Người Dân Sống Cạnh Sông Tô Lịch ô Nhiễm Mong Chờ Nhất điều Gì?
Có thể bạn quan tâm
Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây, có chiều dài khoảng 14km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải.
Hiện nay, nước thải của gần 7 triệu người dân cùng với các bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp… ở Hà Nội thải ra 5 con sông chính là sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ và sông Nhuệ. Những dòng sông này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600.000m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm.
Theo ước tính của Sở TN&MT Hà Nội, mỗi ngày nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch |
Mới chỉ có 22% lượng nước thải được xử lý, số còn lại xả trực tiếp ra các sông, hồ trên địa bàn thành phố.
Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc. Bên cạnh đó, tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Rác, rong rêu ô nhiễm phủ lớp dày trên mặt sông Lừ |
Ô nhiễm ở các dòng sông sông ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân sống dọc 2 bên sông trong nhiều năm qua, tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, làm giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.
Nói về hiện trạng tại sông Tô Lịch, bà Nguyễn Thị Hương (Yên Hòa, Cầu Giấy) cho biết: "Đoạn sông chảy qua địa bàn phường đang cạn kiệt.
Sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi thối từ dưới sông bốc lên rất khó chịu. Các hộ kinh doanh hàng quán dọc bờ sông luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi... Không ít gia đình vì không chịu nổi đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống.
"Ngần ấy năm trôi qua, sông Tô Lịch vẫn có một màu đen kịt. Giờ đây dòng sông đen hơn, nặng mùi hơn, người dân cũng không còn sức kêu than nữa”, bà Hương chia sẻ.
Ông Trần Văn Bảo (thôn Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì) kể, gia đình ông sống gần sông Tô Lịch đến nay đã được 25 năm. Trước đây sông chưa ô nhiễm nặng, cuộc sống còn dễ thở nhưng nay mùi hôi thối bốc lên thường xuyên, nhất là ngày trời nắng nóng.
"Gọi là sông nhưng không có dòng chảy mà chỉ chứa nước thải. Gọi là sông chết thì chính xác hơn. Sống chung với mùi hôi thối nhưng người dân chúng tôi cũng không có biện pháp gì để khắc phục, chỉ còn biết đóng cửa cả ngày thôi”, ông Tuấn nói.
Sông Tô Lịch ô nhiễm |
Sinh sống gần sông Kim Ngưu, bà Vũ Thị Hoàn dãy D ngõ 357, đường Tam Trinh, Hai Bà Trưng) than phiền sông bẩn, ai cũng tiện tay là vứt rác xuống. Trước kia bà hay đi tập thể dục dọc sông, nay phải bỏ vì mùi thối xộc vào mũi.
Còn theo bà Nguyễn Thị Năm (phố Định Công, phường Định Công, Hoàng Mai): “Trước đây, sông Lừ mới làm khá sạch, các cô rửa rau, tắm giặt ở đây mà, còn bây giờ có ai dùng nữa. Các bà ở đây cũng trách nhiệm lắm, nhìn thấy ai vứt rác xuống sông là cũng nhắc và cũng thường xuyên vệ sinh nhưng mình làm sao mà chủ động được, vì không biết rác ở đâu chảy về đây”.
Có gia đình sống cạnh sông Nhuệ nhiều thế hệ, ông Nguyễn Hữu Nghĩa (54 tuổi, làng đào Ngọc Trục, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm) cho biết: “Chỉ khoảng hơn chục năm trước, người dân vẫn thả lưới, đánh dậm... để kiếm con tôm, con cá. Không những thế, nước sông Nhuệ còn được các hộ làm nông dùng để cấy hái, trồng cây cảnh, sản xuất hoa màu.
Nhưng những năm gần đây, nước sông ngày càng ô nhiễm. Không những tôm cá không sống nổi, mà người lội sông còn bị mẩn ngứa, mắc đủ thứ bệnh ngoài da”.
Hình ảnh sông Kim Ngưu ô nhiễm, bốc mùi hôi thối |
Nhiều năm qua, Hà Nội đã cố gắng, quan tâm đến vấn đề xử lý nước sông Tô Lịch và các sông, hồ bị ô nhiễm.
Ngày 16/5, Hà Nội đã khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor.
Công nghệ này gồm 2 yếu tố là máy sục khí Nano tạo ra oxy trực tiếp kích hoạt vi sinh vật; tạo ra gốc oxy hóa mạnh (OH-) phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ, các vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người như Coliform, E.coli v.v...
Tình trạng ô nhiễm, mùi hôi thối tại đoạn sông thử nghiệm đã được cải thiện đáng kể sau hơn 4 tháng thử nghiệm. Nếu được nhân rộng ra cả dòng sông Tô Lịch thì con đường đi bộ dọc đường Láng cạnh sông sẽ có ý nghĩa.
Ngày 12/10, Thủ tướng đã có chỉ đạo giao UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đánh giá kết quả dự án, đảm bảo khách quan, đề xuất cụ thể, xem xét nhân rộng nếu kết quả tốt, báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng giao Hà Nội đánh giá kết quả thí điểm làm sạch sông Tô Lịch
Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về Kế hoạch đánh giá thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.
Mộc Miên
Từ khóa » Hình ảnh Sông Tô Lịch Bị ô Nhiễm
-
Sông Tô Lịch Lại 'bốc Mùi' Nồng Nặc - Báo Thanh Niên
-
Hiện Trạng Sông Tô Lịch Trước Khi được Bổ Cập Nước Cải Thiện ô Nhiễm
-
Xử Lý ô Nhiễm Sông Tô Lịch: Mong ước 3 Thập Kỷ Của Người Dân Hà ...
-
Hà Nội: Sông Tô Lịch Oằn Mình Gánh Nước Thải Sinh Hoạt
-
Ô Nhiễm Nguồn Nước Sông Tô Lịch - Xem Ngay 3 Nguyên Nhân Dưới ...
-
Cận Cảnh Những Dòng Sông 'đen' Chảy Giữa Nội Thành Hà Nội
-
Tô Lịch Vẫn Là Dòng Sông Chết Dù Nhiều Phương án Cải Tạo được ...
-
Thực Trạng Và Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Sông Tô Lịch - Tài Liệu Text
-
Sông Tô Lịch Xưa - Hình ảnh Việt Nam Xưa & Nay
-
Hình ảnh Những Dòng Sông Bốc Mùi ở Hà Nội Mòn Mỏi Chờ “hồi Sinh”
-
Giải Pháp Nào Cải Thiện Sông Tô Lịch? - Báo Nhân Dân
-
Sông Tô Lịch Và Vấn đề Xử Lý Nước Thải ở Hà Nội - VOV World
-
Tin Tức, Hình ảnh, Video Clip Mới Nhất Về Sông Tô Lịch