Người Làm Lộ đề Thi Sẽ Phải đối Diện Với Mức Xử Lý Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Về vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật có quan điểm như sau:
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật. |
Tại Quyết định 809/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản quy định về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật lĩnh vực giáo dục gồm: Kế hoạch, chương trình hành động, báo cáo, tài liệu kèm theo báo cáo của Bộ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục phục vụ an ninh quốc gia; Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức và dự bị các kỳ thi THPT, thi học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai; thông tin về người thuộc quân đội, Công an,… được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.
Các bí mật nhà nước thuộc độ Mật gồm 7 loại thông tin như: Báo cáo về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục của các tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến chính trị, quốc phòng chưa công khai; Báo cáo của Bộ về an ninh chính trị đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên chưa công khai; Hồ sơ về xét tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị hàng năm chưa công khai.
Ngoài ra, ở mức độ Mật còn có: Vũ khí bộ binh hoán cải phục vụ cho giáo dục quốc phòng và an ninh; Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi, các văn bản về nhân sự của hội đồng/ban ra đề thi và in sao đề thi; phương pháp vận chuyển, bảo quản và lưu giữ đề thi của các kỳ thi THPT quốc gia, thi học sinh giỏi,…
Như vậy, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức và dự bị các kỳ thi tốt nghiệp THPT là tài liệu bí mật nhà nước, được pháp luật bảo vệ. Hành vi tiết lộ, mua bán, trái phép tài liệu bí mật nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý hình sự tội "Làm lộ bí mật nhà nước" theo Điều 337, Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
VKSND tối cao vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Thị My (sinh năm 1963, nguyên giáo viên Đại học Sư phạm Hà Nội) và khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cứ trú đối với Bùi Văn Sâm (sinh năm 1949, nguyên giáo viên Đại học Sư phạm Hà Nội) cùng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (ảnh minh họa). |
Như đã phân tích ở trên, đề thi các kỳ thi quốc gia, trong đó có kỳ thi tốt nghiệp THPT là thông tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước. Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tiết lộ thông tin này là hành vi vi phạm pháp luật và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi làm lộ đề thi, cấu kết, dàn xếp với nhau để gian lận, tiêu cực trong lĩnh vực thi cử là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực giáo dục là cần thiết.
Theo quy định của pháp luật thì người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị xử lý hình sự về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau: Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.
Từ khóa » Tìm Ra Người Làm Lộ đề Thi
-
Đã Tìm Ra Người Làm Lộ đề Thi ở Đồng Tháp | VOV.VN
-
Người Phát Hiện Vụ Lộ đề Thi Môn Sinh: Tôi Nhiều Lần Gửi Thư Cho Bộ ...
-
Tìm Ra Người Làm Lộ đề Thi Lớp 11 ở Đồng Tháp
-
Đà Nẵng Thông Tin Về Thí Sinh Làm Lộ đề Thi Toán THPT - Báo Lao Động
-
Giáo Dục 24/7: Tìm Ra Người Làm Lộ đề Thi Khiến Học Sinh Phải Thi Lại
-
Làm Lộ đề Thi THPT Quốc Gia Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
Một Thí Sinh Làm Lộ đề Thi Toán Tốt Nghiệp THPT, đăng Lên Mạng Nhờ ...
-
Làm Lộ đề Thi THPT Quốc Gia Bị Xử Lý Thế Nào? - Thư Viện Pháp Luật
-
Tìm Ra Người Làm Lộ đề Thi - Kenh14
-
Tìm Ra Người Làm Lộ đề Thi Ngữ Văn Lớp 9 ở TP. Pleiku - Dân Trí
-
Công An Vào Cuộc Vụ Nghi Vấn đề Toán 'lọt' Lên Mạng Khi Chưa Hết Giờ
-
Đã Tìm Ra Người Làm Lộ đề Thi Học Kỳ Khối 11 - Dân Trí
-
Khởi Tố 2 Giáo Viên Vụ Lộ đề Thi Sinh Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT 2021
-
Nghi Vấn Lộ đề Thi Tốt Nghiệp THPT: Đã Có Kết Quả Xác Minh