Người Hướng Ngoại Là Gì? Đặc điểm Tính Cách Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Có khi nào bạn cảm giác mình là người hướng ngoại nhưng có sở thích của những người hướng nội? Bạn thích trở nên nổi bật ở đám đông nhưng ngại phải phát biểu ý kiến, bạn thích những buổi tiệc sôi động nhưng cũng thích dành thời gian ở nhà một mình. Vậy thì bạn có phải là một người hướng ngoại hay không, bị ảnh hưởng bởi gen di truyền hay tất cả do môi trường, hãy cùng Genetica tìm hiểu thêm về những vấn đề này nhé.
1, Hướng ngoại là gì?
Hướng ngoại là một trong năm đặc điểm tính cách của lý thuyết tính cách Big Five. Nó chỉ ra một người thể hiện và tương tác xã hội như thế nào. Một người có điểm hướng ngoại cao sẽ thích tận hưởng với những người chung quanh, tham gia hoạt động xã hội và tràn đầy năng lượng.
Người hướng ngoại thường tập trung vào thế giới xung quanh như các mối quan hệ xã hội. Nói cách khác, người hướng ngoại không thích ở nhà một mình. Người hướng ngoại thường có các đặc tính như:
- Hòa đồng: người hướng ngoại thường có nhiều bạn và thường xuyên gặp gỡ bạn bè.
- Tự tin: người hướng ngoại nghĩ mình được nhiều người ngưỡng mộ.
- Giàu năng lượng: người hướng ngoại thường vui vẻ, năng động và nhiệt tình.
- Mạnh dạn: người hướng ngoại thường có xu hướng lãnh đạo người khác và thoải mái chia sẻ ý kiến cá nhân.
Vì vậy, nếu bạn đã từng gặp một người thích tiệc tùng, là tâm điểm của sự chú ý và thích nói chuyện với người lạ, đó có lẽ là một người hướng ngoại. Ngược lại với người hướng ngoại là người hướng nội. Người hướng nội thường tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Người hướng nội thường nhút nhát, im lặng và thiếu tự tin. Họ thường thích ở nhà một mình hoặc với một người bạn rất thân thay vì ra ngoài gặp gỡ những người lạ.
Tuy nhiên, cũng có những người không hoàn toàn là người hướng nội lẫn hướng ngoại, mà họ là người giao thoa giữa hai tính cách này. Tính cách của họ bao gồm đặc trưng của cả hướng nội lẫn hướng ngoại và họ được gọi là người hướng trung, đứng giữa hai xu hướng tính cách.
Thực tế, tính hướng ngoại đem lại khá nhiều lợi thế, đặc biệt trong công việc. Ví dụ, người hướng ngoại thường dễ được thăng chức và vì vậy có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, tính hướng ngoại cũng kèm theo một số vấn đề. Ví dụ, người hướng ngoại đôi khi có hành động bộc phát, tức hành động thiếu suy nghĩ thấu đáo, khiến họ dễ gặp rắc rối hơn.
Do mức độ kích thích thấp tại vùng vỏ não mới, những người hướng ngoại tìm kiếm sự kích thích qua các cuộc phiêu lưu, trong khi đó những người hướng nội lại có mức độ kích thích cao tại vùng não này, vì vậy họ tránh các kích thích mạnh và thường được cho là không thích tương tác xã hội.
Sự hướng ngoại được thể hiện bằng tính xã hội, bao gồm sự thân thiện với người khác và thể hiện mong muốn tham gia cùng họ. Chất dẫn truyền thần kinh dopamine là một trong những phân tử đóng vai trò chủ đạo tác động đến hành vi con người.
Dopamine là hoóc môn kiểm soát cảm xúc và sự lạc quan, do đó hệ thống dopamine được cho là ảnh hưởng đến cách xử sự. Gen và những biến thể liên quan đến gen của hệ thống dopamine đóng vai trò lớn trong đặc điểm tính cách cũng như sự đa dạng tính cách trong các nghiên cứu lâm sàng và trên số đông dân số nói chung.
Một ví dụ nổi bật là gen COMT. Nó mã hóa cho enzyme gọi là Catechol-O-Methyltransferase chịu trách nhiệm phân giải chất dẫn truyền thần kinh dopamine tại thùy não trước. Biến thể di truyền của COMT liên quan đến các mức độ khác nhau của chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến hệ thống dopamine của não người.
Người hướng ngoại thường được miêu tả là hoạt bát và hòa đồng. Bản chất sôi nổi, thoải mái của họ đã thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Họ phát triển bản thân mạnh mẽ nhờ sự tương tác với tất cả mọi người.
Vào những năm 1960, nhà tâm lý học Carl Jung lần đầu tiên miêu tả người hướng nội và người hướng ngoại khi đang thảo luận các yếu tố về tính cách của con người. Ông đã phân loại hai nhóm dựa trên nơi họ tìm thấy nguồn năng lượng của mình.
Ông cho rằng, người hướng ngoại luôn tràn đầy năng lượng bởi đám đông và sự tương tác với thế giới bên ngoài. Trong khi người hướng nội cần thời gian một mình để nạp năng lượng, họ cũng dè dặt hơn trong cách cư xử và tương tác với người khác.
Hầu hết mọi người đều rơi vào điểm nào đó ở giữa hướng nội và hướng ngoại. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng gen di truyền và nội tiết tố là 2 trong số những lý do làm cho một người hướng nội hay hướng ngoại nhiều hơn.
2, Một số đặc điểm tính cách của người hướng ngoại
Bạn thích môi trường xã hội: Người có xu hướng hướng ngoại thường là trung tâm của sự chú ý, và bạn cũng thích điều đó. Bạn phát huy mạnh ở những tình huống xã hội và tìm kiếm sự kích thích ở đó. Bạn không ngại phải giới thiệu bản thân mình với người lạ, hiếm khi từ chối những tình huống mới vì không quen biết ai hay sợ làm rối tung việc gì đó.
Bạn không thích và không cần nhiều thời gian ở một mình: Trong khi những người hướng nội cần thời gian cho bản thân sau một buổi tối đi chơi cùng bạn bè hoặc một cuộc họp căng thẳng, những người hướng ngoại sẽ cảm thấy khoảng thời gian ở một mình làm tiêu tốn nhiều năng lượng tự nhiên. Bạn cần sạc lại năng lượng bằng cách ở xung quanh mọi người.
👉 Tìm Hiểu Thêm: Năng khiếu là gì? Có tính di truyền không?
Bạn năng động trong tập thể: Người hướng ngoại cảm thấy thoải mái khi ở trong một tập thể và thậm chí là người dẫn đầu trong các hoạt động tập thể như các hoạt động cuối tuần, một buổi ăn uống sau giờ làm, các sự kiện xã hội. Bạn hiếm khi từ chối các lời mời dự tiệc, đám cưới và các cuộc tụ họp khác.
Bạn dễ kết giao với người khác: Người hướng ngoại kết giao rất dễ dàng, một phần do bạn luôn tận hưởng năng lượng từ mọi người và tương tác ngược lại với họ. Bạn có mạng lưới xã hội rộng và quen biết nhiều người. Việc theo đuổi sở thích và những hoạt động mới giúp những người hướng ngoại mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình.
Bạn sẵn sàng nói đến những vấn đề cần phải giải quyết hoặc đặt câu hỏi: Bạn không ngại nói ra những vấn đề cần phải giải quyết và suy nghĩ của mình cho những người khác; sẵn sàng thể hiện bản thân mình một cách cởi mở; rõ ràng với sở thích và sự lựa chọn của mình.
Bạn thoải mái và tích cực: Người hướng ngoại thường được mô tả là người trong trạng thái hạnh phúc, tích cực, vui vẻ và thân thiện. Bạn có vẻ như không mắc kẹt quá lâu với những vấn đề hay suy nghĩ nhiều về những khó khăn. Tất nhiên bạn cũng sẽ gặp những khó khăn và rắc rối trong cuộc sống nhưng sẽ dễ dàng để nó lại sau lưng và bước tiếp.
Bạn không sợ rủi ro: Người hướng ngoại luôn có thể có những hành vi rủi ro. Một số giả thuyết cho rằng bộ não của họ được kết nối để tự thưởng cho bản thân nếu mọi chuyện diễn ra một cách êm xuôi.
Nếu hành động của họ có thiên hướng rủi ro nhưng vẫn thành công thì não bộ sẽ tự tiết ra chất dopamine (hay được gọi là hormone hạnh phúc) kích hoạt trung tâm khen thưởng của não, giúp họ cảm thấy hưng phấn và hài lòng. Đó là lý do những người hướng ngoại sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn vì khi đó lượng hóa chất kích thích não bộ tăng vọt.
Bạn linh hoạt trong nhiều tình huống: Người hướng ngoại dễ thích nghi với mọi tình huống và luôn có cách sáng tạo khi gặp vấn đề mới. Không phải tất cả những người hướng ngoại đều có kế hoạch trước khi hành động, bạn thích những quyết định tức thời hơn.
Thực tế trong cuộc sống hiện nay, hầu hết mọi người đều rơi vào đâu đó ở giữa hướng nội và hướng ngoại và rất ít người biểu hiện một loại tính cách. Con người có thể thay đổi tính cách trong suốt cuộc đời thông qua môi trường giáo dục, gia đình, bạn bè.... Bạn có thể hướng nội khi còn nhỏ nhưng dần hướng ngoại khi trưởng thành, và sự giao động trong phổ nhân cách đó hoàn toàn bình thường.
3, Hướng ngoại có phải do gen di truyền không?
Linda Blair, một nhà tâm lý học lâm sàng cho rằng mức độ hướng ngoại hay hướng nội đã có sẵn trong DNA của bạn. Nói một cách khác là bạn không thể thay đổi được nó. Mức độ đó liên quan đến nhu cầu kích thích trước khi hành động.
Người hướng nội có rất nhiều chất hóa học khiến họ cảm thấy bị kích thích, trong khi người hướng ngoại thì không có nhiều như vậy. Đây là lý do người hướng nội có xu hướng tránh những nơi đông người hoặc deadline - những điều làm tăng thêm áp lực trong khi họ đã có sẵn áp lực bên trong mình. Còn người hướng ngoại do không có đủ hóa chất kích thích này nên để hoàn thành điều gì đó, họ sẽ tìm kiếm nguồn áp lực từ bên ngoài.
Mức độ hướng ngoại được gen quy định đến 60%. Lấy ví dụ gen DRD2, một gen tham gia vào “hệ thống khen thưởng” của não bộ. Người hướng ngoại thường có một biến thể đặc trưng của gen này giúp họ dễ có cảm xúc tích cực hay dễ cảm thấy “hài lòng” hơn người hướng nội.
Tuy nhiên, gen không thể lý giải được hết mọi vấn đề liên quan đến hướng ngoại. Các nhà nghiên cứu tin rằng yếu tố môi trường cũng tham gia điều chỉnh xu hướng tính cách. Ví dụ, căng thẳng tâm lý thuở ấu thơ có thể làm một người trở nên hướng nội hơn dù họ sinh ra là người hướng ngoại.
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/what-is-an-extrovert#Personality-traits-of-an-extrovert
- https://www.businessinsider.com/why-people-are-extroverts-or-introverts-2018-4
Từ khóa » đặc điểm Của Tính Cách Hướng Ngoại
-
Hướng Nội Và Hướng Ngoại – Wikipedia Tiếng Việt
-
7 đặc điểm Của Người Có Tính Cách Hướng Ngoại - Giáo Dục - Zing
-
Ưu Nhược điểm Của Người Hướng Ngoại Là Gì? Bạn đã Biết?
-
Bạn Là Người Hướng Nội Hay Hướng Ngoại?
-
Hướng Ngoại Là Gì? 5 đặc điểm Của Tính Cách Của Người Hướng Ngoại
-
Người Hướng Ngoại (Extrovert) Và 5 đặc điểm Nhận Biết
-
5 Đặc Điểm Tính Cách Của Người Hướng Ngoại - CareerToday
-
Người Hướng Ngoại Là Gì? Đặc điểm Tính Cách Người Hướng Ngoại
-
5 đặc điểm Tính Cách đặc Trưng Của Người Hướng Ngoại
-
Thế Nào Là Người Hướng Ngoại? - MẸO SỐNG
-
Người Hướng Ngoại Và Những ưu – Nhược điểm đặc Trưng - ELLE Man
-
7 đặc điểm Của Hai Loại Người Có Tính Cách Hướng Nội Và Hướng Ngoại
-
5 đặc điểm Dễ Dàng Nhận Biết Một Người Hướng Ngoại
-
8 Dấu Hiệu Cho Biết Bạn Là Người Hướng Ngoại