Người Mán Sơn đầu ở Nậm Mười Và Những đặc Trưng Về Văn Hóa
Có thể bạn quan tâm
Mãi cuối thế kỷ 18, khoảng năm 1890 - 1903, Châu Văn Chấn thuộc phủ Quy Hóa mới hình thành xã vùng cao này. Pháp đặt tên cho xã là Nậm Mười, theo tiếng Thái, nậm là nước, mười là sương trong - nghĩa là xã nước trong. Tên xã Nậm Mười được gọi cho đến tận ngày nay.
Nậm Mười có 600 hộ, hơn 3 nghìn dân sống tập trung tại 8 thôn, hình thành 7 dòng họ, đông nhất là họ Đăng, họ Triệu, họ Bàn rồi đến họ Lý, Hoàng, cuối cùng là họ La, họ Phùng... Người Dao Nậm Mười có tiếng nói chung. Văn tự phải nhờ vào chữ nôm, chữ Hán để dễ việc thờ cúng, giao lưu văn hóa trong cộng đồng và các ngành Dao khác trong huyện.
Ở Nậm Mười, người Dao làm nhà đất hoặc gỗ ván. Nhà chia ra từ 3 đến 5 gian, mở 3 cửa, cửa giữa là của ma nhà, khách khứa không được đi vào cửa đó. Nam giới người Dao mặc quần gấu thêu hoa văn, thắt lưng vải chàm, đầu chải sáp ong. Đây là nét độc đáo, phân biệt với các ngành Dao khác. Ngày xưa, đúng ngày mùng một hàng tháng, phụ nữ Dao chải tóc bằng sáp ong. Chải xong họ cuốn lại đến giữa hoặc cuối tháng mới rũ chải lại một lần. Mỗi lần như vậy, họ choàng lên tóc một tấm vải nhuộm chàm, tạo thành dáng rất khéo, nhọn hoắt như sừng trâu. Do đó, có thời gian người Dao nơi này được gọi là Mán sơn đầu, Mán sừng.
Về tín ngưỡng, người Dao Nậm Mười không theo đạo nào. Họ thờ ma tổ tiên, ma cha mẹ, ông bà là chủ yếu. Bàn thờ đặt ở gian giữa, gồm một bát hương, một chén nước (không dùng hương thẻ). Khi cúng lễ đều dựa vào quyển sách có tên của ông giao phạ (nghĩa là gia tiên). Nghi lễ có hai hình thức: một là hình thức theo mùa (xuân, hạ, thu, đông) hai là hình thức đại lễ. Ví dụ: lễ đặt tên con trai (quá tăng ba đèn); lễ tụ cải (7 đèn, 12 đèn là những lễ siết phong, cấp chức sắc...) hoặc lễ giải ma tà (Xé ké)...
Ở Nậm Mười, người Dao có những ngày kiêng kỵ. Ví dụ: ngày Thìn đầu năm, mọi người không được sát sinh, giết hại, săn bắt muông thú trong rừng; ngày 2 tháng Giêng là kiêng giông bão; ngày Cốc vũ, kiêng phá rừng vì lũ quét; ngày Kinh chập kiêng sâu bọ; ngày lập hạ, đàn ông không quan hệ phụ nữ, vì ngày xưa, đây là dịp phụ nữ đi cầu hồn thai.... Những ngày kiêng kỵ như thế, xét kỹ có nhiều nét tích cực. Ở đây không chỉ ý niệm về đạo đức như “có kiêng có lành” mà hiển nhiên còn giúp công việc bảo vệ môi trường, sinh thái, tài nguyên ngày một tốt lên. Nhờ những kiêng kỵ mà việc chặt cây, phá rừng, nạn săn bắt muông thú hạn chế đến mức tối đa.
Tóm lại, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Văn hóa người Dao (còn gọi là Mán sơn đầu, Mán sừng) ở xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn chính là những nét đặc trưng phong phú, đặc sắc trong các tộc người sinh sống như quê hương Yên Bái, góp phần làm nên sắc mầu văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc tỉnh nhà.
Bùi Huy Mai
Từ khóa » Hình ảnh Người Dân Tộc Dao
-
Những Hình ảnh ấn Tượng Trong Các Nghi Lễ Dân Tộc Dao | VOV.VN
-
Dân Tộc Dao
-
Sắc Màu Trang Phục Các Dân Tộc Dao - VnExpress Du Lịch
-
Nét đẹp Của Phụ Nữ Dân Tộc Dao Thanh Phán Qua ống Kính Nhiếp ảnh
-
Người Dao – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nét đẹp Văn Hóa Trong Trang Phục Dân Tộc Dao
-
Nét độc đáo Trong Trang Phục Truyền Thống Của Người Dao đỏ
-
Đặc Sắc Văn Hóa Dân Tộc Dao
-
DÂN TỘC DAO - Chi Tiết Tin Tức
-
Độc đáo Trang Phục Dân Tộc Dao Tiền
-
Dân Tộc Dao - UBND Tỉnh Sơn La
-
Người Dao ở VIệt Nam - Học Viện Dân Tộc
-
[ẢNH] Người Dao ở Sa Pa - Báo Đại Đoàn Kết