Người Nông Dân Trước Và Sau Cách Mạng Tháng 8 - Hỏi Đáp

CHUYÊN ĐỀ:

HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8

(Qua văn bản: Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc)

Người thực hiện:Nguyễn Thị Chuyền

Đơn vị:Trường THCS Lãng Ngâm

A. MỞ ĐẦU:

I. Mục đích:

- Nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, trọng tâm của 2 văn bản học trong SGK Ngữ văn 8 thuộc phần văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.

- Bổ sung, mở rộng, nâng cao những kiến thức chung của 2 văn bản có liên quan đến hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ.

- Giúp học sinh có kỹ năng liên hệ, mở rộng kiến thức qua các cụm văn bản có cùng chủ đề. Từ đó bày tỏ thái độ, tình cảm, cách đánh giá của bản thân về một vấn đề đặt ra trong các văn bản đã học.

II. Đối tượng:Học sinh khá, giỏi.

III. Phạm vi nghiên cứu:

- Qua 2 văn bản học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8: Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.

B. NỘI DUNG.

I/ Bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 .

-Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt(Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến.Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản.Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.)

-Thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp cách mạng, đặc biệt từ sau năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đẩy mạnh đấu tranh giai cấp.

-Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương. Hai tên đế quốc Pháp Nhật cùng ra sức vơ vét thóc gạo, thực phẩm, nguyên liệu dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945.

-Đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ:

+ Ở nông thôn: dân cày bị đày đoạ bởi đủ thứ tai trời, ách đất. Cảnh đói khát, bán vợ đcon diễn ra thê thảm.

+Ở thành thị: công nhân viên chức bị sa thải, dân nghèo tăng nhanh về số lượng, sống cầu bơ cầu bất.

=> Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm đau thương trước Cách mạng tác động đến các nhà văn. Cácnhà văn cho ra đời cáctác phẩm văn học vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Khái quát hình ảnh người nông dân trong văn học Việt Nam 1930 1945

- Chịu nỗi đau khổ, bất hạnh của số phận.

- Sáng ngời phẩm chất cao quý.

III. Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng thang 8- 1945 qua hai văn bản«Tức nước vỡ bờ» của Ngô Tất Tố và «Lão Hạc» của Nam Cao.

1. Nỗi đau khổ, bất hạnh của người nông dân Việt Nam

a) Chị Dậu trong văn bản «Tức nước vỡ bờ» của Ngô Tất Tố.

- Nhà nghèo: lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, phải bán con bán chó để đóng sưu cho chồng.

- Bị áp bức, coi thường, khinh miệt, bị đè nén, đánh đập.

=> Chị Dậu là nạn nhân đáng thương của nạn tô thuế bất công, vô nhân đạo.

b)Lão Hạc trong văn bản «Lão Hạc» của Nam Cao.

- Vợ mất sớm.

- Nhà nghèo.

- Phải sống một cuộc sống kham khổ: ăn củ chuối, sung luộc, củ ráy,...

- Sống cô đơn một mình.

- Không có nghề mưu sinh

- phải chết một cái chết thảm khốc: ăn bả chó.

- Lão cay đắng và chua xót tự đồng nhất cuộc đời mình với cuộc đời một con chó.

=> Sự bất hạnh của lão Hạc: muốn bảo toàn được nhân cách thì phải đổi lấy tính mạng

* Tiểu kết: Người nông dân trong xã hội cũ là những con người xã hội thực dân nửa phong kiến chèn ép, vùi dập cuộc đời, đẩy họ vào đường cùng không lối thoát.

2)Hình ảnh người nông dân sáng ngời phẩm chất cao quý.

a) Chị Dậu trong văn bản«Tức nước vỡ bờ» của Ngô Tất Tố.

- Là một người phụ nữ yêu thương chồng con, giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh.

- Là một người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên dùng lí và sức để phản kháng, chống áp bức.

- Là một người phụ nữ thông minh biết cách ứng xử: khôn khéo dùng tình cảm tha thiết van xin rồi dùng lí lẽ cứng răn và cuối cùng dùng sức lực để phản kháng.

=> Chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, thương chồng thương con hết mực.

b) Lão Hạc trong văn bản «Lão Hạc» của Nam Cao.

- Là một người giàu tình yêu thương

+ Yêu thương con

+ Yêu quý con chó vàng.

- Là một người giàu lòng tự trọng

- Là một người giàu đức hi sinh, cả cuộc đời sống vì con

- Là một người giàu lòng nhân hậu.

=> Đó là những người cha người mẹ hết lòng vì con cái, vì gia đình, những con người lương thiện, nhân hậu, chất phác.

IV. Kết luận

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật rất độc đáo, tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên rất đặc sắc. Đó là những kiếp người khổ cực lầm than; Là những con người với những phẩm chất tốt đẹp cao quý.

V.Luyện tập

Em hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp với câu chủ đề: Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương.

Gợi ý:

* Về hình thức: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.

* Về nội dung:

- Từ cái chết của Lão Hạc nêu suy nghĩ về số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội cũ.

* Các ý cần triển khai trong đoạn văn:

+ Nêu câu chủ đề (nếu là đv theo cách diễn dịch)

+ Miêu tả lại cái chết của Lão Hạc (bám vào các chi tiết trong văn bản)

+ Nêu suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc: bất ngờ, đau đớn, thảm thiết, đáng thương.

+ Nêu suy nghĩ về số phận của người nông dân: Người nông dân bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, họ phải chọn cái chết để tự giải thoát số phận.

+ Liên hệ nêu suy nghĩ về cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay: Trân trọng cuộc sống tốt đẹp, cố gắng phấn đấu học tập để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

C. KẾT LUẬN

a/ Bài học kinh nghiệm:

- Cần thể hiện rõ các đơn vị kiến thức theo 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao qua từng phần của chuyên đề.

- Cần chú ý vận dụng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học cho phù hợp với từng phần của chuyên đề.

b/ Kiến nghị: Không.

Chuyên đề

Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Hiểu được bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

- Hiểu được tình cảnh khốn cùng và phẩm chất tót đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận văn học hiên thực Việt Nam.

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề văn học.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng đồng cảm trước tình cảnh khốn cùng của người nông dân. Đồng thời tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ.

B.TRỌNG TÂM:

Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng qua 2 văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao.

C. CHUẨN BỊ:

- GV: Phương tiện: Giáo án, sgk, máy chiếu, TLTK

- HS: Chuẩn bị bài, vở ghi, vở bài tập

D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5p)

Em đã học văn bản nào có hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 1945? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hình ảnh người nông dân qua các văn bản đã học?

2. Giới thiệu bài: (1p)

Hình ảnh người nông dân Việt Nam là một đề tài lớn, phổ biến của nền văn học nước nhà. Người nông dân bước vào văn học từ những câu ca dao xưa như:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Trong xã hội cũ thân phận người nông dân quả là bé nhỏ, hèn mọn biết bao. Họ chịu cảnh lam lũ vất vả như thân cái cò, cái kiến, con rùa,... Trăm người trăm cảnh, mỗi cảnh đời mỗi số phận nhưng lại sáng ngời trong những trang văn là phẩm chất cao quý của họ như chị Dậu trong «Tắt đèn»- Ngô Tất Tố, lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao...Tất cả đã làm nên những đốm sáng trong xã hội đen tối đó. Để tìm hiểu cụ thể số phận và phẩm chất của họ, cô cùng các em vào tìm hiểu chuyên đề hôm nay.

3. Bài mới: (90p)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Tg

Nội dung

Hoạt động 1:

- GV chiếu một số hình ảnh về xã hội VN giai đoạn 1930 -1945.

- HS: quan sát máy chiếu

- GV: Những hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến giai đoạn lịch sử nào của nước ta?

- HS: trả lời.

- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý

- GV: Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nét khái quát về xã hội nước ta giai đoạn 1930 - 1945?

-HS: trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung

-GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận

- GV chiếu một số hình ảnh về nạn đói năm 1945 ở nước ta.

? Những sự kiện lịch sử trên đã tác động đến văn học như thế nào?

Gv giới thiệu và mở rộng thêm một số tác phẩm như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vợ Nhặt của Kim lân..

Hoạt động 2

? Nêu một vài hiểu biết của em về giai cấp nông dân

- Hs trình bày

- Gv nhận xét, bổ sung

? Hình ảnh người nông dân VN trước cách mang thang 8 hiện lên trong văn học hiên thực 1930 1945 với những đặc điểm gì?

- Hs trả lời

- Gv nhận xét, khái quát

Hoạt động 3:

Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo 2 vấn đề sau:

- Nhóm 1: Nỗi đau khổ, bất hạnh của người nông dân hiện lên qua nhân vật chị Dậu trong «Tức nước vỡ bờ» như thế nào?

- Nhóm 2: Nỗi đau khổ, bất hạnh của người nông dân hiện lên qua nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên như thế nào?

- Hs thảo luận trong 5 phút

- Đại diện nhóm 1 trả lời.

- Các bạn trong nhóm bổ sung.

- Nhóm 2 nhận xét và bổ sung.

- Gv nhận xét, kết luận.

- Gv chiếu đoạn văn nói về gia cảnh nhà chị Dậu: Nhà chị Dậu là một nếp nhà tranh lủn củn...

..............................................

- Hs đọc đoạn văn

- Gv giảng.

? Hãy tìm những câu văn nói về nỗi khổ của chị Dậu trong văn bản«Tức nước vỡ bờ».

- Gv chốt nội dung rồi bình.

- Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận

- Nhóm 1 nhận xét bổ sung

- GV nhận xét kết luận

- GV chiếu đoạn văn

? Hãy tìm những chi tiết nói về nỗi khổ cực của Lão Hạc

? Em có nhận xét gì về cuộc đời của Lão Hạc.

- HS trả lời

- GV nhận xét rồi bình

- GV chuyển ý

? Chị Dậu trong đoạn trích hiện lên với những phẩm chất như thế nào ? Em hãy tìm dẫn chứng

- HS tìm và trả lời .

- GV chiếu đoạn văn rồi phân tích

- ? Em có nhận xét gì về sự thay đổi trong cách xưng hô của Chị Dậu

- GV chiếu đoạn văn. HS theo dõi đoạn văn để trả lời.

? Em có nhận xét gì về con người của Chị Dậu .

- HS nhận xét

- GV chốt rồi bình

-?Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất như thế nào.

? Em hãy tìm dẫn chứng

- Học sinh tìm và trả lời

- HS khác nhận xét và bổ sung

- GV nhận xét kết luận

- GV chiếu dẫn chứng

? Nêu những biểu hiện về lòng nhân hậu ở Lão Hạc .

- HS nêu

- GV nhận xét, giảng bình.

- GV liên hệ mở rộng :

+ Cái Tý trong "Tắt Đèn"

+ Hình ảnh con mẹ Nuôi trong "Đồng hào có ma" của Nguyễn Công Hoan

+ Hình ảnh người nông dân trong Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

+ Hình ảnh người nông dân ngày nay .

Hoạt động 4

? Đến đây em có nhận xét chung gì về hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 trong văn học hiện thực 1930-1945.

- HS trao đổi, nhận xét .

- GV nhận xét, kết luận , bình

Hoạt động 5

- GV chiếu bài tập

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài

- GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn.

- HS suy nghĩ, viết

- GV gọi một HS đọc bài. HS khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét chỉnh sửa và đưa đoạn văn mẫu .

10

10'

55'

5'

10'

I.Bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

-Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt: (Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến.Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản.Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.)

-Thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp cách mạng, đặc biệt từ sau năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đẩy mạnh đấu tranh giai cấp.

-Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương. Hai tên đế quốc Pháp Nhật cùng ra sức vơ vét thóc gạo, thực phẩm, nguyên liệu dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945.

-Đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ:

+ Ở nông thôn: dân cày bị đày đoạ bởi đủ thứ tai trời, ách đất. Cảnh đói khát, bán vợ đcon diễn ra thê thảm.

+Ở thành thị: công nhân viên chức bị sa thải, dân nghèo tăng nhanh về số lượng, sống cầu bơ cầu bất.

=> Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm đau thương trước Cách mạng tác động đến các nhà văn. Các nhà văn cho ra đời cáctác phẩm văn học vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Khái quát hình ảnh người nông dân trong văn học Việt Nam 1930 1945

- Chịu nỗi đau khổ, bất hạnh của số phận.

- Sáng ngời phẩm chất cao quý.

III. Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8- 1945 qua hai văn bảnTức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố vàLão Hạccủa Nam Cao.

1. Nỗi đau khổ, bất hạnh của người nông dân Việt Nam

a) Chị Dậu trong văn bản«Tức nước vỡ bờ» của Ngô Tất Tố.

- Nhà nghèo: lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, phải bán con bán chó để đóng sưu cho chồng.

- Bị áp bức, coi thường, khinh miệt, bị đè nén, đánh đập.

=> Chị Dậu là nạn nhân đáng thương của nạn tô thuế bất công, vô nhân đạo.

b)Lão Hạc trong văn bản «Lão Hạc» của Nam Cao.

- Vợ mất sớm.

- Nhà nghèo.

- Phải sống một cuộc sống kham khổ: ăn củ chuối, sung luộc, củ ráy,...

- Sống cô đơn một mình.

- Không có nghề mưu sinh

- phải chết một cái chết thảm khốc: ăn bả chó.

- Lão cay đắng và chua xót tự đồng nhất cuộc đời mình với cuộc đời một con chó.

=> Sự bất hạnh của lão Hạc: muốn bảo toàn được nhân cách thì phải đổi lấy tính mạng

* Tiểu kết: Người nông dân trong xã hội cũ là những con người xã hội thực dân nửa phong kiến chèn ép, vùi dập cuộc đời, đẩy họ vào đường cùng không lối thoát.

2)Hình ảnh người nông dân sáng ngời phẩm chất cao quý.

a) Chị Dậu trong văn bản«Tức nước vỡ bờ» của Ngô Tất Tố.

- Là một người phụ nữ yêu thương chồng con, giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh.

- Là một người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên dùng lí và sức để phản kháng, chống áp bức.

- Là một người phụ nữ thông minh biết cách ứng xử: khôn khéo dùng tình cảm tha thiết van xin rồi dùng lí lẽ cứng răn và cuối cùng dùng sức lực để phản kháng.

=> Chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, thương chồng thương con hết mực.

b) Lão Hạc trong văn bản «Lão Hạc» của Nam Cao.

- Là một người giàu tình yêu thương

+ Yêu thương con

+ Yêu quý con chó vàng.

- Là một người giàu lòng tự trọng

- Là một người giàu đức hi sinh, cả cuộc đời sống vì con

- Là một người giàu lòng nhân hậu.

=> Đó là những người cha người mẹ hết lòng vì con cái, vì gia đình, những con người lương thiện, nhân hậu, chất phác.

IV. Kết luận

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật rất độc đáo, tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên rất đặc sắc. Đó là những kiếp người khổ cực lầm than; Là những con người với những phẩm chất tốt đẹp cao quý.

V. Luyện tập

Em hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp với câu chủ đề: Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương.

4. Củng cố - luyện tập: (3p)

? Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung chuyên đề hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ qua 2 văn bản: Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố vàLão Hạccủa Nam Cao?

? Em hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp với câu chủ đề: Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương.

5. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1p)

- Học bài, nắm vững kiến thức đã học.

- Viết bài văn nghị luận về hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 1945.

Tác giả: Nguyễn Thị Hòa

Từ khóa » Người Nông Dân Trước Cách Mạng Tháng 8