Người Lao động Làm Giả Hồ Sơ Xin Việc Phải Chịu Trách Nhiệm Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng người lao động làm giả giấy tờ để đi xin việc diễn ra hiện nay khá phổ biến. Như vậy, quy định của pháp luật hiện nay như thế nào về việc làm giả hồ sơ xin việc? Người lao động có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Hồ sơ xin việc là gì?
- 2 2. Hồ sơ xin việc trong tiếng Anh là gì?
- 3 3. Đặc điểm chung của hồ sơ xin việc
- 4 4. Người lao động làm giả hồ sơ xin việc thì xử lý như thế nào?
1. Hồ sơ xin việc là gì?
Theo cách hiểu đơn giản nhất, hồ sơ xin việc chính là một tập hợp của những tài liệu về cá nhân của người xin việc làm. Trong đó có sự mô tả lại quá trình học tập, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và những mong muốn cũng như các định hướng ở trong tương lai của người viết đơn xin việc.
Định nghĩa của Wikipedia nói rằng, hồ sơ xin việc có tên gọi thông dụng khác theo ngôn ngữ phương Tây chính là Résumé hoặc Curriculum, CV. Tuy nhiên tại Việt Nam ta thì có sự phân biệt giữa những cách gọi này, và vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết ở một nội dung khác.
Theo Wiki, hồ sơ xin việc chính là một tập tài liệu có nội dung tóm tắt về chính bản thân một người, trong đó thể hiện được quá trình giáo dục của người đó, có sự liệt kê cả những kinh nghiệm việc làm để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin việc.
Trong các tài liệu của bộ hồ sơ xin việc, tờ Sơ yếu lý lịch hay Lý lịch trích ngang sẽ là tài liệu nhận được sự quan tâm đầu tiên của nhà tuyển dụng khi họ nhận tập hồ sơ xin việc của bạn. Bởi lẽ đây là tài liệu giúp bạn cung cấp đến cho nhà tuyển dụng những thông tin quan trọng về bản thân bạn.
2. Hồ sơ xin việc trong tiếng Anh là gì?
Hồ sơ xin việc trong tiếng Anh là Job application.
Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ cơ bản sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau :
- Sơ yếu lý lịch tự thuật có dấu xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Đơn xin việc
- CV xin việc
- Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày khám.
- Bản phô tô công chứng các loại chứng chỉ, bằng cấp đi kèm (nếu có).
- Chứng minh thư bản phô tô (có công chứng).
- 4 ảnh chân dung kích thước 4×6.
3. Đặc điểm chung của hồ sơ xin việc
Nói chung, một bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ chứa trong đó các nội dung ngắn gọn, thường chỉ dài từ một đến 2 trang giấy, chỉ có tờ khai Sơ yếu lý lịch dài 4 mặt giấy. Nội dung chứa trong bộ hồ sơ xin việc thường chỉ bao gồm các kinh nghiệm việc làm có liên quan trực tiếp đến người nộp và với công việc đang ứng tuyển mà thôi.
Khi thể hiện nội dung trong các tài liệu của hồ sơ xin việc, các sự kiện về bản thân người viết sẽ được liệt kê theo thứ tự thời gian nhất định, có thể thời gian đếm ngược hoặc thời gian xuôi đều được, tùy vào cách lựa chọn trình bày của người viết.
Tuy nhiên, ngoài cách sắp xếp theo trình tự thời gian, nhiều người cũng lựa chọn phong cách sắp xếp các dữ kiện của mình theo kinh nghiệm việc làm hoặc theo chủ đề. Chẳng hạn như hồ sơ xin việc của sinh viên mới ra trường, hồ sơ của người đã có nhiều kinh nghiệm,… Điều này cũng tương tự với cách làm của CV xin việc.
Như chúng ta đã nói ở trên, trong bộ hồ sơ xin việc có rất nhiều giấy tờ nhưng Sơ yếu lý lịch chính là loại giấy tờ được nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Vậy ở các quốc gia khác nhau người ta quan niệm như thế nào về tờ khai sơ yếu lý lịch? Có thể tìm hiểu qua đôi nét về vấn đề này vì biết đâu hoàn cảnh của bạn đọc phải chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc tại một quốc gia khác thì sao hoặc không cũng là để tăng thêm sự hiểu biết và nắm được rõ ràng hơn về giá trị của bản Sơ yếu lý lịch mà mình sẽ sử dụng.
Tại Việt Nam, đa phần bản sơ yếu lý lịch được các nhà tuyển dụng yêu cầu phải được đóng dấu công chứng và có chữ ký tại Ủy ban Nhân dân Xã – Phường hay dấu xác nhận tại một cơ quan nhà nước có uy tín và thẩm quyền nào đó. Điểm đặc biệt ở đây đó là các Ủy ban Nhân dân chỉ đóng dấu xác nhận cho bạn khi bản Sơ yếu lý lịch của bạn khi bạn điền vào đúng theo một khuôn mẫu có sẵn nằm trong túi hồ sơ giấy. Trong mẫu Sơ yếu lý lịch in sẵn này luôn có mục trình bày về lịch sử gia đình.
Ngoài mẫu hồ sơ in sẵn trong tập hồ sơ giấy thì hiện tại có nhiều trang web hỗ trợ tạo và tải mẫu hồ sơ xin việc, mẫu Sơ yếu lý lịch hay có thể gửi đến tay nhà tuyển dụng mà điển hình hơn cả chính là website Cv.com.vn.
Khi đi xin việc làm tại Việt Nam, người xin việc cần phải tuân thủ những quy định chung đó chính là mang theo bộ hồ sơ xin việc gồm có đầy đủ các loại giấy tờ. Còn vấn đề hồ sơ xin việc cần những gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở nội dung bên dưới.
Không giống như ở Việt Nam, tại Mỹ tất cả mọi người đánh đồng khái niệm Hồ sơ xin việc với CV xin việc, gọi chung là Curriculum Vitae. Nó mang ý nghĩa của một loại văn bản tự giới thiệu về bản thân người ứng viên, độ dài có thể lên tới vài trang giấy.
Bên cạnh việc chứa đựng những thông tin về quá trình học tập, kinh nghiệm, giải thưởng thành tựu thì trong Sơ yếu lý lịch – Curriculum Vitae còn phải bao gồm cả ví dụ thực tế về những công trình được thực hiện trước đó bởi chính người xin việc. Những trường hợp thường được yêu cầu nộp hồ sơ dạng này thường xin vào các vị trí việc làm về nghiên cứu khoa học hoặc việc làm thuộc chuyên ngành y khoa.
Từ Résumé có giá trị ý nghĩa gần với bản sơ yếu lý lịch nhiều hơn là CV xin việc. Khi sử dụng thuật ngữ này đồng nghĩa với việc bạn sẽ chấp nhận một vài thay đổi nhỏ trong cách thức thực hiện. Bao gồm độ dài của Résumé thường có nội dung ngắn gọn trong 1 đến 2 trang giấy và phục vụ chủ yếu đối với các vị trí việc làm kinh doanh thông thường.
Bản sơ yếu lý lịch của Mỹ còn mang theo các đặc điểm sau:
- Không cần kèm theo ảnh cá nhân, trừ ứng tuyển vào các vị trí nghệ thuật biểu diễn
- Đối với xin việc tại vị trí việc làm nghiên cứu khoa học, bạn nên liệt kê sự kiện từ cũ nhất cho đến mới hơn còn các ngành nghề khác thì liệt kê theo trình tự thời gian đếm ngược
4. Người lao động làm giả hồ sơ xin việc thì xử lý như thế nào?
Tại Điều 16 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
“2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.”
Như vậy đây được xem là nghĩa vụ mà mọi người lao động bắt buộc cần phải tiến hành thực hiện nhằm mục đích rõ ràng thông tin trong quan hệ lao động giữa bên sử dụng lao động với bên lao động cũng như tạo điều kiện để việc quản lý người lao động của người sử dụng lao động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế độ chính xác thông tin của người lao động đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần tự giác của chính họ. Do đó, nhằm để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên kiểm tra thật kỹ lưỡng đối với các giấy tờ, tài liệu, thông tin mà người lao động cung cấp.
Phần lớn các loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc người sử dụng lao động đều yêu cầu người lao động phải tiến hành đi công chứng, chứng thực.
Theo Khoản 4 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
” 4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ; bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
b) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại;
c) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
d) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập mà không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
đ) Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu không còn giá trị sử dụng;
e) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
g) Chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi của người chứng thực.”
Trường hợp nếu cơ quan công chứng, chứng thực không thể phát hiện được hành vi giả mạo khi công chứng, chứng thực, sau đó người lao động nộp hồ sơ và được đi làm thì vấn đề phát sinh bây giờ sẽ lớn hơn rất nhiều.
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, nếu bị phát hiện thì người lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động như khiển trách; cách chức, sa thải, hoặc bị kéo dài thời hạn nâng lương,…việc này sẽ tùy theo mức độ vi phạm của người lao động.
– Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 39 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP người lao động sẽ bị phạt tiền từ 01 triệu đồng cho đến 02 triệu đồng nếu có hành vi kê khai không đúng sự thật đối với các nội dung mà có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội .
– Theo khoản 4 Điều 17 của luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định cụ thể về việc cấm giả mạo, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Do đó, theo khoản 2 Điều 122 của Luật này, cá nhân có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân đó. Đồng thời, nếu gây thiệt hại cần phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Như vậy, người lao động không nên mượn hồ sơ, giấy tờ của người khác để đi xin việc khi mình chưa đủ tuổi làm việc tại công ty/doanh nghiệp. Vì hành vi đó là vi phạm pháp luật. Bạn nên tìm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình, khi nào đủ tuổi rồi đã làm hồ sơ xin việc vào công ty/doanh nghiệp mà bạn mong muốn làm việc.
Từ khóa » Cách Làm Hồ Sơ Xin Việc Giả
-
Làm Hồ Sơ Xin Việc Giả Có Phạm Tội Không? - Luật Hoàng Phi
-
Người Lao động Làm Giả Hồ Sơ Xin Việc Bị Xử Lý Thế Nào? - LuatVietnam
-
Làm Hồ Sơ Giả để Xin Việc Bị Xử Lý Thế Nào? - Luật Sư 247
-
Làm Giả Hồ Sơ Xin Việc, Người Lao động Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Làm Hồ Sơ Xin Việc Giả ở đâu Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng
-
Mượn Danh để Làm Hồ Sơ Giả đi Xin Việc: Coi Chừng Mất Quyền Lợi Về ...
-
Cách Làm Hồ Sơ Giả Xin Việc - Thả Rông
-
Dễ Mua Hồ Sơ Giả Xin Việc Làm - Báo Tuổi Trẻ
-
Làm Hồ Sơ Xin Việc Giả Sẽ Gây Ra Hậu Quả Như Thế Nào? - Vieclam123
-
Dịch Vụ Nhận Làm Giấy Tờ Giả Như Thật Giá Rẻ, Toàn Quốc
-
Làm Hồ Sơ Xin Việc Giả Có Phạm Tội Không?
-
Nhận Làm Giấy Tờ Giả Các Loại Giá Hợp Lý - Làm Bằng Nhanh
-
Làm Giả Hồ Sơ Xin Việc, Người Lao động Bị Xử Lý Như Thế Nào?