Người Dân Nước Này Gây Sốc Khi Nhất Quyết Không Dùng Giấy Sau ...
Có thể bạn quan tâm
MỚI NHẤT!
Đọc nhanh >>- Tin tức Xã hội Doanh nghiệp Kinh tế vĩ mô Tài chính - Chứng khoán Chứng khoán Tài chính ngân hàng Tài chính quốc tế Bất động sản Tin tức Dự án Bản đồ dự án Khác Hàng hóa nguyên liệu Sống Lifestyle CHỦ ĐỀ NÓNG Magazine
- Dữ liệu
- CafeF Lists
20-04-2022 - 20:07 PM | Sống
Chia sẻẤn Độ là một điểm đến du lịch được nhiều người ưa thích, nhưng có một thói quen khiến đa số khách nước ngoài tới đây bị “sốc văn hóa”. Thói quen này liên quan tới một nhu cầu mà đa số mọi người đều có: Đó chính là đi vệ sinh.
- 20-04-2022Loại quả là "CỨU TINH" phòng ung thư nhưng kết hợp 5 "kẻ thù không đội trời chung" này chỉ toàn phản tác dụng, nặng còn gây ngộ độc cấp cứu
- 20-04-2022Càng đến gần ngưỡng U50, càng LƯỜI làm 4 điều, vận may tự nhiên sẽ đến, cuộc sống bình lặng ít thị phi
- 18-04-20227 loại rau là CAO THỦ giải độc, hạ huyết áp tự nhiên không cần thuốc, ăn hàng ngày còn phòng ung thư, giảm mỡ máu
Khi đi du lịch tại Ấn Độ, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên trước những thói quen lạ kỳ, chẳng hạn như ăn bốc bằng tay. Hầu hết mọi người đều vui vẻ tôn trọng, không ít người còn “nhập gia tùy tục”, thử trải nghiệm kiểu ăn này.
Tuy nhiên, có một thói quen mà không ít khách nước ngoài khó có thể thích ứng tại quốc gia này đó là việc không dùng giấy sau khi đi vệ sinh.
Sau khi sử dụng WC, rất nhiều người đã quen với việc sử dụng giấy để vệ sinh cá nhân và lau khô tay sau khi rửa xà phòng. Điều vốn cứ nghĩ là thông thường lại trở nên “không tưởng” tại Ấn Độ.
Sự khác biệt trong thói quen đi vệ sinh của Ấn Độ khiến nhiều du khách cảm thấy lạ lẫm khi tới đây du lịch. Ảnh: Brightside
Trong hầu hết WC tại quốc gia này, mọi người khó có thể tìm thấy sự xuất hiện của giấy vệ sinh. Thay vào đó, họ thường đặt các thùng đựng nước. Người dân Ấn Độ đã quen với việc sử dụng nước để vệ sinh cá nhân nên họ hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng giấy. Một số còn cho rằng dùng tay sẽ sạch sẽ hơn là khi dùng giấy.
Một nguyên nhân được chỉ ra là do người Ấn Độ lo ngại giấy vệ sinh sẽ gây tắc đường ống, trong khi hệ thống thoát nước của nhiều nhà vệ sinh tại đây không thực sự tốt.
Trước kia, suy nghĩ về nhà vệ sinh tại quốc gia này cũng khá kỳ lạ. Trong tư duy của nhiều người, WC là nơi bẩn thỉu, nếu nhà ai có nhà vệ sinh thì đó là nơi đáng xấu hổ và bị coi thường chê cười.
Do đó, rất nhiều gia đình không muốn xây WC trong nhà. Thay vào đó, họ thường sử dụng nhà vệ sinh công cộng hơn. Không ít người lại lựa chọn đi vệ sinh “lộ thiên”. Khi có nhu cầu, họ chỉ tìm một nơi kín đáo để “giải quyết”.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Ấn Độ từng có số người đại tiện ngoài trời cao nhất thế giới - khoảng 620 triệu người - đa số ở khu vực nông thôn. Đây là một mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em. Mọi người sẽ có có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm tiềm tàng như tiêu chảy khá cao.
Theo UNICEF, ô nhiễm phân và vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật, suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ em. Đồng thời, thói quen này cũng khiến an toàn của phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
Phụ nữ đi bộ trên đường ray xe lửa trong khu vực người dân đi vệ sinh ở gần ga xe lửa Nizamuddin, New Delhi vào ngày 27/9/2019. Ảnh: CNN.
Chính việc không có nhà vệ sinh và thiết bị đầy đủ trong gia đình, cũng như thiếu nhận thức về vệ sinh và đi vệ sinh đúng cách là những lý do khiến người dân đại tiện ngoài trời.
Tuy nhiên, thái độ đối với việc này ở Ấn Độ đang dần được cải thiện. Rất nhiều nhà vệ sinh công cộng đã được xây dựng để thay đổi nhận thức của mọi người.
Từ năm 2014, Thủ tướng Modi đã khởi động dự án chi hơn 30 tỷ USD và xây hơn 100 triệu nhà vệ sinh trong 7 năm để thực hiện chiến dịch “Ấn Độ sạch sẽ”, với nỗ lực loại bỏ triệt để tình trạng đi vệ sinh lộ thiên của người dân.
Nhà vệ sinh công cộng tại Ấn Độ được xây dựng với số lượng lớn với mong muốn thay đổi thói quen vệ sinh lộ thiên của người dân. Ảnh: AFP
Trong thực tế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực thực hiện, quá trình thay đổi nhận thức này không hề dễ dàng. Một thành viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Sáng tạo (Research Institute of Creative Education - RICE) là Nazar Khalid cho rằng, “Không chỉ xây dựng nhà vệ sinh mà còn cần phải chỉ mọi người về cách sử dụng, cách bảo dưỡng nhà vệ sinh như thế nào."
"Mọi người không muốn xử lý chất thải mà chính con người tạo ra. Theo truyền thống, công việc này chỉ dành cho một nhóm người nhất định trong xã hội", chuyên gia của RICE cho biết.
Đây chính là nguyên nhân khiến một số người không muốn xây dựng nhà vệ sinh trong gia đình.
(*Theo CNN, iNews)
Chuyện thật như đùa: Yêu online, cưới xong mới biết chồng là tỷ phú và lời giãi bày "Cứ tưởng anh ấy chỉ sống trong ngôi nhà to hơn bình thường một chút"Thuý Phương
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ Copy link Link bài gốc Lấy link! Chia sẻ Từ Khóa: đi vệ sinh, khách nước ngoài, Nhập gia tùy tục, vệ sinh cá nhân, giấy vệ sinhCÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2025 2024 2023 2022 2021 2020 2019 XEMTop 4 con giáp may mắn nhất 2025, tiền tài như nước, sự nghiệp lên hương, dễ có quý nhân phù trợ Nổi bật
Khách mang hơn 14 tỷ đồng tiền đền bù đất đi gửi tiết kiệm, sau 1 năm số dư chỉ còn 628 triệu đồng, ngân hàng tuyên bố: "Chúng tôi không có nghĩa vụ phải thông báo cho anh" Nổi bật
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Xuân Bắc nói về hiệu quả kinh tế hai show anh trai
09:38 , 01/01/20255 cao thủ "oan uổng" nhất trong truyện Kim Dung: Mang ngoại hiệu ác nhân, thực chất lại là đại hiệp
09:29 , 01/01/2025Nhóm bạn trẻ mang theo nho để ăn đúng 12 quả vào thời khắc giao thừa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ: Chuyện gì đây?
09:28 , 01/01/2025Dân làng góp 10 triệu cho chàng trai vào ĐH, sau 23 năm anh ta vẫn chưa trả hết nhưng không một ai đòi
09:20 , 01/01/2025 Công ty Tin tức Lãnh đạo- XÃ HỘI
- CHỨNG KHOÁN
- BẤT ĐỘNG SẢN
- DOANH NGHIỆP
- NGÂN HÀNG
- TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
- VĨ MÔ
- KINH TẾ SỐ
- THỊ TRƯỜNG
- SỐNG
- LIFESTYLE
- Dữ liệu
- Top 200
Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082
Email: info@cafef.vn | Hotline: 0926 864 344
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
Liên hệ quảng cáo
Hotline:
Email: doanhnghiep@admicro.vn
Chat với tư vấn viên
© Copyright 2007 - 2025 - Công ty Cổ phần VCCorp.
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.
Chính sách bảo mật Trở lên trênTừ khóa » Sốc Văn Hóa ở ấn độ
-
Sốc Văn Hóa Trong 29 Ngày Du Lịch Ấn Độ Một Mình - VnExpress
-
12 Mẹo Giúp Tránh Sốc Văn Hóa Ấn Độ - TRAASGPU.COM
-
10 "cú Sốc Văn Hoá" Du Khách Phải Trải Qua Khi đặt Chân đến Ấn Độ
-
Trải Nghiệm Sốc Văn Hóa Khi Du Lịch Một Mình ở Ấn Độ Trong 29 Ngày
-
Sốc Văn Hóa Trong 29 Ngày Du Lịch Ấn Độ Một Mình - Việt Giải Trí
-
13 Mẹo để Tránh Cú Sốc Văn Hóa ở Ấn Độ - G
-
7 Cách Vượt Qua Cú Sốc Văn Hóa ‹ EF Academy Blog
-
Vực Dậy Trạng Thái Sốc Văn Hóa Những Ngày đầu Du Học
-
Tại Sao Người Ấn ăn Bốc, Người Việt Dùng đũa?
-
Đối Mặt Với “sốc” Văn Hóa - Debrecen University
-
Sốc Văn Hóa Trong 29 Ngày Du Lịch Ấn Độ Một Mình - TheNEXTvoz
-
LÀ MỘT CÚ SỐC VĂN HÓA Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
NÓ LÀ MỘT CÚ SỐC VĂN HÓA Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Đàn ông Nắm Tay Nhau đi Trên Phố - Nét Văn Hóa Thú Vị Của Người Ấn ...
-
7 Bất Ngờ Khi Trở Lại Du Lịch Ấn Độ Sau Covid-19
-
Cách đối Mặt Với Sốc Văn Hóa - Du Học Atlantic
-
Top 14 Quốc Gia Có Phong Tục Tập Quán Kì Lạ Gây "sốc Văn Hóa" Cho ...
-
Du Học Ấn Độ - Tư Vấn, Học Bổng, Chí Phí, Visa
-
Giai đoạn Sốc Văn Hóa - Cà Phê Thứ Bảy