Người Lính Việt Gìn Giữ Hòa Bình Liên Hợp Quốc - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
- Công binh Việt Nam trinh sát thực địa, sẵn sàng làm nhiệm vụ tại Phái bộ UNISFA
Ngày 27-5-2022, toàn bộ thành viên Bệnh viện dã chiến 2.3 về đến Việt Nam trong vòng tay chào đón yêu thương của gia đình, người thân và quê hương, kết thúc nhiệm kỳ thực hiện sứ mệnh Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Phái bộ Nam Sudan.
Bệnh viện dã chiến 2.3 kế thừa và phát triển những di sản mà hai Thê đội bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam đi trước để lại, với 63 thành viên có tuổi đời trung bình còn rất trẻ (34 tuổi). Lứa tuổi dễ thích nghi, luôn háo hức khám phá cái mới, chịu khó học hỏi trong môi trường đa văn hóa của Liên Hợp Quốc và đặc biệt là dám đương đầu với những thử thách ở vùng đất Nam Sudan, Châu Phi. Những người lính làm nhiệm vụ ở Bệnh viện dã chiến 2.3 đã để lại nhiều ấn tượng cũng như tình cảm sâu sắc trong lòng người dân Nam Sudan.
Bà Jane Kony, Quyền trưởng Căn cứ Bentiu đã nói với các y bác sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam: “Người dân ở đây nói rằng làm ơn đừng đi nhưng nếu các bạn vẫn phải rời đi hãy đảm bảo sẽ quay trở lại. Những gì đã đạt được ở đây là vì các bạn có trái tim hướng đến người dân, khi rời đi hãy biết rằng các bạn sẽ rất được tôn trọng”.
Những ngày tháng làm nhiệm vụ ở vùng đất đầy khắc nghiệt, y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến 2.3 vẫn luôn ấp ủ và tạo ra những cái đầu tiên vô cùng đặc biệt. Mỗi thành viên, bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ còn háo hức tham gia những trải nghiệm khám phá bản thân. Nhiều người trẻ tự tin và thỏa sức sáng tạo khi tham gia vào các nhóm: Nhóm sáng tạo, Nhóm truyền thông, Nhóm làm bánh, Nhóm làm vườn, Nhóm hớt tóc, Nhóm mộc… Thành công của các nhóm đã giúp bệnh viện dã chiến lan tỏa hình ảnh tốt đẹp của người lính cụ Hồ đến người dân Nam Sudan cũng như bạn bè quốc tế.
Bác sĩ sản khoa Tống Vân Anh cùng nha sĩ Lưu Phước Hải là hai đôi tay tài hoa đã cho ra đời những sản phẩm gây ấn tượng với bạn bè quốc tế như Bản đồ Việt Nam, Pakistan, Campuchia, cờ nước Nhật Bản làm từ những viên sỏi được góp nhặt ở Nam Sudan. Bức tranh Hoa sen ở cổng chính Bệnh viện, bức ảnh Bác Hồ với lực lượng Gìn giữ hòa bình được trang trí đẹp mắt…
Trung úy Nguyễn Tiến Phúc vừa đảm nhận nhiệm vụ lái xe vừa tích cực tham gia các nhóm làm bánh, truyền thông, sáng tạo, nấu ăn, hòa nhịp cùng Lê Na kỹ thuật viên X-Quang tạo ra nhóm làm bánh Phúc – Na. Tận dụng nguyên liệu được Liên Hợp Quốc cung cấp, các bạn đã tạo ra những chiếc bánh bông lan cam tươi, bánh kem hình quân phục Gìn giữ hòa bình, cờ nước Pakistan, Ghana, Campuchia… làm quà tặng bạn bè quốc tế.
Thời gian rảnh rỗi, mọi người lại rủ nhau đi nhặt hạt cây để về ươm giống, thành quả chính là gần 1.000 cây con cho bóng mát, được trồng tại bệnh viện dã chiến và tặng cho các trường học, đơn vị, cơ quan địa phương nhằm mục đích lan tỏa cho học sinh và người dân địa phương ý thức bảo vệ môi trường sống và phủ xanh vùng Bentiu khô cằn.
Trên những vạt đất vốn trống trải ban đầu, chỉ một thời gian ngắn đã được phủ xanh bằng các loại rau xanh, củ quả và dây leo, đảm bảo cung cấp đủ rau xanh cho toàn bộ bệnh viện dã chiến vào các mùa trong năm.
Những đôi tay không chỉ giỏi cầm kéo, cầm kim trong lĩnh vực y tế, mà họ còn có khiếu ăn nói, thuyết trình và dân vận cực kỳ tốt với vốn ngoại ngữ thuần thục lưu loát. Những buổi dân vận hướng đến học sinh, bệnh nhân, tù nhân, người dân ở trại tị nạn, nông dân trồng rau, phụ nữ, bệnh nhân HIV… thông qua hình thức phong phú hấp dẫn như tặng cây con, hướng dẫn trồng cây, khám và tư vấn bệnh, tầm soát HIV, tặng thuốc, khẩu trang, xà phòng sát khuẩn, nước giải khát, bánh trái, bàn ghế học sinh, tổ chức các trò chơi dân gian Việt Nam…
Song, nhiệm vụ chính của họ vẫn là khám chữa bệnh và cấp cứu con người. Bệnh viện đã ứng dụng hệ thống tư vấn từ xa trong mổ cấp cứu đối với các ca nặng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Bệnh viện Quân y 175 cách xa gần 10.000 cây số. Trong điều kiện khắc nghiệt của vùng đất mới, y bác sĩ vẫn đảm bảo thông suốt và thực hiện đầy đủ phương pháp cứu chữa bệnh nhân như: Châm cứu y học cổ truyền Việt Nam kết hợp vật lý trị liệu hiện đại trong điều trị các chứng đau cơ khớp, kỹ thuật can thiệp giảm đau sau mổ ổ bụng dưới, đánh giá tình trạng tăng áp lực nội soi bằng siêu âm… Chiến dịch hỗ trợ mổ cấp cứu cho bệnh viện dân sự Bác sĩ Không biên giới MSF ở Bentiu, đã thắt chặt thêm mối quan hệ giữa hai người bạn láng giềng mà điểm nhấn là thành công ca mổ bắt con ở bà mẹ Nam Sudan bị gù vẹo cột sống nặng do di chứng bệnh lao cột sống trong điều kiện trang thiết bị phòng mổ của bệnh viện bạn còn rất “dã chiến”.
Trung tá Phạm Tân Phong, Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Chỉ huy trưởng lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Phái bộ Nam Sudan đã chia sẻ rằng, những tháng ngày trực tiếp thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình cùng đồng đội thân yêu và những đồng nghiệp quốc tế sẽ mãi là một trong những quãng thời gian đáng trân trọng nhất trong cuộc đời của riêng mình. Những bữa cơm “gia đình” trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc, những buổi cùng nhau ươm trồng mầm cây xanh, chăm sóc luống rau và cả một mùa tết xa quê thấm đẫm hương vị Việt Nam luôn là kỷ niệm đẹp, sẽ mãi còn lại trong tình thương và nỗi nhớ của người lính.
2. Với nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, hành trình để có một tấm vé lên chiếc Boeing C17 của Không quân Hoàng gia Australia chuyên chở lực lượng Gìn giữ hòa bình của Việt Nam tới Nam Sudan làm nhiệm vụ không hề dễ dàng. Anh cho biết, mình chỉ là một nhiếp ảnh gia sinh hoạt trong Hội nhiếp ảnh Việt Nam, hoàn toàn không có bổn phận nào liên quan đến công việc quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhưng vì đam mê với nghề, quá yêu tinh thần dấn thân và cống hiến của những y, bác sĩ, chiến sĩ bộ đội cụ Hồ nên anh khao khát được tham gia, ấp ủ ý tưởng một bộ ảnh về hành trình tham gia Gìn giữ hòa bình của lực lượng y tế Việt Nam trên mảnh đất Nam Sudan. Ngày nhận được công văn đồng ý của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Nguyễn Á đã sung sướng đến nghẹn ngào.
Đoàn khởi đầu hành trình tại sân bay Nội Bài vượt qua chặng đường dài 8.000km, với thời gian bay hơn 12 tiếng, Nguyễn Á cùng các chiến sĩ, Đội công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 xuất quân thực hiện nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc đáp xuống phi trường Juba, thủ đô Nam Sudan.
Đó là thời khắc các chiến sĩ “mũ nồi xanh” Việt Nam phối hợp với lực lượng nước bạn theo dõi, giám sát tiến trình hòa bình trong những vùng hậu xung đột; các y bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện dã chiến tận tụy vượt qua mọi trở ngại đến với bệnh nhân. Là cảnh hỗ trợ người dân địa phương bảo trì nguồn nước sạch, kiểm tra sửa chữa máy phát điện, trồng rau xanh cải thiện bữa ăn trong thời tiết khô hạn, trao quà cho các em nhỏ… Hay hình ảnh sau những giờ làm việc căng thẳng lại tiếp tục trồng hoa làm đẹp lán trại, thi đấu bóng bàn, bóng chuyền rèn luyện thân thể, vệ sinh đơn vị…
Những giọt mồ hôi thấm đẫm trên gương mặt mỗi chiến sĩ nhưng nụ cười vẫn nở rạng rỡ trên môi đã ẩn chứa sức mạnh vô hình…
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã chia sẻ: “Chuyến đi lần này là một cơ hội quý giá và hiếm hoi trong đời, nên tôi luôn tự nhủ phải cố gắng hết mình, hoạt động hết khả năng để có càng nhiều hình ảnh tư liệu càng tốt, phần nào góp sức khắc họa hình ảnh về con người Việt Nam thông qua tổ chức Liên Hợp Quốc chung tay giúp đỡ bạn bè quốc tế. Ngoài ra, tôi còn muốn giới thiệu thêm về con người và đất nước Nam Sudan, một quốc gia tuy còn bất ổn về chính trị, cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng người dân vẫn luôn lạc quan và vô cùng mến khách. Mỗi lần gặp đoàn Việt Nam, họ luôn nở nụ cười và nói với chúng tôi: “Viet Nam very good, Viet Nam number one”.
Trung tá Trịnh Mỹ Hòa - Giám đốc Bệnh viện dã chiến 2.3 Nam Sudan cho biết, tại nơi lực lượng đóng quân, rất gần đó là khu vực tị nạn của người dân. Nếu tác nghiệp không khéo, chỉ cần giơ máy ảnh lên mà không có sự thỏa thuận hoặc đồng ý, người dân rất có thể phản đối và nguy cơ xảy ra cuộc bạo động rất lớn. Vượt qua tất cả gian khổ, khó khăn, trong thời gian một tháng ăn ở, sinh hoạt cùng các chiến sĩ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã khắc họa, chấm phá những gì đẹp nhất, ấn tượng nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời của từng nhân vật tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngày 1-7-2022, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã tổ chức triển lãm bộ sách ảnh “Hành trình cùng Lực lượng Gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan” tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh. Sách ảnh là 150 bức ảnh màu được nhiếp ảnh gia chọn lọc từ hàng ngàn bức ảnh được bấm máy trên đất nước Nam Sudan, góp phần khắc họa hình ảnh về người lính đang góp thêm những điểm son đẹp trong Đối ngoại Quốc phòng.
- Công binh Việt Nam triển khai nhiệm vụ ngay khi chuyển quân đến UNISFA
Từ khóa » Việt Nam Sử Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình
-
Hôm Nay, Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Việt Nam Xuất Quân đợt Lớn ...
-
Chủ Tịch Nước Dự Lễ Xuất Quân đội Công Binh đầu Tiên Tham Gia Gìn ...
-
Lần đầu Tiên Công Binh Việt Nam Tham Gia Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình
-
Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Việt Nam ở Nam Sudan Qua ống Kính ...
-
Bộ đội Việt Nam Gìn Giữ Hoà Bình Liên Hợp Quốc - VnExpress
-
Trung Tâm Gìn Giữ Hòa Bình Việt Nam: Cổng Thông Tin điện Tử
-
Tham Gia Gìn Giữ Hòa Bình LHQ Tạo Thế Và Lực Mới Cho Hội Nhập
-
Gìn Giữ Hòa Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghị Quyết Về Tham Gia Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Của Liên Hợp Quốc
-
Việt Nam Là Thành Viên Có Trách Nhiệm đối Với Sứ Mệnh Gìn Giữ Hòa ...
-
Sứ Mệnh Gìn Giữ Hòa Bình - Báo Nhân Dân
-
Đội Công Binh Và Bệnh Viện Dã Chiến Việt Nam Lên đường Gìn Giữ ...
-
Chủ Tịch Nước Dự Lễ Xuất Quân Của Các Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình ...
-
Ra Mắt Sách ảnh Về Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Tại Nam Sudan