phối hợp với Công ty Cát Tiên Sa) sản xuất. Chương trình ra đời vào năm 2004 với tên gọi cuộc thi "Người dẫn chương trình truyền hình".

Lịch sử và mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, với nhu cầu tuyển chọn những gương mặt những người dẫn chương trình, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc thi này.[1] Năm 2016, Đài đã phối hợp với Công ty Truyền thông Khang tiến hành đổi mới, cải tạo và nâng cấp toàn diện cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình và đổi tên thành Én Vàng cho đến nay.

Định dạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2008, mỗi năm các thí sinh đều thi thành 5 đêm. Sau đêm 1 với 12 thí sinh, các đêm sau sẽ loại dần. 2 nhóm thi (nam và nữ) chia thành 2 buổi thi riêng biệt, chọn 6 thí sinh vào đêm tiếp theo, từ đó loại 2 chọn 4 vào chung kết xếp hạng. Nhưng hiện nay, với lối mòn như thế, cuộc thi bắt đầu gây nhàm chán trong khán giả.[2][liên kết hỏng]Từ khi thay máu vào năm 2016, cuộc thi đã được chú ý trở lại.

Năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, cuộc thi được diễn ra với hình thức online với 16 thí sinh. Chung kết xếp hạng được hoãn lại và diễn ra tại sân khấu trực tiếp

Năm 2019 và 2021 có thêm Vòng thi Lội ngược dòng cho các thí sinh đã bị loại giành vé vào Chung kết

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, cuộc thi có giải thưởng thí sinh ăn mặc đẹp, nhưng về sau đã bỏ, do không phù hợp với tính chất cuộc thi.

Từ năm 2007, giải thưởng đã có sự cố định, gồm: Én vàng, én bạc, én đồng (hạng ba) và giải báo chí. Càng về sau, giải thưởng càng tăng. Giải én vàng năm 2010 là 35 triệu đồng [3].

Cũng từ năm này, có thêm giải thưởng giọng nói truyền cảm, một giải thưởng được cho là khá phù hợp với yêu cầu của một người dẫn chương trình.

Giải thưởng chung cuộc qua các năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Én vàng Én bạc Hạng ba (Én đồng) Giọng nói truyền cảm Giải báo chí bình chọn
2004 Kiều Hải Chuyên[4] Trịnh Thị Tường Vân Nguyễn Thùy Dương Không có Trịnh Thị Tường Vân
2005 Nguyễn Thị Thúy Hường[5] Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thanh Điền Nguyễn Thị Thủy Thái Thị Phương Anh
2006 Nguyễn Hồng Phượng[6]. Huỳnh Thị Xuân Hiếu Huỳnh Trấn Thành - Nguyễn Thị Thảo Nguyên Lý Thùy Dương Huỳnh Thị Xuân Hiếu
2007 Lê Võ Như Quỳnh[7] Trần Thị Ngọc Hương Đỗ Phương Thảo - Chế Đình Cường La Minh Tâm Trần Thị Ngọc Hương
2008 Bùi Tuấn Anh Ngô Như Quỳnh Đường Thị Tuyết Vinh - Tô Huỳnh Phương Hiếu Bùi Tuấn Anh[8] Ngô Như Quỳnh [7]
2009 Hoàng Anh Duy Đặng Thị Hoài Trinh Nguyễn Tuấn Nam - Nguyễn Thanh Thủy Nguyễn Thanh Thủy Đặng Thị Hoài Trinh
2010 Nguyễn Thị Huỳnh Giao[9] Huỳnh Trung Phong[10] Đặng Thị Bích Nga - Hồ Phạm Thanh Giang Đặng Thị Bích Nga Đặng Thị Bích Nga
2011 Trần Hạnh Phúc[11] Nguyễn Lê Tố Loan Phùng Hồng Thanh - Mạc Lê Bình Mạc Lê Bình Dương Thu Thủy
2012 Nguyễn Thị Khánh Ly Lâm Thị Trà Mi Trần Thị Hồng Nhung - Nguyễn Thành Trung Bùi Đại Dương Lâm Thị Trà Mi
2013 Bùi Đức Bảo Phan Thị Tú Trinh Vũ Ngọc Hoàng Oanh - Nguyễn Quang Vinh Nguyễn Thụy Thùy Vân Vũ Ngọc Hoàng Oanh
2014 Phạm Mỹ Linh Nguyễn Thị Huỳnh Ngân Lê Thị Hoài Hương - Phạm Vĩnh Phú Luyện Thị Thùy Linh Phạm Mỹ Linh
2015 Lê Đình Minh Ngọc Lê Thiện Đào Duy Lê Thị Thùy An - Đinh Thị Hoài Thu Trần Vũ Hoàng Lê Thiện Đào Duy
2016 - toàn năng Liêu Hà Trinh Nguyễn Ngọc Quang Bảo Bùi Quốc Minh (Minh Xù)
2016 - tiềm năng Ngô Đình Phụng Yến Nguyễn Nữ Thùy Linh Nguyễn Hoàng Phúc
2017 Trần Thị Kiều Ngân Lê Phương Uyên Nguyễn Công Minh Trí
2019 Đoàn Võ Nhật Trường Lê Thanh TâmNguyễn Hải Triều
2021 Đoàn Thị Thu Hà Vũ Trần Nam Linh (Én Bạc 1)Trần Kim Liên (Én Bạc 2)
2023 Trần Lê Thảo Uyên Nguyễn Thị Thu HàHồ Nhật Quang

     Thí sinh đoạt tất cả các giải phụ, năm 2005 có giải thưởng thí sinh ăn mặc đẹp, và người nhận giải thưởng đó là thí sinh Thái Thị Phương Anh

Thí sinh đoạt giải Én vàng qua các năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên Nơi sinh sống Hiện tại
2004 Kiều Hải Chuyên
2005 Nguyễn Thị Thúy Hường Tiến sĩ, Luật sư, hiện là Phó Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Văn Hậu & cộng sự (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh), Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2006 Nguyễn Hồng Phượng Giải nhất Duyên dáng truyền hình 2008.
2007 Lê Võ Như Quỳnh
2008 Bùi Tuấn Anh Hà Nội
2009 Hoàng Anh Duy Hà Nội Giảng viên Đại học Ngoại thương, MC của Đài Truyền hình Việt Nam
2010 Nguyễn Thị Huỳnh Giao TP Hồ Chí Minh Tiến sỹ, Giảng viên chính, Phó Trưởng Ban truyền thông và quan hệ đối ngoại trường Đại học Ngoại Thương, Người đẹp xứ dừa 2010, MC chương trình Vầng trăng cổ nhạc, Chuông vàng vọng cổ, Tài chính kinh doanh của HTV, bản tin Tin nóng 24h của Truyền hình Tuổi Trẻ
2011 Trần Hạnh Phúc Hà Nội MC, biên tập viên của VTV1/VTV4
2012 Nguyễn Thị Khánh Ly Thành phố Hồ Chí Minh
2013 Bùi Đức Bảo Hà Nội MC, biên tập viên của VTV3
2014 Phạm Mỹ Linh Hà Nội MC Bước nhảy Hoàn vũ 2015-2016, Giọng hát Việt 2015
2015 Lê Đình Minh Ngọc Thành phố Hồ Chí Minh
2016 Liêu Hà Trinh Thành phố Hồ Chí Minh
Ngô Đình Phụng Yến Bình Dương
2017 Trần Thị Kiều Ngân Thành phố Hồ Chí Minh Hoa hậu Toàn cầu năm 2015.[cần dẫn nguồn]

Hiện tại đang đảm nhận vị trí MC trong các chương trình lớn.[cần dẫn nguồn]

2019 Đoàn Võ Nhật Trường Thành phố Hồ Chí Minh Quán quân Cùng nhau tỏa sáng 2023. MC các chương trình: 60 giây, Chuyện trưa 12 giờ, Thay lời muốn nói, Chuông vàng vọng cổ, Miền ký ức, Đánh thức đam mê, Solo cùng Bolero,...
2021 Đoàn Thị Thu Hà Thành phố Hồ Chí Minh Sau khi đoạt giải với nhiều tranh cãi thiếu minh bạch và không nhận được sự công nhận, Thu Hà không mấy thành công ở lĩnh vực MC, cô tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở một vài cuộc thi khác như Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 (không lọt vào Top 50), Hãy là số 1 (Giải Ba), Miss Universe Vietnam 2024 (Top 16).
2023 Trần Lê Thảo Uyên Đà Nẵng

Các mùa thi

[sửa | sửa mã nguồn]

2004

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra từ ngày 6 tháng 3 năm 2004 đến ngày 26 tháng 3 năm 2004, với sự tham gia của hơn 800 thí sinh.[12]

2005

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi diễn ra từ ngày 20 tháng 6 năm 2005 đến ngày 23 tháng 7 năm 2005, với sự tham gia của 390 thí sinh, giảm hơn một nửa so với năm ngoái.[13]

2006

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi diễn ra từ ngày 19 tháng 7 năm 2006 đến ngày 26 tháng 8 năm 2006, với sự tham gia của 350 thí sinh.[14]

12 thí sinh vào chung kết cuộc thi bao gồm: Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Diệu Ngọc Tiên, Phạm Thị Việt Hà, Huỳnh Thị Xuân Hiếu, Huỳnh Trấn Thành, Trần Thị Thùy Trang, Đoàn Nguyên Khang, Trương Việt Phong, Lý Thùy Dương, Nguyễn Hồng Phượng (Én vàng), Đào Duy Bảo Lâm, Lâm Ánh Ngọc.

Vòng chung kết diễn ra trong bốn đêm 11, 15, 18, 21 tháng 8 và chung kết xếp hạng vào 24 tháng 8.[15]

2007

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi diễn ra từ ngày 20 tháng 7 năm 2007 đến ngày 27 tháng 8 năm 2007, với sự tham gia của 339 thí sinh.[16] Vòng chung kết diễn ra trong năm đêm thi vào các ngày 16, 20, 23, 25 và 27 tháng 8 tại Nhà hát truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.[17]

2008

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi diễn ra từ ngày 18 tháng 8 năm 2008 đến ngày 15 tháng 9 năm 2008, với sự tham gia của 581 thí sinh.[18]

12 thí sinh vào chung kết cuộc thi bao gồm: Mạc Từ Bá Niên, Trần Thị Ngọc Nhờ, Đặng Thị Hoài Trinh, Trần Thị Ngọc Thủy, Bùi Tuấn Anh, Tô Huỳnh Phương Hiếu, Liêu Hà Trinh, Đường Thị Tuyết Vinh, Nguyễn Thị Huỳnh Giao, Trịnh Nghiêm Minh, Ngô Như Quỳnh, Huỳnh Thị Ngọc Hân.

Đêm khai mạc cũng là đêm thi đầu tiên của 12 thí sinh. Vòng chung kết cuộc thi bao gồm 4 đêm thi nữa vào 10, 11, 13 và 15 tháng 9. Sau đêm thi đầu tiên, 12 thí sinh sẽđược chia làm 2 nhóm thi lần lượt vào 2 đêm 10 và 11 tháng 9. Mỗi đêm thi sẽ loại dần thí sinh. Đêm thi 13 tháng 9 chọn ra 4 thí sinh xuất sắc nhất để tham gia đêm chung kết xếp hạng vào ngày 15. Cả năm đêm được truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ 30 trên kênh HTV9.[19]

2009

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng chung kết cuộc thi diễn ra từ ngày 5 tháng 8 năm 2009 đến ngày 20 tháng 8 năm 2009, với sự tham gia của hơn 500 thí sinh.[cần dẫn nguồn]

12 thí sinh vào chung kết cuộc thi bao gồm: Huỳnh Trung Phong, Trần Thị Ngọc Nhờ, Đặng Thị Hoài Trinh, Nguyễn Thị Thu Thảo, Bùi Phương Linh, Nguyễn Thu Hà, Trần Duy Hải, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Tuấn Nam, Phan Hoàng Minh, Nguyễn Thanh Thủy, Hoàng Anh Duy.

Vòng chung kết cuộc thi bao gồm 5 đêm thi vào 5, 7, 8, 12 và 20 tháng 8 năm 2009. Cả năm đêm được truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ 30 trên kênh HTV9.

2010

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi diễn ra sôi nổi, với sự tham gia của hơn 600 thí sinh cả nước.[cần dẫn nguồn] Vòng chung kết diễn ra vào các đêm 14, 20, 21, 25 và 29 tháng 8.

12 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
SBD Thí sinh Tuổi Quê quán
02 Dương Sơn Lâm 21 Hà Nội
03 Lê Thanh 25 TP.HCM
04 Đặng Thị Bích Nga 22 Quảng Ngãi
06 Huỳnh Trung Phong 26 TP. HCM
08 Phan Ngọc Châu 24 Nha Trang
09 Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy 26 Quảng Ngãi
16 Nguyễn Thị Phương Thanh 20 Hà Nội
17 Nguyễn Thị Huỳnh Giao 22 Bến Tre
18 Nguyễn Lê Tố Loan 23 Vũng Tàu
21 Lê Đình Thư Các 24 Cần Thơ
23 Hồ Phạm Thanh Giang 24 Gia Lai
24 Nguyễn Thị Bích Ngọc 21 Phú Thọ

Vòng chung kết cuộc thi khai mạc vào ngày 14 tháng 8 với phần giới thiệu về bản thân của 12 thí sinh. Sau đó chia làm 2 nhóm bằng nhau (mỗi nhóm 6 người) để thi tiếp trong 2 đêm 20 và 21 tháng 8. Sau 2 đêm thi này, ban tổ chức sẽ chọn ra 6 thí sinh bước tiếp vào đêm chung kết 4 ngày 25 tháng 8. Đêm chung kết xếp hạng diễn ra vào ngày 29 tháng 8 là đêm tranh tài của 4 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi.[20]

2011

[sửa | sửa mã nguồn] 9 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Mạc Lê Bình 22
2 Trần Thị Lệ Chi 24 Quảng Nam
3 Nguyễn Mạnh Duy 22 Hà Nội
4 Nguyễn Lê Tố Loan 24 Vũng Tàu
5 Nguyễn Hồng Mỵ
6 Trần Hạnh Phúc 25 Hà Nội
7 Phùng Hồng Thanh 21 TP. HCM
8 Trương Thị Thanh
9 Dương Thu Thủy

2012

[sửa | sửa mã nguồn] 8 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Bùi Đại Dương 21 Hải Phòng
2 Nguyễn Thị Khánh Ly 25 TP. HCM
3 Lâm Thị Trà Mi 21 TP. HCM
4 Lê Minh Ngọc 20 Bình Thuận
5 Trần Thị Hồng Nhung 22 Quảng Ninh
6 Hoàng Linh Thủy 20 Lạng Sơn
7 Nguyễn Công Minh Trí 24 TP. HCM
8 Nguyễn Thành Trung 24 Hà Nội

2013

[sửa | sửa mã nguồn] 8 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Bùi Đức Bảo 26 Hà Nội
2 Nguyễn Thị Chúc Linh 24 Hậu Giang
3 Vũ Ngọc Hoàng Oanh 22 TP. HCM
4 Hồ Ngọc Thiên Thanh 22 Bình Thuận
5 Phan Trần Tài Trí 23 TP. HCM
6 Phan Thị Tú Trinh 23 TP. HCM
7 Nguyễn Thụy Thùy Vân 22 Vũng Tàu
8 Nguyễn Quang Vinh 26 TP. HCM

2014

[sửa | sửa mã nguồn] 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Phan Thị Kim Hằng 24 TP. HCM
2 Nguyễn Hồng Xuân Hiến 25 Quảng Bình
3 Trương Ngọc Huy 26 An Giang
4 Lê Thị Hoài Hương 25 TP. HCM
5 Trần Thị Liên Hương 30 Khánh Hòa
6 Phạm Mỹ Linh 23 Hà Nội
7 Luyện Thị Thùy Linh 24 Hà Nội
8 Nguyễn Thị Huỳnh Ngân 27 TP. HCM
9 Nguyễn Quỳnh Mai 21 Phú Yên
10 Phạm Vĩnh Phú 23 Bến Tre
11 Nguyễn Hà Ánh Thi 22 Quảng Nam
12 Trần Vĩnh Trọng 25 TP. HCM

2015

[sửa | sửa mã nguồn] 10 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Lê Thị Thùy An 26 Bình Phước
2 Lê Thiện Đào Duy 25 Đồng Tháp
3 Phan Thị Kim Hằng 25 TP. HCM
4 Trần Vũ Hoàng 25 Tây Ninh
5 Nguyễn Thị Chúc Linh 26 Hậu Giang
6 Nguyễn Văn Ngàn 24 TP. HCM
7 Lê Đình Minh Ngọc 22 TP. HCM
8 Phùng Thế Phi 30 Khánh Hòa
9 Phan Phúc Thắng 29 Hà Nội
10 Đinh Thị Hoài Thu 22 Hà Nội

2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là mùa đầu tiên chương trình tổ chức hai bảng thi: Tiềm năng và Toàn năng. Bảng Tiềm năng dành cho những thí sinh bán chuyên, vừa mới làm quen với những chương trình, sự kiện nhỏ, chưa có nhiều cơ hội cọ xát với các chương trình truyền hình lớn. Trong khi đó, bảng Toàn năng dành cho những người dẫn chương trình chuyên nghiệp và từng lọt vào bán kết các cuộc thi người dẫn chương trình trước đó.

12 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán Bảng
1 Nguyễn Đặng Bảo Anh 28 TP. HCM Toàn năng
2 Nguyễn Ngọc Quang Bảo 26 TP. HCM Toàn năng
3 Nguyễn Đỗ Quỳnh Chi 26 TP. HCM Toàn năng
4 Trần Tuấn Đạt 24 Đồng Nai Tiềm năng
5 Tô Huỳnh Phương Hiếu 27 Đồng Tháp Toàn năng
6 Nguyễn Nữ Thùy Linh (Phong Linh) 23 Bình Định Tiềm năng
7 Nguyễn Ngọc Luân 26 Ninh Bình Tiềm năng
8 Bùi Quốc Minh 28 TP. HCM Toàn năng
9 Nguyễn Hoàng Phúc (Dustin Phúc Nguyễn) 28 TP. HCM Tiềm năng
10 Liêu Hà Trinh 28 TP. HCM Toàn năng
11 Phạm Thị Ngọc Trúc 24 Đắk Lắk Tiềm năng
12 Ngô Đình Phụng Yến 28 Bình Dương Tiềm năng

2017

[sửa | sửa mã nguồn] 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Trần Thị Kim Anh 26 TP. HCM
2 Lê Nguyên Bảo 24 Bến Tre
3 Nguyễn Thùy Dung 30 Hà Nội
4 Bùi Quang Huy 22 TP. HCM
5 Đàm Phương Linh 24 TP. HCM
6 Trần Thị Kiều Ngân 28 TP. HCM
7 Tạ Trần Quang Quý 24 Vĩnh Long
8 Nguyễn Công Minh Trí 29 TP. HCM
9 Nguyễn Mạnh Tùng 30 Hà Nội
10 Lê Phương Uyên 23 TP. HCM
11 Bùi Phạm Thúy Vi 22 TP. HCM
12 Lê Thị Tường Vy 23 Khánh Hòa

2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải năm 2021 là mùa giải rất đặc biệt khi được tổ chức trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra vô cùng căng thẳng, đặc biệt là tại TP.Hồ Chí Minh. Các vòng thi phải chuyển sang hình thức thi online.

Sau 4 vòng thi, Top 2 thí sinh bước thẳng vào đêm Chung kết Xếp hạng (được dời lịch sang cuối tháng 1/2022) là Vũ Trần Nam Linh và Trần Kim Liên. Sau khi TP. Hồ Chí Minh kết thúc đợt giãn cách, 2 thí sinh này được lựa chọn trở thành MC cho cuộc thi Én Xuân (phiên bản Én Vàng dành cho đối tượng trên 35 tuổi)

Trước thềm chung kết xếp hạng, Vòng Lội ngược dòng (vốn đã bị hủy trước đó) bất ngờ được tổ chức lại tại sân khấu trực tiếp với sự tham gia của 10/14 thí sinh đã bị loại. Kết quả, thí sinh Đoàn Thị Thu Hà (người đã từ chối lội ngược dòng lần 1) đã giành vé vào CKXH và sau đó đạt luôn giải Quán quân, gây ra rất nhiều tranh cãi sau cuộc thi.

16 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Mã số Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Vũ Trần Nam Linh 28 Nghệ An
2 Trần Kim Liên 27 Bà Rịa Vũng Tàu
3 Nguyễn Thị Hồng Trang 25 Đồng Nai
4 Nguyễn Minh Thắng 31 Đồng Nai
5 Lê Hồng Nhi 25 TP. HCM
6 Đặng Trần Ngọc 25 TP. HCM
7 Nguyễn Quốc Trí 29 TP. HCM
8 Vương Thiên Phúc 28 Đồng Tháp
9 Đặng Thiên Phong 29 TP. HCM
10 Mai Đại Dương 24 TP. HCM
11 Nhã My 25 TP. HCM
12 Hồ Thị Huỳnh Thơ 31 Bến Tre
13 Vũ Quỳnh Trang 24 Hà Nội
14 Ngô Thúc Hào 25 Đà Nẵng
15 Đoàn Thu Hà 27 TP. HCM
16 Henry V.Bảo 33 TP. HCM

2023

[sửa | sửa mã nguồn] 16 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi
Số thứ tự Thí sinh Tuổi Quê quán
1 Kim Ngân 20 Sóc Trăng
2 Mỹ Phương 32 Nha Trang
3 Trọng Nghĩa 23 TP. HCM
4 Minh Thái 28 Bạc Liêu
5 Thu Hà 27 Lâm Đồng
6 Anh Đức 37 Vĩnh Long
7 Hồng Phúc 23 TP. HCM
8 La Chí Hùng 30 Đồng Nai
9 Lam Khuê 27 Gia Lai
10 Hoàng Vĩnh 31 Bà Rịa-Vũng Tàu
11 Thảo Uyên 24 Đà Nẵng
12 Đức Tuyến 30 Bình Định
13 Minh Tuyền 24 TP. HCM
14 Nhật Quang 23 TP. HCM
15 Bảo Trân 30 Bà Rịa-Vũng Tàu
16 Hồng Ân 31 TP. HCM

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình 2010 đài HTV lần thứ 7”. MCVIETNAM.NET. Truy cập 3 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2010.
  3. ^ “Cơ cấu giải thưởng”. Người dẫn chương trình truyền hình 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ Hoàng Lê (27 tháng 3 năm 2004). “Cúp Én vàng Người dẫn chương trình truyền hình: Kiều Hải Chuyên”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ Trung Nghĩa (23 tháng 7 năm 2005). “Trao giải Người dẫn chương trình: vui, xúc động và nhiều hy vọng”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ Hoàng Lê (25 tháng 8 năm 2006). “Nguyễn Hồng Phượng đoạt cúp Én vàng 2006”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ a b T.T.D (28 tháng 8 năm 2007). “Như Quỳnh: Én Vàng - Người dẫn chương trình truyền hình 2007”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ Nhiêu Huy (16 tháng 9 năm 2008). “Bùi Tuấn Anh đoạt giải Én Vàng 2008”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2008. Truy cập 3 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ Lý Võ Phú Hưng. “Đêm Chung kết xếp hạng Én vàng 2010: Huỳnh Giao chiến thắng bằng sự đột phá!!!”. mcvietnam.net. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ Xuân Tân (24 tháng 5 năm 2013). “Thầy thể dục điển trai, hát hay trường Sư phạm”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ Dạ Ly (29 tháng 9 năm 2011). “Người dẫn chương trình truyền hình 2011: Trần Hạnh Phúc đoạt Én vàng”. Thanh Niên Online. Truy cập 3 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ Hoàng Lê - Kim Anh (4 tháng 3 năm 2004). “Cuộc thi "Người dẫn chương trình truyền hình 2004": Một cơ hội đầy thử thách”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ Hoàng Lê (20 tháng 6 năm 2005). “Tiếp tục tìm kiếm người dẫn chương trình truyền hình”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ Hoàng Lê (20 tháng 7 năm 2006). “Khởi động "Người dẫn chương trình truyền hình 2006"”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ Hoàng Lê (1 tháng 8 năm 2006). “Cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình 2006: Ưu tiên cho sự sáng tạo, tự nhiên”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  16. ^ H.Sơn (19 tháng 7 năm 2007). “Cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình TP.HCM năm 2007”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
  17. ^ H.Lê (11 tháng 8 năm 2007). “Vòng chung kết cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình 2007”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập 3 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ L.T.B. (27 tháng 8 năm 2008). “Cuộc thi "Người dẫn chương trình truyền hình 2008"”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 3 tháng 2 năm 2016.
  19. ^ M.C. “Khai mạc VCK cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình 2008”. VTV. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2008.
  20. ^ Tiêu Phong, Minh Minh (21 tháng 8 năm 2010). “Gay cấn chung kết 'Người dẫn chương trình truyền hình 2010'”. Zing. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Trang web của cuộc thi”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2010.

Từ khóa » én Vàng 2006 Trấn Thành