NGƯỜI MẠ - Ủy Ban Dân Tộc

Tiếng Việt | English VN | EN Toggle navigation
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
  • THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
  • THƯ ĐIỆN TỬ
  • ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP
GIỚI THIỆU

Chức năng, nhiệm vụ

Cơ cấu tổ chức

Lịch sử phát triển của Ủy ban Dân tộc

Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc tại địa phương

TIN HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm

Hoạt động của Ủy ban Dân tộc

Ủy ban Dân tộc với Bộ ngành

Ủy ban Dân tộc với địa phương

Hoạt động của các Ban Dân tộc

Cải cách hành chính

TIN TỔNG HỢP

Chủ trương - Chính sách

Thời sự - Chính trị

Kinh tế - Xã hội

Y tế - Giáo dục

Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao

Khoa học - Công nghệ - Môi trường

Pháp luật

Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi

Gương điển hình tiên tiến

Thông tin thị trường giá cả

TIN VIDEO

Tin hoạt động

Điểm báo

Phim tư liệu

TIN ẢNH

Ảnh hoạt động

Ảnh tư liệu

  1. Trang chủ
  2. Giới thiệu
  3. Cộng đồng 54 dân tộc

NGƯỜI MẠ

03:59 PM 04/11/2015 | Lượt xem: 37974 | In bài viết | Đọc bài viết A+ A-

Tên tự gọi: Mạ. Tên gọi khác: Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ. Nhóm địa phương: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung. Dân số: 50.322 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019).

Lịch sử: Người Mạ là cư dân sinh tụ lâu đời ở Tây Nguyên. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Hoạt động sản xuất: Nương rẫy đóng vai trò chủ yếu trong đời sống của người Mạ. Ðây là loại rẫy đa canh, ngoài trồng lúa còn trồng các loại cây khác như bắp, bầu, bí, thuốc lá, bông vải, ở vùng sông Ðồng Nai, người Mạ làm ruộng bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng quần đất đến khi nhão bùn thì gieo lúa giống. Họ tính năng suất của rẫy theo số gùi lúa thu được khi trỉa một gùi lúa giống. Công cụ làm rẫy chủ yếu là rìu, xà gạc, dao, liềm, gậy chọc lỗ, gùi. Nghề đánh cá khá phổ biến. Trước đây, họ biết chế thuốc độc từ loại lá rừng bỏ xuống suối để bắt cá. Người Mạ nổi tiếng về nghề trồng bông dệt vải.

Phụ nữ Mạ chuẩn bị con sợi để dệt vải.

Ăn: Cơm gạo tẻ với muối trộn ớt, sả, măng tươi và một số loại rau rừng. Cách chế biến thức ăn chủ yếu là nướng, luộc, nấu canh. Họ thích uống rượu cần và hút thuốc lá bằng điếu khan.

Mặc: Phụ nữ mặc váy quấn dài quá bắp chân, áo chui đầu vừa sát thân dài tới thắt lưng, kín tà. Nam đóng khố, áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước. Mùa lạnh, người già thường khoác thêm tấm mền. Người Mạ có tập quán cà răng, căng tai, phụ nữ thích đeo chuỗi hạt cườm nhiều màu sắc. Thanh niên mang nhiều vòng đồng ở cổ tay có ngấn khắc chìm như là ký hiệu của các lễ hiến sinh tế thần linh, cầu mát cho chính mình.

: Người Mạ thường sống thành từng làng (bon) với một khu vực đất đai riêng biệt trên các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh, Ðạ Tẻ, lưu vực sông Ðồng Nai (Lâm Ðồng). Mỗi "bon" có từ 5 đến 10 nhà sàn dài. Nhà được làm bằng nứa, bương mai, hai mái lợp bằng lá mây. Mái cửa ra vào (cửa mẹ) uốn khum thành vòm bằng cành trúc đội trên mái cỏ. Xung quanh nhà ở, Họ còn dựng nhiều kho lúa trên sàn cao. Các cột nhà kho đều trang trí theo mô típ chày cối.

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là chiếc gùi nan mang sau lưng với nhiều loại to nhỏ khác nhau. Chiếc gùi dùng đi xa được trang trí hoa văn qua các đường đan. ở vùng ven sông Ðồng Nai, người Mạ làm thuyền độc mộc để đi lại, vận chuyển và đánh cá trên sông.

Khố (Ntrônh) sản phẩm dệt từ đôi bàn tay tài hoa của người phụ nữ Mạ, có cái dài 4m, hai đầu khố dệt hoa văn khá tinh xảo và có tua rua gắn hạt cườm. Khi đi từng hay làm rẫy hai vật dụng thân thiết nhất của người đàn ông Mạ là chiếc gùi đeo sau lưng và chiếc xà gạc cầm tay.

Quan hệ xã hội: Làng là đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của người Mạ do chủ làng đứng đầu (quăng bon). Chủ làng có nhiệm vụ cùng tế trong các nghi lễ mang tính chất cộng đồng. Người Mạ tồn tại hai hình thức gia đình: gia đình lớn phụ quyền và gia đình nhỏ phụ quyền. Người chủ gia đình lớn là người cao tuổi nhất của thế hệ cao nhất trong gia tộc, có nhiệm vụ điều hành mọi công việc trong gia đình và trông coi các đồ dùng quý hiếm như chiêng, ché.

Trong loại gia đình lớn phụ quyền, từng cặp vợ chồng với con cái ở chung nhưng làm ăn riêng, còn gia đình nhỏ phụ quyền thì như một đơn vị kinh tế cá thể nhưng vẫn lưu giữ dấu vết của gia đình lớn phụ hệ.

Ngôi nhà dài truyền thống của người Mạ còn lại rất ít trong các buôn làng.

Cưới xin: Quyền chủ động hôn nhân do bên nhà trai, nhưng sau lễ cưới nếu nhà trai nộp đủ sính lễ thì đôi vợ chồng chỉ ở lại nhà gái 8 ngày, còn không, chàng trai phải ở rể đến khi nộp đủ mới được đưa vợ về nhà mình.

Sinh đẻ: Khi sinh con trai, nhau của đứa trẻ đựng trong vỏ trái bầu khô chôn trước nhà, nếu sinh con gái nhau chôn sau nhà. Sang ngày thứ 8, người mẹ bồng con ra sân tắm nắng, nếu con trai phải mang theo xà gạt, nỏ, dao vót nan, con gái mang theo gùi, rìu chẻ củi, túi đựng cơm và giới bên kia như xà gạt, rìu, ché, váy áo chôn cùng huyệt hoặc bỏ rải rác xung quanh mộ. Sau lễ mai táng thì bỏ mả và tang chủ phải kiêng 7 ngày không được vào rừng hoặc lên rẫy.

Ngôi nhà dài truyền thống của người Mạ còn lại rất ít trong các buôn làng.

Thờ cúng: Người Mạ tin có thần (Yang). Họ thờ cúng nhiều Yang như Yang Hiu (thần nhà), Yang Koi (thần lúa), Yang Bơnơm (thần núi). Họ thường giết súc vật tế thần vào những dịp được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được thực hiện lúc kết thúc mùa rẫy.

Lịch: Người Mạ theo âm lịch.

Học: Người Mạ không có chữ viết, nền văn hoá dân gian Mạ vẫn sống bằng lối sống nghìn xưa - thuộc lòng và truyền miệng.

Văn nghệ: Vốn văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú gồm nhiều truyền thuyết, truyện cổ và những bài dân ca trữ tình gọi là "tam bớt".

Nhạc cụ truyền thống là bộ chiêng đồng 6 chiếc không núm. Khi hoà tấu có trống bịt da trâu đánh giáo đầu, giữ nhịp và đổ hồi trước khi kết thúc. Con trai Mạ thường thổi khèn bầu, sáo trúc, tù và bằng sừng trâu.

File đính kèm

(Bức tranh Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - NXB Giáo dục)

Từ khóa Tin liên quan Tin khác Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gặp mặt học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (1 ngày trước) Tài liệu HN trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 (1 ngày trước) Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác năm 2024 (26/12/2024) Họp báo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (25/12/2024) Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ của Ủy ban Dân tộc năm 2024 (25/12/2024) Rà soát công tác chuẩn bị Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS năm 2024 (24/12/2024) Tài liệu HN tổng kết công tác công tác Đảng uỷ, công tác cơ quan UBDT và Hội nghị CB, CC, VC, người lao động cơ quan UBDT năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 (24/12/2024) Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long (23/12/2024) Thông báo: Thanh lý tài sản của Văn phòng Ủy ban Dân tộc (20/12/2024)
  • MỚI NHẤT
  • XEM NHIỀU

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gặp mặt học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 1 ngày trước

Tài liệu HN trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 1 ngày trước

Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác năm 2024 26/12/2024

Họp báo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 25/12/2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Thuận lần thứ IV, năm 2024: “Khát vọng vươn lên, phát triển bền vững” 2804 lượt xem

“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi” 2789 lượt xem

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024 2372 lượt xem

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh An Giang lần thứ IV, năm 2024 2088 lượt xem

THÔNG BÁO

Tài liệu HN trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 (27/12/2024) Bộ tài liệu đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 Chương trình 1719 (29/11/2023) Xem thêm >>

CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

NGƯỜI THỔ

Xem thêm>>
  • ẢNH

  • VIDEO

Phim tài liệu: Chặng đường vẻ vang 70 năm công tác dân tộc

Xem thêm>>

Các hoạt động của Ban Dân tộc về giáo dục, tuyên truyền, pháp luật và kinh tế - xã hội

Xem thêm>> VN | EN Toggle navigation
  • TRANG CHỦ
  • CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Trang chủ Lên đầu trang

Từ khóa » Khái Mạ