Người Đức – Wikipedia Tiếng Việt

Ethnic groupBản mẫu:SHORTDESC:Ethnic group Người Đức Deutsche
Martin LutherJohannes GutenbergJohann Sebastian BachEkaterina Đại đếWolfgang Amadeus Mozart
Immanuel KantFriedrich SchillerJohann Wolfgang von GoetheLudwig van BeethovenOtto von Bismarck
Richard WagnerGünter GrassFriedrich NietzscheFriedrich IIIKonrad Adenauer
Marlene DietrichMichael SchumacherClaudia SchifferHeidi Klum
Tổng dân số
~80 triệu[1] (~160 triệu[2]) ~160 triệu[2] (kể cả những người có nguồn gốc tổ tiên)
Khu vực có số dân đáng kể
 Đức 75 triệu
 Hoa Kỳ50 triệu[3]
 Brasil17 triệu[4]
 Canada3 triệu[5]
 Argentina2,8 triệu[6]
 Pháp (đa số tập trung ở Alsace và Moselle)1,5 triệu[7][8]
 SNG (chủ yếu là  Nga và  Kazakhstan)1 triệu[9]
 Úc742.212[10]
 Hà Lan320.000[11]
 Ý290.000[12][13]
 Anh Quốc266.136 (German born only)[14]
 Chile250.000 - 300.000[15][16]
 Tây Ban Nha208.349[17]
 Paraguay200.000 - 450,000 (germans of Brazil)[18]
 Ba Lan150.000[19]
 Thụy Sĩ112.000 (4.6 million including Alemannic Swiss)[20]
 Venezuela110.000 [cần dẫn nguồn]
 México90[21]
 Nam Phi80.000-160.000[22]
 Áo74.000[23]
 Bỉ38,366 (excludes German-speaking ethnic Belgians)[24]
 Hungary62.233-220.000[25]
 România59.000[26]
 Cộng hòa Séc40.000[27]
 Bolivia40.000[28]
 Cộng hòa Dominica25.000[29]
 Namibia20.000[30]
 Đan Mạch15-20.000 (border region)[31]
 Slovakia5-10.000[32]
Ngôn ngữ
Tiếng Đức: Tiếng Thượng Đức, Tiếng Trung Đức, Tiếng Hạ Đức (xem các phương ngữ tiếng Đức)
Tôn giáo
Công giáo Rôma, Tin Lành (chủ yếu là đạo Luther), thế tục, khác
Sắc tộc có liên quan
Người Áo, Người Hà Lan, Người Thụy Điển, Người Na Uy, Người Anh, Người Đan Mạch và, ở chừng mực ít hơn, các dân tộc German

Người Đức (tiếng Đức: Deutsche) là khái niệm để chỉ người thuộc sắc tộc Đức (bao gồm người Áo), có cùng văn hóa và nguồn gốc, nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ. Trong tiếng Việt, người Đức còn được dùng để chỉ những người có quốc tịch Đức, dù họ không có sắc tộc Đức (những người nước ngoài nhập cư vào Đức).

Ngoài khoảng 100 triệu người nói tiếng Đức là ngôn ngữ mẹ đẻ thì còn có khoảng 80 triệu người trên thế giới tự coi là người Đức. Ngoài ra còn có khoảng 70 triệu người gốc Đức (chủ yếu ở Hoa Kỳ, Brazil, Ý, Pháp và Canada), những người này không nói tiếng Đức là ngôn ngữ chính[33] nhưng vẫn nhận họ có gốc Đức. Do vậy, dân số người Đức trên thế giới ước lượng vào khoảng từ 75 tới 160 triệu người. Tại Hoa Kỳ, trong cuộc điều tra dân số năm 2000, có 15% dân số Mỹ nhận họ là người Đức, nhiều hơn bất cứ nhóm tộc người nào khác. Người Đức cũng là dân tộc bản địa tại Áo.

Trong lịch sử, người Đức đã mang lại cho loài người những thành tựu lớn về khoa học, văn học, triết học, âm nhạc và mĩ thuật.[34] Những tác phẩm văn chương, kịch nghệ Đức cận đại như Götz von Berlichingen, Faust hay Der zerbrochne Krug đều trở nên bất hủ.[35] Ngay từ buổi đầu lịch sử, người Đức đã trở nên nổi tiếng, với công cuộc đấu tranh chống sự xâm phạm của người La Mã.[36] Những thành tựu ban đầu đó đã mở đường cho dân tộc Đức trở thành một dân tộc lớn mạnh.[37] Trong suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của dân tộc, cả dân tộc Đức đã có thời bị chia cắt, trước khi đất nước được nhất thống vào năm 1871 dưới thời Đế quốc Đức.[38] Trong ngành sử học, người Đức cũng có những tên tuổi lỗi lạc như Leopold von Ranke, Heinrich von Treitschke,...[39] Người Đức còn có nhiều danh nhân lỗi lạc về tôn giáo, chính trị, quân sự như Martin Luther,[40] Friedrich II Đại Đế[41], Karl von Clausewitz,[42] Otto von Bismarck,[43] hay Gustav Stresemann....[44] Cho đến nay, dân tộc Đức vẫn đóng vai trò quan trọng trong tình hình thế giới.[34]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gốc của dân tộc Đức trong tiếng họ là Deutsche, xuất phát từ từ ngữ tiếng Thượng German cổ diutisc (chuyển ngữ từ diot "tộc người"), chỉ đến "ngôn ngữ của dân tộc" trong tiếng German cổ.

Tên tiếng Anh là "Germans" bắt đầu được sử dụng khi danh tướng La Mã Julius Caesar đặt tên này cho người Đức, lấy từ một từ ngữ tiếng Gô-lơ chỉ dân tộc sống ở phía đông sông Rhine, hình như có nghĩa là "dân lân bang".[45][46]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Lịch sử Đức
Bản đồ Đế quốc La Mã và miền Germania, gọi là Đại Germania, vào đầu thế kỷ thứ 2.

Người Đức là một dân tộc German, là một tộc người thiểu số vươn lên trong thời kỳ Trung Cổ. Trong Đế quốc La Mã Thần thánh đa sắc tộc, Hòa ước Westfalen (1648) đã vạch ra một vùng đất là nước Đức ngày nay.

Trong lịch sử nhân loại, người Đức đã có truyền thống hào hùng từ thuở xa xưa mơ hồ, khi tù trưởng Hermann lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của người La Mã trong trận đánh khốc liệt trong rừng Teutoburg vào năm 9, diệt gọn ba binh đoàn Lê dương La Mã.[47][48] Nhờ đó, người Đức đã hoàn thành công cuộc đấu tranh buổi đầu giải phóng dân tộc và dần dần dựng xây nền văn hóa riêng của mình.[49] Qua cuốn sử "Germania" của nhà sử học Tacitus người La Mã, chúng ta biết rằng từ thời kỳ cổ đại, người Đức đã trở thành một dân tộc dũng mãnh, ngoan cường, có tinh thần thượng võ.[37][50] Chính tại nước Đức, ngọn lửa của phong trào tôn giáo Kháng Cách đã được vị thầy tu Martin Luther - người anh hùng "Hercules trên đất Đức" hoặc là "chim sơn ca trên đất Đức" - thổi lên vào năm 1517, mở đầu cho một dân tộc Đức vững chắc, đoàn kết và thống nhất.[50]

Người Đức có thêm quốc tịch khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều tra dân số vào ngày 9.5.2011 thì 4,3 triệu người Đức có thêm một quốc tịch khác, trong đó 690.000 có quốc tịch Ba Lan, 570.000 quốc tịch Nga, 530.000 quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ[51].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 80 triệu theo ước tính tối thiểu[cần dẫn nguồn], tính 75 triệu người dân tộc Đức, cộng thêm 5-10 triệu có tổ tiên đầu tiên, những người dân tộc Đức nói tiếng Đức trên khắp thế giới[cần dẫn nguồn].
  2. ^ 160 là ước tính tối đa, tính tất cả những người tuyên bố có tổ tiên là người Đức ở Hoa Kỳ, Brazil và nơi khác
  3. ^ 49,2 triệu người Mỹ gốc Đức năm 2005 “US demographic census”. United States Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.Quản lý CS1: khác (liên kết); see also Languages in the United States#German.
  4. ^ The [1] Lưu trữ 2007-02-12 tại Wayback Machine] reports 10 millions Brazilians with German "single-ancestry" and 17 million with partly German ancestry. See German-Brazilian
  5. ^ 2001 Canadian Census Lưu trữ 2013-04-09 tại Wayback Machine gives 2.742.765 total respondents stating their ethnic origin as partly German, with 705.600 stating "single-ancestry", see List of Canadians by ethnicity.
  6. ^ German settlement in Argentina
  7. ^ France
  8. ^ Alsatians
  9. ^ một kết quả của chuyển cư thời Liên Xô; xem =deu ethnologue
  10. ^ The Australian Bureau of StatisticsPDF (424 KiB) reports 742.212 people of German ancestry in the 2001 Census. German is spoken by ca. 135.000 [2], about 105.000 of them Germany-born, see Demographics of Australia
  11. ^ CBS, as of 2006
  12. ^ [3]
  13. ^ German in Italy
  14. ^ United Kingdom: Stock of foreign-born population by country of birth, 2001
  15. ^ “Deutscher als die Deutschen”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
  16. ^ “Die soziolinguistische Situation von Chilenen deutscher Abstammung”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
  17. ^ INE(2006)
  18. ^ It is estimated that ethnic Germans make up 3.3% Lưu trữ 2005-04-15 tại Wayback Machine of the population.
  19. ^ mainly in Opole Voivodship, see Demographics of Poland.
  20. ^ 112.348 resident aliens (nationals or citizens) as of 2000 [4], see Demographics of Switzerland. The CIA World Fact Book Lưu trữ 2018-01-12 tại Wayback Machine, identifies the 65% (4.9 million) Swiss German speakers as "ethnic Germans".
  21. ^ Expat Events in Mexico
  22. ^ “Germans in South Africa”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2002.
  23. ^ 0.9% of the population (German nationals or citizens only) Statistik Austria - Census 2001, CIA World Factbook Lưu trữ 2020-04-30 tại Wayback Machine; see also Demographics of Austria; Austrians are ethnically also included under "Germans", US Department of State
  24. ^ (tiếng Hà Lan) “Bevolking per nationaliteit, geslacht, leeftijdsgroepen op 1/1/2008”. Statistics Belgium. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.
  25. ^ German in Hungary
  26. ^ German minority
  27. ^ Ethnic German Minorities in the Czech Republic, Poland and Slovakia
  28. ^ “Land reform worries Bolivia's Mennonites”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2006.
  29. ^ Dominican Republic
  30. ^ Amid Namibia's White Opulence, Majority Rule Isn't So Scary Now
  31. ^ “Bund Deutscher Nordschleswiger”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
  32. ^ Slovakia
  33. ^ (tiếng Tây Ban Nha) Hablantes del alemán en el mundo Lưu trữ 2012-03-20 tại Wayback Machine
  34. ^ a b The Germans by Craig Gordon
  35. ^ Gordon A. Craig, The Germans, trang 7
  36. ^ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: The Reformation, trang 140
  37. ^ a b Giles MacDonogh, Frederick the Great, trang 5
  38. ^ Gordon A. Craig, The Germans, các trang 15-16.
  39. ^ George Peabody Gooch, Frederick the Great, the ruler, the writer, the man, trang 365
  40. ^ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: The Reformation, các trang 183-190.
  41. ^ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: 1648-1840, trang 243
  42. ^ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: 1648-1840, trang 419
  43. ^ Hajo Holborn, A History of Modern Germany, Volume 3: 1840-1945, trang 251
  44. ^ Hajo Holborn, A History of Modern Germany, Volume 3: 1840-1945, trang 537
  45. ^ Schulze, Hagen (1998). Germany: A New History. Harvard University Press. tr. 4. ISBN 0-674-80688-3.
  46. ^ "German", The Concise Oxford Dictionary of English Etymology. Ed. T. F. Hoad. Oxford: Oxford University Press, 1996. Oxford Reference Online. Oxford University Press. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008.
  47. ^ Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, Germany: A New History, Mở đầu
  48. ^ “Deutschlands Fahrräder im Test”.
  49. ^ Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, Germany: A New History, 1
  50. ^ a b Hagen Schulze, States, nations and nationalism: from the Middle Ages to the present, các trang 128-130.
  51. ^ Vier Millionen Deutsche besitzen zwei Pässe, zeit, 10.04.2014
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Người Đức.

Từ khóa » Germany Quốc Tịch Là Gì