Người đẹp Vì Lụa…

Ngày xưa, lụa là món hàng xa xỉ. Những tao nhân mặc khách, những người đài các, mới được sở hữu nó. Ai khoác trên mình bằng trang phục lụa cũng phản ánh đẳng cấp của con người trong xã hội.

Từ phát ngôn của người có trách nhiệm khi nhận định vụ khăn lụa Khai Silk ‘Made in China’ là ‘đủ yếu tố cấu thành tội phạm’, để rồi nhớ lại những lần đăng đàn trên mạng xã hội, ông Hoàng Khải có nhất 5 lần nhấn mạnh về đạo đức kinh doanh, đại ý hãy vì người tiêu dùng, đừng lừa lọc, bởi suy cho cùng, sự hưng thịnh của một doanh nghiệp có mối quan hệ rất biện chứng, nếu không nói là sống còn khi cố tình lừa dối chính khách hàng của mình.

‘Người đẹp vì lụa’, nghĩa đen được hiểu nôm na vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Nhưng, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Bởi, cái đẹp, dù bất cứ nơi đâu cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.

khai-silk

Những bộ trang phục truyền thống từ lụa tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Vì rằng, từ ‘Áo lụa Hà Đông’ đến khăn quàng Hermes, giá trị nhân bản của nó là tính biểu tượng của một thương hiệu gắn liền với vị trí địa lý (địa danh) và nhãn hàng (nơi tạo sản dòng sản phẩm). Tham vọng suốt mấy chục năm qua, Khai Silk có lẽ cũng toan tính cho mình một thương hiệu, thương hiệu lụa mang tên riêng của người đàn ông cá tính Hoàng Khải lẫy lừng, thành đạt trong giới kinh doanh, thương hiệu đó tạo nên sự yên tâm cho khách hàng khi các chất liệu của chiếc khăn ‘Khai Silk’ được giăng tơ bởi những con tằm chăm chỉ nằm trên nong ven bãi sông Hồng của người dân Nam Định, Thái Bình…

Mấy chục năm qua, người tiêu dùng Việt Nam có lẽ cũng yên tâm với triết lý, đạo đức đó của ông Hoàng Khải mỗi lần chi tiền mua sản phẩm.

Bài liên quan Đã có kết quả giám định lụa 'made in China' của KhaisilkĐã có kết quả giám định lụa 'made in China' của Khaisilk

Nhưng, trong khi những nghệ nhân, người là Vạn Phúc vẫn tỷ mẫn cho những sản phẩm không nhuốm màu ngoại lại, Hermes vẫn là … Hermes bởi sự kỳ công và thủ công đến khó chịu - thì Khai Silk - dù từng lên tiếng tôn vinh tính truyền thống, tính dân tộc trong từng sản phẩm nhưng thiếu đi sự khoé léo khi pha trộn những ‘tạp chất’ mà người dùng khó có thể chấp nhận.

Sự thật này, thật sự rất bẽ bàng khi chủ thương hiệu lại làm giả sản phẩm của chính mình bằng cách nhập khăn Trung Quốc về nhắn mác Khai Silk. Giá trị hàng hoá của hai thương hiệu này hoàn toàn được ‘định giá’ rất khác biệt.

Tính toán của những người am hiểu về sản phẩm lụa thể hiện rằng, với mỗi chiếc khăn Tàu nhập về, gia công thêm mác "Made in Vietnam", ông chủ Khaisilk có thể thu lãi trên dưới 1 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận tương đương 500 - 1000%. Lô hàng lẫn lộn sản phẩm khăn gắn mác "Made in China" mà phía công ty V nhập tại Khaisilk 113 Hàng Gai, Hà Nội ngày 17/10 mà khách hàng cáo giác, có giá 644.000 đồng một chiếc.

Trong khi đó, khảo sát tại một số trang website bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc cho thấy, giá một chiếc khăn lụa vuông cùng kích thước, cùng xuất xứ Trung Quốc được bán với giá từ vài chục nghìn đến 100 - 200 nghìn đồng.

Bài liên quan Đi tìm giá trị thực chiếc khăn lụa 'Tàu' KhaisilkĐi tìm giá trị thực chiếc khăn lụa 'Tàu' Khaisilk

Con số chênh lệch này đủ nói lên nhiều thứ. Tất cả những cung điện thiết kế theo mô hình đền của đền Taj Mahal ở Ấn Độ đến những phát ngôn của ông Hoàng Khải từng gây ấn tượng mạnh, tạo nên sự ngưỡng mộ với nhiều người Việt chính thức không còn nhiều khi lo gic dân gian ‘cái nết đánh chết cái đẹp’ bởi khủng hoảng niềm tin với người tiêu dùng đã xảy ra với riêng ông Hoàng Khải.

‘Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân’. Từ tục ngữ của người xưa để nhớ về Khai Silk hôm nay…

Từ khóa » đẹp Nhờ Lụa