Người Mắc Bệnh Nào Không Nên ăn Thịt Bò Và Các Vấn đề Liên Quan

1. Thịt bò có những tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Thịt bò đặc biệt chứa nhiều protein hơn các loại thịt khác, ngoài ra còn nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác.

Người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò

Thịt bò nhiều dinh dưỡng nhưng không phải tốt cho tất cả mọi người

Ăn thịt bò đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

1.1. Tăng trưởng phát triển cơ bắp

Trong chế độ ăn tăng cường cơ bắp, thịt bò là thực phẩm không thể thiếu do hàm lượng protein nhiều, ngoài ra còn chứa chất Carnitine. Chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất béo để tạo thành 1 loại acid amin có tác dụng tăng trưởng cơ bắp, đặc biệt quan trọng với vận động viên thể hình.

1.2. Tăng cường miễn dịch

Không chỉ giàu protein, trong thịt bò có chứa rất nhiều loại khoáng chất, Vitamin thiết yếu với cơ thể con người. Nhất là hàm lượng Vitamin B6, Vitamin B12 cao có tác dụng củng cố, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

1.3. Ngăn ngừa ung thư

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nói chung đều có tác dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt ngăn ngừa gốc tự do gây bệnh, nguy cơ phát triển thành ung thư. Còn trong thịt bò có chứa chất acid linoleic, có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy phục hồi mô sau tổn thương hiệu quả. Ngoài ra còn có acid palmitic giúp cơ thể chống chọi lại ung thư cùng các bệnh do virus tốt hơn.

Trong thịt bò chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư

Trong thịt bò chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư

Đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe song không phải đối tượng nào ăn thịt bò cũng tốt, đôi khi còn tác dụng ngược gây hại.

2. Người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò?

Dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao song những người mắc bệnh dưới đây nên tạm thời không ăn thịt bò để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và điều trị bệnh lý.

2.1. Người mắc bệnh da liễu

Ngoài hàm lượng protein cao thì khi cơ thể ăn thịt bò sẽ sản sinh ra những phản ứng, tạo chất không tốt cho da. Vì thế, những người mắc bệnh ngoài da nếu ăn thịt bò có thể cảm thấy tình trạng nóng ran, ngứa ngáy, bệnh da liễu trở nên nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt ở người mắc bệnh thủy đậu đang điều trị, thịt bò cần phải kiêng hoàn toàn trong chế độ ăn. Chỉ khi bệnh khỏi hẳn, các nốt thủy đậu đã bắt đầu lành thì bạn có thể thử ăn một ít thịt bò để kiểm tra phản ứng cơ thể trước khi dùng lượng lớn.

2.2. Người vừa phẫu thuật ruột thừa

Đau ruột thừa là vấn đề khá thường gặp, thường trong các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa viêm đau tái phát. Sau phẫu thuật này, hệ tiêu hóa khá yếu ớt và nhạy cảm, vì thế các loại thực ăn khó tiêu hóa cần hạn chế, trong đó có thịt bò.

Người sau phẫu thuật ruột thừa không nên ăn thịt bò

Người sau phẫu thuật ruột thừa không nên ăn thịt bò

Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích nên sử dụng các loại thức ăn chế biến lỏng, thanh, dễ tiêu hóa, mềm như súp loãng, cháo hoặc nước cháo. Kể cả thịt bò sử dụng để nấu canh, súp cũng nên hạn chế bởi protein và dinh dưỡng trong thịt bò khó tiêu hóa, cần thời gian dài hệ tiêu hóa mới có thể phân giải hoàn toàn.

2.3. Người bị sỏi thận

Protein trong thịt bò tốt cho việc xây dựng cơ bắp, tuy nhiên với người bị sỏi thận thì đây lại là nguyên nhân gây tăng oxalate trong nước tiểu và hình thành sỏi. Vì thế, những bệnh nhân sỏi thận, kể cả sỏi nhỏ không điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị không nên ăn thịt bò.

2.4. Người mắc bệnh viêm khớp

Những người mắc bệnh viêm khớp nếu ăn nhiều thịt bò cũng như các thực phẩm giàu protein động vật khác, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là khi ăn thịt bò, để tiêu hóa hoàn toàn cơ thể sẽ cần nhiều acid, cơ thể cũng sẽ dùng nhiều canxi để trung hòa hơn. Khi cơ thể sử dụng canxi từ hệ xương cho hoạt động tiêu hóa, canxi thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra, ăn nhiều thịt bò còn là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm khớp, điển hình là gout. Vì thế, nên hạn chế ăn thịt bò với cả những người đã điều trị viêm khớp.

2.5. Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp hoặc mỡ máu cao

Người mắc nhóm bệnh này nên hạn chế tối đa việc ăn thịt bò cũng như các loại thịt giàu cholesterol khác. Ngoài chất đạm thì chất béo bão hòa cao có trong thịt bò sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, tăng tích tụ mảng bám động mạch gây xơ vữa, tắc nghẽn.

Cholesterol trong thịt bò có thể gây biến chứng tim mạch

Cholesterol trong thịt bò có thể gây biến chứng tim mạch

Như vậy, những người mắc bệnh trên trong thời gian điều trị không nên ăn thịt bò với mọi dạng chế biến nào. Sau điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng thịt bò cũng như thực phẩm khác phù hợp.

3. Lưu ý để ăn thịt bò đúng cách, hấp thu tốt dinh dưỡng

Dù là loại thịt giàu dinh dưỡng nhưng ăn thịt bò không đúng cách sẽ không tốt cho sức khỏe, gây loãng phí khi cơ thể không thể hấp thu hoặc sử dụng hết. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ khi dùng thịt bò trong bữa ăn hàng ngày:

3.1. Không ăn thịt bò quá thường xuyên

Các chuyên gia cho biết, mỗi người không nên ăn quá 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần, trong đó có thịt bò. Lượng thịt bò trong chế độ ăn cũng vừa đủ cung cấp protein và năng lượng, ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong máu.

3.2. Nấu chín thịt bò

Nên nấu chín thịt bò để ngăn ngừa sán, ký sinh trùng xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, nên cẩn trọng, tốt nhất là hạn chế ăn nội tạng của bò vì nguy cơ chứa ký sinh trùng, nhiễm khuẩn rất cao.

3.3. Không uống nước chè sau khi ăn thịt bò

Trong chè có chứa acid tanin, kết hợp với protein trong thịt bò và nhiều loại thịt khác sẽ ngăn việc hấp thu vi khoáng như: đồng, kẽm, sắt,… Hơn nữa còn gây se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Không uống nước chè ngay sau khi ăn thịt bò

Không uống nước chè ngay sau khi ăn thịt bò

Trên đây là giải đáp chi tiết người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò. Hãy kiểm tra xem bạn hoặc người thân có thuộc đối tượng được khuyến cáo nên hạn chế dùng thịt bò trong thực đơn ăn uống hàng ngày không để đảm bảo có thực đơn ăn uống phù hợp.

Từ khóa » Da Bò ăn Có Tác Dụng Gì