Người Lưu Giữ Hơn 2.000 Kỷ Vật Chiến Tranh

Khám phá

Người lưu giữ hơn 2.000 kỷ vật chiến tranh
  • 11/01/2021
Chúng tôi tìm đến nhà anh Trần Văn Thập ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - người nổi tiếng với việc sưu tầm và lưu giữ hơn 2.000 kỷ vật chiến tranh.
Kỷ vật chiến tranh giúp thế hệ hôm nay hiểu thêm về một thời hào hùng nhưng đầy bi tráng của cả dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 - 1975). Từ đó, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tôn vinh và tri ân các thế hệ cha ông đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.
Được biết, anh Thập sinh năm 1978, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sớm phải lo kinh tế, giúp đỡ bố mẹ. Sau gần 10 năm theo học nghề xây dựng, tay nghề vững vàng, anh bắt đầu tự mình nhận thi công các công trình như trường học, nhà văn hóa, chung cư… Do đặc thù công việc, anh đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, trong đó, anh ấn tượng với những người có niềm đam mê sưu tầm và chơi đồ cổ để rồi sự say mê đó ngấm vào anh lúc nào không biết. Cứ vậy, anh đi khắp nơi, rong ruổi từ Bắc vào Nam, cất công tìm kiếm để sưu tầm và lưu giữ những cổ vật có giá trị, ý nghĩa. Mỗi chuyến đi của anh từ 5 - 10 ngày, thậm chí kéo dài cả tháng trời. Vợ con anh thấu hiểu đam mê ấy của anh nên cũng ủng hộ. Cùng với việc sưu tầm cổ vật, niềm đam mê của anh Thập là sưu tầm những kỷ vật chiến tranh. Hiện tại, bộ sưu tập của anh anh Trần Văn Thập có hơn 2.000 cổ vật, kỷ vật chiến tranh. Trong đó phải kể đến những chiếc áo trấn thủ, bình tông, vỏ đạn pháo, mũ cối, mũ phi công của quân ta và Mỹ, la bàn, ống nhòm, những chiếc cúp làm từ xác máy bay Mỹ thứ 2.000 và 4.000 do dân quân tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ) bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Đặc biệt là tấm bản đồ gốc trận tiến công tiêu diệt cứ điểm làng Vây bằng đột phá hiệp đồng binh chủng trong hành tiến của Sư đoàn 304 trong Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh đêm 6, rạng ngày 7-2-1968...
Hiện nay, “Bảo tàng tư gia” của anh Trần Văn Thập lưu giữ hơn 2.000 kỷ vật thời chiến. Những lúc rảnh rỗi, anh Thập lại mang những kỷ vật ra ngắm nghía, lau bụi. Phần lớn "gia tài" kỷ vật thời chiến đều do anh Trần Văn Thập dày công tìm kiếm và mua lại. Anh Trần Văn Thập giới thiệu tấm bản đồ gốc trận tiến công tiêu diệt cứ điểm làng Vây bằng đột phá hiệp đồng binh chủng trong hành tiến của Sư đoàn 304 trong Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh đêm 6, rạng ngày 7-2-1968... Bộ quần áo của phi công Nga gần như còn giữ được nguyên bản. Những chiếc áo trấn thủ, bình tông, vỏ đạn pháo, mũ cối, mũ phi công của quân ta và Mỹ được trưng bày trong nhà anh Trần Văn Thập. Góc viết thư của người lính với một số vật dụng được chế tác từ vỏ đạn. Chiếc đèn dầu được làm từ vỏ đạn. Chiếc hộp đen của máy bay Mig 21. Vỏ quả bom Mk 82 cánh cụp cánh xòe của Mỹ và những quả đạn pháo sáng. Chiếc mũ của phi công lái máy bay MIG-21. Súng, đạn thời chiến tranh và pháo sáng được trưng bày nhiều trong “bảo tàng tại gia” của anh Trần Văn Thập. Một số thiết bị thông tin liên lạc thời chiến. Ba lô con cóc và khăn, mũ cối của bộ đội. Trong bộ sưu tập của anh Thập có những khẩu súng rất hiếm của lính Pháp từ thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Bộ lưỡi lê tiện cho việc "cận chiến" khi đánh nhau giáp lá cà trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc ở Việt Nam (1945 - 1975). Chiếc ống nhòm được tháo từ xe tăng. Mũ của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). Những chiếc bình tông đựng nước từ thời bao cấp. Phích nước và điếu cày được làm từ xác máy bay Mỹ. Những chiếc cúp được chế tác từ vỏ máy bay. Món đồ lưu niệm đặc biệt được làm từ vỏ máy bay. Những chiếc lược được làm từ vỏ máy bay. Có hơn 2000 kỷ vật chiến tranh tại nhà anh Trần Văn Thập. Chiến tranh đã lùi xa nhưng bộ sưu tập kỷ vật của anh Trần Văn Thập vẫn sống mãi với thời gian.
Ngoài sựu tầm các kỷ vật thời chiến tranh vệ quốc của Việt Nam (1945 - 1975), anh Thập còn sưu tầm được hàng trăm cổ vật thuộc các thời kỳ: Tống, Nguyên, Thanh… của Trung Quốc, đến các đời: Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn… của Việt Nam; nổi bật là các tượng cổ (đồng, gốm), vũ khí (đồng, đá), đồ gốm (bát, đĩa, ấm, chén, bình vôi, nậm rượu, lục bình)…
Để có được những kỷ vật ấy, anh Thập một mình đi hầu hết các tỉnh thành trong cả nước để sưu tầm, mua lại, khi thì từ cơ sở thu mua phế liệu, khi thì từ nhà dân. Mỗi lần đi lại rất tốn kém, khó khăn và vất vả. Khi đã mua được, anh thường giấu kỹ trên gác xép. Đến lúc gác xép không còn đủ chứa nữa, anh mới thuyết phục gia đình đồng ý để mở gian trưng bày hiện vật. Anh Thập cho biết, một số kỷ vật chiến tranh trong bộ sưu tập của anh rất hiếm có, một số gần như độc bản, nhiều người cựu chiến binh ở thời kỳ đó và những người sưu tầm, am hiểu sâu về kỷ vật chiến tranh cũng chưa chắc đã biết. Ngoài việc sưu tầm kỷ vật chiến tranh và trưng bày tại nhà để thỏa đam mê và để bạn bè chiêm ngưỡng, thỉnh thoảng anh Trần Văn Thập còn giúp đỡ bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc và các trường học bằng cách cho mượn những kỷ vật để trưng bày chuyên đề tại bảo tàng và cho nhà trường mượn để làm giáo cụ dạy học cho học sinh. Bảo tàng của anh Thập vẫn đang ngày một nhiều thêm các kỷ vật chiến tranh, là nơi đón nhiều lượt khách tham quan, đặc biệt là các học sinh trên địa bàn đến tìm hiểu lịch sử, bổ túc cho môn học. Những kỷ vật ấy, dưới bàn tay của anh luôn được chăm sóc, bảo quản cẩn thận, là những tài sản vô giá, được anh gìn giữ cho muôn đời sau./. Bài và ảnh: Khánh Long – Công Đạt

Xem thêm

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

  • 26/11/2024
  • Khám phá
Trong khuôn khổ chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào”, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vừa được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trang trọng tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Đây không chỉ là nghi lễ tôn vinh những binh phu xưa đã bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam mà còn là minh chứng sống động khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên

Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên

  • 15/11/2024
  • Khám phá
Hồi sinh Chùa Cầu

Hồi sinh Chùa Cầu

  • 28/10/2024
  • Khám phá
Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer

Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer

  • 25/10/2024
  • Khám phá
Mùa vàng Trùng Khánh

Mùa vàng Trùng Khánh

  • 02/10/2024
  • Khám phá
Vườn quốc gia Cát Tiên

Vườn quốc gia Cát Tiên

  • 26/09/2024
  • Khám phá
Những bí ẩn về mắt cửa Hội An

Những bí ẩn về mắt cửa Hội An

  • 11/09/2024
  • Khám phá
Xem thêm
  • Tiêu điểm
    • Asean
  • Tin tức
  • Phóng sự chuyên đề
  • Khám phá
    • Du lịch
    • Ẩm thực
  • Văn hóa
    • Nghệ thuật
    • Đời sống Việt
    • Thể thao
    • Thời trang
  • Kinh tế
    • Tiềm năng địa phương
    • Thương hiệu Việt
    • Nghề Việt
  • Chân dung
    • Bạn bè với Việt Nam
  • Multimedia
    • Video
    • Slideshow
    • Phóng sự ảnh
Top

Từ khóa » Sưu Tầm Kỷ Vật Chiến Tranh