Người Dân được Bắn Pháo Hoa Loại Nào? Mua ở đâu?
Có thể bạn quan tâm
Pháo hoa góp phần làm cho không khí ngày Tết thêm vui nhộn. Tuy nhiên, trong các loại pháo hoa loại nào được sử dụng, loại nào cấm chắc hẳn không phải ai cũng nắm được. Mục lục bài viết
- Người dân được bắn pháo hoa loại nào?
- Được phép đốt pháo hoa dù không phải dịp Tết
- Người dân có thể mua pháo hoa ở đâu?
- Cơ quan nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ?
Người dân được bắn pháo hoa loại nào?
Chào bạn, Điều 3 của Nghị định 137/2020 có quy định rõ:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
- Pháo nổ: được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
- Pháo hoa nổ tầm thấp: đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
- Pháo hoa: được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020 thì người dân chỉ được sử dụng pháo hoa, không được sử dụng pháo nổ.
Được phép đốt pháo hoa dù không phải dịp Tết
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Và loại pháo hoa người dân được sử dụng trong các dịp này đã được nêu ở trên, chỉ được phép sử dụng pháo hoa (không được sử dụng pháo nổ). Đồng thời chỉ được sử dụng pháo hoa khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người dân có thể mua pháo hoa ở đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, người dân muốn mua pháo hoa phải mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Cơ quan nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ?
Câu hỏi: Tôi muốn biết những dịp nào được bắn pháo hoa nổ và cơ quan nào có thẩm quyền bắn pháo hoa nổ?Chào bạn, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020, các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ:
1. Tết Nguyên đán: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được phép bắn
2. Giỗ Tổ Hùng Vương: Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp không quá 15 phút tại khu vực Đền Hùng
3. Ngày Quốc khánh: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ: tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp không quá 15 phút tại Thành phố Điện Biên Phủ
5. Ngày Chiến thắng, ngày 30/4 dương lịch: Hà Nội và TP.HCM được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp không quá 15 phút
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp không quá 15 phút các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút
7. Sự kiện văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế
8. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, chỉ có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa nổ.
Sử dụng pháo trái phép bị phạt đến 10 triệu đồng! Từ năm 2022, tại Nghị định 144/2021 của Chính phủ mức phạt với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép là từ 5 - 10 triệu đồng, có nghĩa tăng gấp 05 lần so với mức phạt cũ (Điều 11). Trước đây, tại Điều 10 Nghị định 167/2013, hành vi này chỉ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng. |
Từ khóa » đơn Vị Nào được Bán Pháo Hoa
-
Ai được Sản Xuất Pháo Hoa để Bán Trong Dịp Tết? - PLO
-
Địa Chỉ Cửa Hàng Bán Pháo Hoa Dịp Tết 2022 Tại 63 Tỉnh, Thành
-
Từ 2021, Cá Nhân, Doanh Nghiệp Có được Mua Pháo Hoa Về Bán?
-
Pháo Hoa 'chính Hãng' Bộ Quốc Phòng 'cháy Hàng' - Tuổi Trẻ Online
-
Danh Sách Các Cửa Hàng Bán Pháo Hoa Cho Người Dân Dịp Tết ...
-
Người Dân được đốt Loại Pháo Nào Trong Dịp Tết? - Báo Lao Động
-
Cá Nhân, Doanh Nghiệp Có được Mua Pháo Hoa Về Bán Từ Năm 2021?
-
Cách Dùng Các Loại Pháo Hoa Nhà Máy Z121
-
Các Loại Pháo Hoa Bị Cấm - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Thủ Tục đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Pháo Hoa Năm 2022 - Luật ACC
-
Người Dân Cần Tìm Hiểu Kỹ Các Quy định Về Việc Mua Bán, Sử Dụng ...
-
Sử Dụng Pháo Hoa Ngày Tết Sao Cho đúng - Truyền Hình Ninh Bình
-
Điều Kiện Kinh Doanh Pháo Trừ Pháo Nổ -Lawkey Việt Nam
-
Người Dân Cần Tìm Hiểu Kỹ Các Quy định Về Việc ... - Báo Thanh Hóa