Người Mắc 4 Bệnh Mạn Tính Này Không Nên Uống Rượu - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Chất cồn tác động rất lớn đến bộ não, cũng chính là thành phần chính có trong rượu, vì thế mà uống nhiều rượu có thể đem lại cho sức khỏe những tác hại khôn lường. Người khỏe mạnh uống rượu nhiều đã không tốt cho sức khỏe, người mắc các loại bệnh mạn tính lại còn nguy hiểm hơn.
Những người mắc 4 bệnh này, cho dù nghiện rượu bao nhiêu, không thể uống nữa
Vì vậy, các chuyên gia đã khuyến cáo, nếu mắc 4 loại bệnh mạn tính sau, tốt nhất bạn nên bỏ hẳn thói quen uống rượu:
1. Bệnh tiểu đường
Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, uống rượu sẽ giống như tự “rước họa vào thân". Khi cơ thể bệnh nhân tiểu đường tiếp nhận rượu, có thể gây ra sự biến động lượng đường trong máu. Rượu có thể gây kích thích các mạch máu, trong trường hợp lượng đường tăng cao đột ngột sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng ăn thực phẩm nhiều đường và thực phẩm chứa cồn để tránh những thiệt hại về thể chất và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ của chính bản thân mình.
2. Bệnh tim mạch vành
Khi mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, đặc biệt là bệnh tim mạch vành, bạn không nên uống rượu nữa. Bệnh tim mạch vành là một bệnh tim tương đối nghiêm trọng, các triệu chứng rõ ràng của bệnh nhân thường là đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và khó thở. Do đó, cần phải kịp thời cải thiện tình trạng hẹp và tắc nghẽn động mạch vành thông qua chế độ điều trị hợp lý và ngăn ngừa bệnh gia tăng.
Nếu có uống rượu vào thời điểm này, các chất cồn sẽ gây kích thích tim và làm tim đập nhanh hơn, điều này làm tình trạng tệ hơn hoặc thậm chí có thể cướp đi mạng sống người bệnh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành cần hết sức chú ý đến tính hợp lý của chế độ ăn uống và giảm lượng rượu uống vào.
3. Huyết áp cao
Khi mắc bệnh cao huyết áp, uống rượu vào có thể khiến huyết áp tiếp tục tăng, dễ dàng gây kích thích cho các mạch máu, thậm chí gây tổn thương cho thận và tim. Bên cạnh đó, chất cồn có trong rượu sẽ gây kích thích các mạch máu, dẫn đến tăng tốc độ lưu thông máu và biến động đáng kể về huyết áp, điều này cực kỳ bất lợi cho việc cải thiện bệnh.
Các chuyên giá khuyến cáo những bệnh nhân tăng huyết áp nên tránh uống rượu, ngăn ngừa huyết áp vượt khỏi tầm kiểm soát và các tổn thương nghiêm trọng hơn.
4. Mỡ máu cao
Tăng mỡ trong máu là một bệnh mạn tính rất phổ biến trong cuộc sống. Bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ nên chú ý nghiêm ngặt đến sự nhẹ nhàng của chế độ ăn và không nên uống rượu. Rượu kích thích các mạch máu, tăng tốc lưu thông máu và gây gánh nặng cho tim.
Hơn nữa, rượu cũng có thể đẩy nhanh bệnh mạch máu, dẫn đến các bệnh như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và xuất huyết não. Do đó, bệnh nhân nên tránh uống rượu khi mỡ máu cao, để ngăn ngừa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong đột ngột.
An An (Dịch theo QQ)
5 dấu hiệu kéo dài chứng tỏ bạn đang trên 'bờ vực' suy thận
Cuộc sống bận rộn khiến mọi người bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày và lỡ mất những tín hiệu SOS thận phát ra để “cầu cứu”.
Từ khóa » Những Người Không Uống được Rượu Bia
-
Những Người Tuyệt đối Không được Uống Rượu, Bia Kẻo Nguy Hại ...
-
'Ai Không Uống được Rượu Bia Sẽ Rất ít Bạn Bè' - VnExpress
-
Thế Nào Là Không Dung Nạp Rượu? | Vinmec
-
Các F0 Có Nên Uống Rượu, Bia?
-
Nếu Ngừng Uống Rượu Bia, Cơ Thể Bạn Sẽ Có 10 Thay đổi Bất Ngờ
-
Tại Sao Một Số Người Uống Mấy Lon Bia Vẫn Không Say?
-
Bị F0 Có Nên Uống Rượu Bia? GIẢI ĐÁP Cho Người Mắc COVID
-
COVID-19 'né' Người Uống Rượu, Bia, Thực Hư Ra Sao? - Báo Tuổi Trẻ
-
Tác Hại Của Rượu Bia đến Sức Khỏe Con Người - Sở Y Tế
-
Người Mắc Bệnh Tim Mạch Uống Rượu, Bia Dịp Tết Gặp Nguy Cơ Gì?
-
Vì Sao Có Người Uống Hoài Không Say, Có Người Mới Uống đã Say?
-
10 TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
-
Rượu Bia Và Sức Khỏe Tim Mạch - Bệnh Viện FV
-
Uống Rượu Bia: Không Có Ngưỡng Nào Là An Toàn