Người Lao động Có Tự Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội được Không?

Người lao động có tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không? Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Sổ BHXH ghi lại những thông tin của người lao động về quá trình đóng và hưởng BHXH. Vậy khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, người lao động có tự đi chốt sổ BHXH cho mình được không? Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
  • 2. Người lao động có tự đi chốt sổ BHXH được không?
  • 3. Quy định về chuyển mã ngạch theo thông tư 11/2014/TT-BNV?

1. Tư vấn thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định pháp luật, khi công ty có người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại công ty. Vậy, khi công ty chưa làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể tự thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội không? Thủ tục thực hiện như nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Trách nhiệm chốt sổ BHXH của người sử dụng lao động;

+ Thủ tục chốt sổ BHXH;

+ Người lao động có đi chốt sổ BHXH được không?

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Người lao động có tự đi chốt sổ BHXH được không?

Nội dung tư vấn:

Xin chào luật sư , em muốn hỏi luật sư là mình có thể tự đi chốt sổ bhxh được không ? vì em nghỉ ngang nên bây giờ công ty cũ bắt em phải nộp tiền bồi thường hợp đồng rồi mới chốt sổ cho em , sổ thì em giữ . Vậy xin luật sư tư vấn cho em là có thể tự đi chốt sổ được không . Và cần những giấy tờ gì ạ ! Em xin chân thành cảm ơn .

Tư vấn:

Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty tư vấn về trường hợp này của chị như sau:

Tại Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”.

Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định trên, người lao động không thể tự đi chốt sổ BHXH. Trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động. Trường hợp, công ty không chốt sổ BHXH, bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ.

Theo quy định về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi có quyết định nghỉ việc của công ty và hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:

Báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc

Các trường hợp người lao động di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT; ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN ….: 1. Thành phần hồ sơ:

….1.2. Người lao động

a) Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.

b) Sổ BHXH.

c) Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Vậy nên, khi chị nghỉ làm mà có quyết định nghỉ việc của công ty theo quy định của pháp luật thì chị có thể làm hồ sơ để chốt sổ bảo hiểm xã hội .

---

3. Quy định về chuyển mã ngạch theo thông tư 11/2014/TT-BNV?

Câu hỏi:

Chào luật sư. tôi là nhân viên trường học. Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, mã ngạch 01.009 - Nhân viên phục vụ.Theo Thông tư Số: 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội Vụ, ban hành ngày 09 tháng 10 năm 2014 thì mã ngạch 01.009 đã bị bãi bỏ khi Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/12/2014 vậy cho tôi hỏi thời gian tôi được chuyển sang ngạch viên chức mã ngạch 01.005 được tính bắt đầu từ thời gian nào?

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV về chức danh, mã ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyển ngành hành chính. Cụ thể:

Điều 9. Ngạch nhân viên

1. Chức trách

Là ngạch công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ thực thi, thừa hành trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm phục vụ các hoạt động của cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở lên.

2. Nhiệm vụ

a) Được giao đảm nhiệm các công việc cụ thể như phô tô, nhân bản các văn bản, tài liệu; tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan, tổ chức;

b) Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức;

c) Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

d) Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ khác như: bảo vệ, lái xe, phục vụ, lễ tân, kỹ thuật và các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc và trực thuộc;

b) Hiểu biết về các nghiệp vụ đơn giản của công tác văn thư hoặc các nghiệp vụ, nhiệm vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm; thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao trong việc chuyển giao, tiếp nhận văn bản, tài liệu;

c) Nắm vững quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư;

d) Sử dụng thành thạo các phương tiện, kỹ thuật phục vụ in, sao tài liệu và các thiết bị văn phòng.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Trừ trường hợp là lái xe phải có bằng lái được cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến các công việc được giao nếu nhiệm vụ hoặc vị trí việc làm có yêu cầu.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2014.

3. Bãi bỏ ngạch và mã số các ngạch tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức, cụ thể như sau:

...

đ) Nhân viên phục vụ (mã số ngạch 01.009);

Đối với công chức hiện đang giữ các ngạch nêu tại Khoản 3 Điều này được chuyển sang ngạch nhân viên (mã số ngạch 01.005) quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

Theo đó, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì thời điểm bạn bắt đầu chuyển sang ngạch nhân viên (mã số ngạch 01.005) tính từ ngày 1/12/2014.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Từ khóa » Tự đi Chốt Sổ Bảo Hiểm