Người để được Bổ Nhiệm Chức Vụ Phó Hiệu Trưởng Trường Trung Học ...
Có thể bạn quan tâm
- Nhiệm vụ và quyền của phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông là gì?
- Người để được bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông yêu cầu phải có kinh nghiệm bao nhiêu năm?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông?
Nhiệm vụ và quyền của phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng như sau:
"Điều 11. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
...
2. Phó hiệu trưởng
a) Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
b) Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này và theo quy định của pháp luật.
c) Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
d) Nhiệm vụ và quyền của phó hiệu trưởng
- Điều hành công việc được hiệu trưởng phân công phụ trách hoặc ủy quyền;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với phó hiệu trưởng;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông phải có kinh nghiệm bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Người để được bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông yêu cầu phải có kinh nghiệm bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông như sau:
"Điều 11. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
...
3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học
a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
..."
Theo đó, đối với thời gian công tác để được bổ nhiệm phó hiệu trưởng trung học phổ thông là đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học trung học phổ thông.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định vềthẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
- Quy trình bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học.
Như vậy, từ quy định nêu trên thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Phó Hiệu Trưởng Trường Thpt
-
Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Làm Hiệu Phó Trường Trung Học Phổ Thông?
-
Điều Kiện Bổ Nhiệm Chức Danh Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng
-
Quy định Về Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Hiệu Trưởng, Hiệu Phó 2022
-
Thông Tư 32/2020/TT-BGDĐT: Quy định Bổ Nhiệm Hiệu Trưởng, Phó ...
-
Điều Kiện Trở Thành Hiệu Trưởng, Hiệu Phó ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Tra Cứu Hỏi đáp - Vanban
-
Giáo Viên Kiến Nghị Quy Trình 5 Bước Bầu Hiệu Trưởng Trường Công
-
Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Trưởng, Phó Phòng Giáo Dục Và đào Tạo
-
Công Bố Quyết định Bổ Nhiệm Lại Phó Hiệu Trưởng Trường THPT ...
-
Quy định Về Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Hiệu Trưởng, Hiệu Phó 2022
-
Trường Đại Học Đà Lạt Tổ Chức Hội Nghị Thực Hiện Quy Trình Bổ ...
-
Điều Kiện Trở Thành Hiệu Trưởng, Hiệu Phó ... - UBND Tỉnh Bình Phước
-
[DOC] 3.2. Đối Với Việc Bổ Nhiệm Lại Các Chức Danh Phó Hiệu Trưởng ...
-
Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Phó Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Mới Nhất