NGƯỜI MÔNG - Ủy Ban Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC
- TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- THƯ ĐIỆN TỬ
- ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP
GIỚI THIỆU
Chức năng, nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử phát triển của Ủy ban Dân tộc
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc tại địa phương
TIN HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Hoạt động của Ủy ban Dân tộc
Ủy ban Dân tộc với Bộ ngành
Ủy ban Dân tộc với địa phương
Hoạt động của các Ban Dân tộc
Cải cách hành chính
TIN TỔNG HỢP
Chủ trương - Chính sách
Thời sự - Chính trị
Kinh tế - Xã hội
Y tế - Giáo dục
Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao
Khoa học - Công nghệ - Môi trường
Pháp luật
Quốc tế
Nghiên cứu - Trao đổi
Gương điển hình tiên tiến
Thông tin thị trường giá cả
TIN VIDEO
Tin hoạt động
Điểm báo
Phim tư liệu
TIN ẢNH
Ảnh hoạt động
Ảnh tư liệu
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Cộng đồng 54 dân tộc
NGƯỜI MÔNG
03:50 PM 04/11/2015 | Lượt xem: 51022 In bài viết | Đọc bài viết A+ A-Tên tự gọi: Mông, Na Miẻo. Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng. Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo. Dân số: 1.393.547 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019).
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông - Dao.
Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch. Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc, vừng, đậu...
Vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm là một cách tạo hoa văn đặc trưng của người Mông hoặc Dao. Người phụ nữ dùng bút chấm sáp ong nóng chảy để vẽ vào những hoa văn trên tấm vải lanh trắng. Vẽ xong, tấm vải đó được nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi được màu đen vừa ý. Sau đó người ta đem vải nhúng vào nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại những hoa văn màu trắng trên nền chàm xanh. |
Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Trồng lanh, thuốc phiện (trước đây), các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận, dệt vải lanh là những hoạt động sản xuất đặc sắc của người Hmông.
Người Mông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân thiết với từng gia đình Mông.
Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công Mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.Chợ ở vùng Mông thoả mãn vừa nhu cầu trao đổi hàng hoá vừa nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt.
Ăn: Người Mông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ.
Người Mông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc phiện tương đối phổ biến với họ.
Chợ phiên, nơi giao lưu trao đổi hàng hoá, gặp gỡ của anh em, bạn bè trai gái, là một sinh hoạt đặc trưng của người Mông ở vùng cao biên giới. Người ta thồ trên lưng ngựa đến chợ đủ mọi thứ hàng hoá như: ngô, rau, củi... Ðàn ngựa thồ được quần tụ trên bãi để ngựa ở chợ Bắc Hà (Lao Cai), Ðồng Văn (Hà Giang) là nét văn hoá đẹp ở vùng cao. |
Mặc: Trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm.
Phụ nữ Mông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.
Phụ nữ Mông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.
Phụ nữ Mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.
Phụ nữ Mông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Mông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.Trang trí trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập.
Ở: Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ.
Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh.
Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà.
Chuồng gia súc được lát ván cao ráo, sạch sẽ.
Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmông. Ðây là món canh gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi bò (dê) cắt thành từng miếng nhỏ được nấu chung trong chảo to. Người Hmông thường nấu Thắng cố khi nhà có bữa đám hay trong các chợ phiên. |
Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.
Phương tiện vận chuyển: Người Mông quen dùng ngựa thồ, gùi có hai quai đeo vai.
Quan hệ xã hội: Bản thường có nhiều họ, trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủ đạo, có ảnh hưởng chính tới các quan hệ trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnh các quan hệ trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dân mỗi bản tự nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ rừng và việc giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặt chẽ hơn thông qua việc thờ cúng chung thổ thần của bản.
Người Mông rất coi trọng dòng họ bao gồm những người có chung tổ tiên. Các đặc trưng riêng với mỗi họ thể hiện ở những nghi lễ cúng tổ tiên, ma cửa, ma mụ... như số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghi lễ ma chay như cách quàn người chết trong nhà, cách để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ...
Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra họ của mình. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.
Gia đình nhỏ, phụ hệ. Cô dâu đã qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai, coi như đã thuộc vào dòng họ của chồng. Vợ chồng rất gắn bó, luôn ở bên nhau khi đi chợ, đi nương, thăm hỏi họ hàng. Phổ biến tục cướp vợ.
Thờ cúng: Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấy khước.
Học: Chữ Mông tuy được soạn thảo theo bộ vần chữ quốc ngữ từ những năm sáu mươi nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự phổ biến.
Lễ tết: Trong khi người Việt đang hối hả kết thúc tháng cuối cùng trong năm thì người Mông đã bước vào Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết Nguyên đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người Mông, phù hợp với nông lịch truyền thống.
Ngày Tết, dân làng thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở những bãi rộng quanh làng. Tết lớn thứ hai là Tết 5 tháng năm (âm lịch). Ngoài hai tết chính, tuỳ từng nơi còn có các Tết vào các ngày 3 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7 (âm lịch).
Văn nghệ: Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Khèn, trống còn được sử dụng trong đám ma, lúc viếng, trong các lễ cúng cơm. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình.
Mỗi gia đình Mông đều có bàn thờ ở gian giữa nhà. Biểu trưng cho nơi thờ là vài tờ giấy bản có tráng kim ở giữa đóng trên vách được thay vào dịp Tết hàng năm. Mỗi khi cúng người ta lấy lông gà chấm vào tiết rồi dán lên tờ giấy bản đó. | Ngày Tết, trai gái Mông vui chơi ca hát, múa khèn, tung còn, đánh cầu lông gà, đánh quay. Chơi quay là một trò chơi phổ biến ở hầu hết các dân tộc ở miền Bắc, nhưng mỗi dân tộc có cách đánh quay riêng. |
(Bức tranh Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - NXB Giáo dục)
Từ khóa Tin liên quan Tin khác Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào DTTS huyện Điện Biên Đông (02/01/2025) THÔNG BÁO: V/v không truy cập được hệ thống thư điện tử của Ủy ban Dân tộc (02/01/2025) Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (01/01/2025) Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 (30/12/2024) Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI, năm 2024 (29/12/2024) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gặp mặt học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (27/12/2024) Tài liệu HN trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 (27/12/2024) Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác năm 2024 (26/12/2024) Họp báo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (25/12/2024)-
MỚI NHẤT
-
XEM NHIỀU
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào DTTS huyện Điện Biên Đông 02/01/2025
THÔNG BÁO: V/v không truy cập được hệ thống thư điện tử của Ủy ban Dân tộc 02/01/2025
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 01/01/2025
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 30/12/2024
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Thuận lần thứ IV, năm 2024: “Khát vọng vươn lên, phát triển bền vững” 4011 lượt xem
“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi” 3887 lượt xem
Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc 2133 lượt xem
Ủy ban Dân tộc quyết liệt triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả 1953 lượt xem
THÔNG BÁO
Xem thêm >>CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
NGƯỜI PHÙ LÁ
Xem thêm>>-
ẢNH
-
VIDEO
Phim tài liệu: Chặng đường vẻ vang 70 năm công tác dân tộc
Xem thêm>>Các hoạt động của Ban Dân tộc về giáo dục, tuyên truyền, pháp luật và kinh tế - xã hội
Xem thêm>> VN | EN Toggle navigation- TRANG CHỦ
- CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Từ khóa » Dân Tộc H'mông Sống ở đâu
-
Tín Ngưỡng Của Người H'mông ở Việt Nam
-
H'Mông – Wikipedia Tiếng Việt
-
DÂN TỘC H'MÔNG Ở VIỆT NAM: NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI VÀ ...
-
Người H'Mông Việt Nam - Họ Là Ai? - Radio Free Asia
-
Dân Tộc H'Mông,dan Toc H'mong - Du Lịch Tây Bắc 2022
-
Dân Tộc H'Mông Trước Khi đến Việt Nam đã Từng Sống ở Nơi Quanh ...
-
Dân Tộc H Mông Sống ở đâu Việt Nam - Thả Rông
-
VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC H'MÔNG Ở VIỆT NAM
-
Dân Tộc Mông - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Yên Bái
-
Dân Tộc Mông - UBND Tỉnh Lai Châu
-
Dân Tộc Thiểu Số đặc Biệt Trong Cộng đồng Các Dân Tộc Việt Nam
-
Dân Tộc Mông (H'Mông) - UBND Tỉnh Sơn La