Người Nhật Ngại Nhìn Vào Mắt Khi Nói Chuyện - Kokoro VJ

Blog

  1. HOME
  2. Blog
  3. Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_20: Người Nhật ngại nhìn vào mắt khi nói chuyện?

Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_20: Người Nhật ngại nhìn vào mắt khi nói chuyện?

00 Share Twitter 19/08/2021

Trong phần 20 của loạt bài Việt Nam OK Nhật Bản Dame hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu 3 phần: 1. Ở Nhật Bản, khi nói chuyện, nhìn thẳng vào mắt nhau không được coi là tốt? 2. Những điểm “ngạc nhiên” trong cách “hưởng tuổi già” ở Nhật và 3. Người Nhật thường ăn trưa một mình?

Chỉ có người trẻ tuổi mới nhìn thẳng vào mắt nhau

Do sự du nhập mạnh mẽ của văn hoá phương tây, giao tiếp bằng mắt (eye contact) ở Việt Nam được coi là một kỹ năng. Rất nhiều tài liệu chứng minh quyền lực của khả năng giao tiếp thông qua ánh mắt, dẫn tới hiện tượng nhiều bạn trẻ có xu hướng nhìn chằm chằm vào mặt hoặc mắt người đối diện khi nói chuyện và coi đó là hành động thể hiện sự tự tin.

Ở Việt Nam thì không sao, cùng lắm đối phương chỉ nhắc nhẹ bạn rằng “đừng nhìn chằm chằm vào tôi nữa, mất tự nhiên lắm” mà thôi chứ không có ý gì khác. Nhưng ở Nhật thì việc nhìn chằm chằm vào người đối diện có thể được cho là “Có ý lạ”.

Người Nhật ngại nhìn thẳng vào mắt nhau khi nói chuyện

Người Nhật vốn coi việc nhìn lâu vào mặt người đối diện khi nói chuyện là hành vi bất lịch sự. Tất nhiên là khi nói chuyện, người Nhật cũng có nhìn vào mặt nhau, nhưng thường để ánh mắt vào “khoảng giữa mặt” hoặc vào “nút thắt ca-ra-vạt”. Vì vậy việc nhìn chằm chằm vào người đối diện đôi khi bị cho là thể hiện sự… hiếu chiến.

Chuyện sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn là đàn ông và đối tượng bạn nhìn chằm chằm là một cô gái xinh đẹp. Dù không có tình cảm đặc biệt gì nhưng nếu bạn cứ nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện thì sẽ bị hiểu nhầm là bạn thích người đó và có thể khiến người đó cảm thấy khó chịu và sẽ bị cho là “bất thường”.

Chính vì cách suy nghĩ bám rễ sâu trong đời sống này, nên người Nhật rất ngại nhìn lâu vào mắt nhau. Tuy nhiên cùng với xu hướng toàn cầu hóa, gần đây khi hướng dẫn sinh viên đi tìm việc làm, còn có cả hướng dẫn “hãy nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện” . Trong mục tiêu giáo dục môn quốc ngữ ở cấp tiểu học, Bộ Giáo dục Khoa học Nhật Bản còn đề ra mục tiêu “Nhìn vào mắt người đối diện khi nghe hoặc khi nói”. Chí ít thì nhà trường cũng cần hướng dẫn các em nhìn vào mặt người đối diện khi nói chuyện.

Cách “hưởng tuổi già” của người Nhật

Người Nhật thích làm việc kể cả khi đã nhiều tuổi

Ở Việt Nam, rất nhiều người già đều có chung suy nghĩ rằng, tuổi già là giai đoạn hưởng thụ. Sau cả một đời người nỗ lực tích góp, chăm sóc gia đình, nhiều người khi bước vào giai đoạn “thất thập cổ lai hy” bắt đầu có xu hướng thả lỏng, hưởng thụ và muốn được hưởng thời gian vui vầy cùng con cháu.

Nếu bạn đã quá quen với chuyện này tôi tin rằng bạn sẽ phải tròn mắt khi chứng kiến cách người già Nhật Bản “hưởng thụ” tuổi già: Họ… làm việc.

Theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, lực lượng lao động từ 65 tuổi trở lên mỗi năm lại gia tăng. Năm 2020 có 9.240.000 người lao động từ 65 tuổi trở lên, chiếm hơn 13% tổng số người lao động từ 15 tuổi trở lên. Năm 2013, tức là trước khi chế độ tiếp tục tuyển dụng sau khi về hưu bắt đầu thì số người lao động trong độ tuổi này là 6.370.000. Như vậy sau 7 năm, con số này đã tăng gần 3.000.000 người.

Ở siêu thị gần nhà tôi, những công việc như lau dọn nhà vệ sinh, xếp giỏ và xe đẩy, hướng dẫn xe ra vào bãi đậu…đều do một nhóm người già làm. Những bãi đậu xe thu phí ở các nhà ga lớn cũng đa phần do người lớn tuổi phụ trách. Đa phần đây là những người cao tuổi, làm việc bán thời gian.

Nhóm người già này có những cụ đã trên 75 tuổi. Do con cái đã trưởng thành và tinh thần yêu lao động nên họ vẫn muốn tiếp tục làm điều gì đó để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tại một khách sạn trung tâm ở thành phố Fukuoka, người già chiếm tới 50% quân số của đội ngũ lau dọn. Người già nhất lên tới 78 tuổi. Họ hàng ngày vẫn làm việc từ 6-8 tiếng, vẫn vác những bao tải ga giường và vỏ gối nặng chình chịch. Thi thoảng vẫn có những cụ than đau lưng, mỏi gối, nhưng họ không bao giờ ngừng lại.

Không bia rượu vào buổi trưa?

“Đi ăn trưa, tranh thủ làm vài cốc không” là một trong những câu rủ rê quen thuộc nhất ở các văn phòng tại Việt Nam. Bản thân tôi cũng từng tranh thủ giờ nghỉ trưa đi làm vài cốc cho mát vào những ngày Hè nóng bức và chứng kiến không ít bạn bè, đồng nghiệp uống đến mặt đỏ tía tai rồi trở lại làm việc buổi chiều như bình thường.

Ở Nhật cũng có giờ nghỉ trưa, cũng có những lời rủ rê đi ăn trưa nhưng chuyện uống vài ly bia, rượu vào giờ nghỉ trưa thì gần như không bao giờ xuất hiện. Có những trường hợp, do công việc mà 2 bên đối tác thỏa thuận cùng uống bia trong bữa trưa vừa làm việc nhưng chỉ ăn trưa thông thường thì không bao giờ uống đồ uống có cồn. Kỷ luật làm việc trong công sở của người Nhật rất nghiêm khắc, nếu đã có hơi men trong máu rồi trở lại làm việc bị coi là vi phạm đạo đức chốn công sở.

Văn hoá ăn trưa giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng rất khác biệt. Ở Việt Nam, ăn trưa tại các quán cơm văn phòng rồi làm cốc café tám chuyện là tương đối phổ biến. Tôi biết nhiều người rất tôn trọng nguyên tắc “không bao giờ ăn trưa một mình”.

Ở Nhật, hình ảnh những công chức ngồi ăn đơn độc ở các công viên là rất phổ biến. Thường người Nhật cũng hay đi ăn trưa với đồng nghiệp nhưng lúc bận rộn nhiều người mua cơm hộp ở cửa hàng tiện lợi rồi ngồi ăn một mình ở công viên hoặc tại bàn làm việc rồi lập tức trở lại với công việc. Giờ nghỉ trưa ở Nhật chỉ có đúng 1 tiếng nên người Nhật không thể dề dà kéo dài thời gian nghỉ trưa được. Vậy nên nếu bạn có thói quen tận dụng giờ ăn trưa để “khề khà” thì đừng áp dụng nó ở Nhật nhé, người Nhật sẽ cảm thấy rất kỳ lạ khi bạn kéo dài một cách không hợp lý thời gian tận hưởng bữa trưa của mình.

  • Tất cả

  • icon02

    Hãy đến Nhật Bản

  • icon02

    Cuộc sống ở Nhật Bản

  • icon02

    Học tập ở Nhật Bản

  • icon02

    Làm việc ở Nhật Bản

  • icon02

    Khi bạn gặp khó khăn

  • icon02

    Hãy học tiếng Nhật

  • icon02

    Kinh nghiệm của tôi

  • icon02

    KOKORO BLOG

Xếp hạng bài viết phổ biến

  • Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17251 views
  • Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15642 views
  • Vol.60 Số đặc biệt: Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? 13648 views
  • “Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13155 views
  • Vol. 42 Tình hình lao động bất hợp pháp trong thời gian bỏ trốn 12936 views

Platinum Sponsor

Bronze Sponsors

  • Global HR Strategy
  • Trường Nhật Ngữ EHLE

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Bài viết mới

  • “Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan!
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
  • ★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)

Bài viết liên quan

  • Ngạc nhiên vì ngủ trưa trên sàn công ty

    Ngủ trưa trên sàn công ty là một việc thường thấy ở Việt Nam, nhưng ở Nhật Bản nếu làm như vậy thì...

  • Những bài viết “hot” trên KOKORO trong năm 2020

    Chúng tôi xin điểm lại các bài viết được nhiều người quan tâm trên trang KOKORO trong năm 2020. Các bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm phong phú từ các sempai từng thành công cũng như thất bại ở Nhật Bản nhé!

  • “Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào?

    “Cuộc hẹn bắt đầu lúc 10 giờ. Đến vào lúc nào thì bị tính là đến muộn đây?”. KOKORO sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách nhìn nhận vấn đề “thời gian” ở xứ sở hoa anh đào thông qua phần lý giải của chuyên gia người Nhật về quy tắc ứng xử trong thương mại và nhân viên người Việt trong công ty Nhật..

  • Nên duyên ở nơi thực tập, kết hôn với người Nhật

    Cúc đã kết hôn với đồng nghiệp người Nhật ở nơi thực tập kỹ năng. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao họ bén duyên với nhau và lý do chồng cô ấy muốn kết hôn với cô ấy nhé.

back_icon home_icon next_icon icon01 Hãy đến Nhật Bản icon01 Cuộc sống ở Nhật Bản icon01 Học tập ở Nhật Bản icon01 Làm việc ở Nhật Bản icon01 Khi bạn gặp khó khăn icon01 Hãy học tiếng Nhật icon01 Kinh nghiệm của tôi
  • Tất cả

  • icon02

    Hãy đến Nhật Bản

  • icon02

    Cuộc sống ở Nhật Bản

  • icon02

    Học tập ở Nhật Bản

  • icon02

    Làm việc ở Nhật Bản

  • icon02

    Khi bạn gặp khó khăn

  • icon02

    Hãy học tiếng Nhật

  • icon02

    Kinh nghiệm của tôi

  • icon02

    KOKORO BLOG

Xếp hạng bài viết phổ biến

  • Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17251 views
  • Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15642 views
  • Vol.60 Số đặc biệt: Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? 13648 views
  • “Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13155 views
  • Vol. 42 Tình hình lao động bất hợp pháp trong thời gian bỏ trốn 12936 views

Platinum Sponsor

Bronze Sponsors

  • Global HR Strategy
  • Trường Nhật Ngữ EHLE

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Bài viết mới

  • “Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan!
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
  • ★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)

Từ khóa » Không Dám Nhìn Vào Mắt Người Mình Thích