Người Nữ Bí Thư Tỉnh ủy Sa Đéc - Trường Chính Trị
Có thể bạn quan tâm
Lê Thị Thanh Kiều
Khoa Lý luận cơ sở
Trong quá trình hình thành và lãnh đạo phong trào cách mạng, từ các chi bộ Đảng đầu tiên cho đến khi thành lập Đảng bộ tỉnh Sa Đéc (nay là Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp) có một điểm đặc biệt – duy nhất 01 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc là nữ giới, đồng chí chính là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên (5/1945- 8/1945)[1] – đồng chí Trần Thị Nhượng.
Đồng chí Trần Thị Nhượng (còn được biết đến với tên gọi là Trần Thị Ngài, cô Sáu Ngài, cô giáo Ngài), là người con của xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh. Đồng chí sinh ngày 15/3/1896 trong một gia đình tiểu tư sản. Cha mẹ và 06 anh em đều làm thợ thủ công hoặc buôn bán nhỏ. Bản thân đồng chí vừa chăn nuôi làm kinh tế vừa học chữ tại nhà. Sau đó, đồng chí tiếp tục học tập ở Sài Gòn, rồi về Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh), Tân Dương (nay thuộc huyện Lai Vung), Cái Tàu Hạ (nay thuộc huyện Châu Thành), sau đó quay về Hòa An dạy học. Lúc bấy giờ toàn tỉnh Sa Đéc chỉ có 03 giáo viên là nữ giới.
Ngày 15/6/1928, đồng chí Trần Thị Nhượng được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, năm 1929 được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng. Năm 1930, đồng chí được phân công Bí thư Chi bộ liên xã Mỹ Trà và Mỹ Ngãi[2]. Năm 1930 và 1939, trong quá trình hoạt động tại Sa Đéc, đồng chí 2 lần bị giặc bắt và giam giữ. Sau khi được thả, mặc dù bị giặc quản thúc, nhưng đồng chí có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở tỉnh Sa Đéc trong thời kỳ đầy khó khăn này[3]. Tháng 5/1945, một cuộc họp tổ chức tại làng Mỹ Trà đã nhất trí thành lập Tỉnh ủy lâm thời Sa Đéc (công khai hoạt động là Mặt trận Việt Minh tỉnh) do đồng chí Trần Thị Nhượng phụ trách Bí thư (kiêm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh)[4].
Để chuẩn bị cho công cuộc giành chính quyền ở tỉnh Sa Đéc, đồng chí Trần Thị Nhượng đã chỉ đạo thực hiện góp phần củng cố khối đoàn kết trong nội bộ Đảng tích cực chuẩn bị lực lượng, phát động quần chúng sẵn sàng nổi dậy. Ngày 25/8/1945, đồng chí tổ chức lực lượng quần chúng, đại diện cho Mặt trận Việt Minh tiến thẳng vào gặp Tỉnh trưởng Lê Tấn Bửu yêu cầu giao chính quyền với lời lẽ thuyết phục và cương quyết[5]. Đến 14 giờ cùng ngày, chính quyền đã về tay nhân dân trong tỉnh.
Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Trần Thị Nhượng tiếp tục được giao nhiều trọng trách như: phụ trách tài chính và nuôi quân (8/1945 – 12/1945), Phó Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc (từ tháng 10/1945 – 6/1946), Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc (6/1946 – 1948). Sau đó, đồng chí được điều động về công tác ở Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương (1948 – 1954). Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đồng chí tham gia tập kết, chuyển quân ra miền Bắc. Năm 1955, đồng chí giữ vai trò Phó giám đốc Trại Nhi đồng Trung ương. Sau đó, từ 1959 – 1962 là Hiệu trưởng Trường học sinh miền Nam số 6 (ở Hải Phòng). Năm 1964, đồng chí phụ trách Phó giám đốc Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương. Năm 1966, đồng chí nghỉ hưu và trở về quê hương sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy tuổi cao, sức yếu nhưng đồng chí tiếp tục đóng góp ý kiến cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng Hội phụ nữ và chăm lo cho người nghèo ở địa phương.
Năm 1988, đồng chí Trần Thị Nhượng qua đời, hưởng thọ 92 tuổi. Cuộc đời của đồng chí là tấm gương trọn vẹn của người đảng viên kiên trinh, gương mẫu, cho tinh thần và ý chí cách mạng. Đồng thời, là đại diện tiêu biểu của người dân Đồng Tháp với tinh thần yêu nước, đoàn kết, bất khuất, kiên cường, thông minh, cần cù, sáng tạo,… luôn hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao cho./
[1] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2020, trang 369.
[2] Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp: Địa chí tỉnh Đồng Tháp, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, trang 859.
[3] Xem bài viết của tác giả Tạ Quang Trung: Khởi nghĩa Nam kỳ ở Đồng Tháp, ngày 23/11/2020 (Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp). Link https://btg.dongthap.gov.vn/web/btg/chi-tiet-bai-viet/ /asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/3939406?plidlayout=3037.
[4] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2020, trang 146.
[5] https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nu-bi-thu-tinh-uy-tay-khondi-gianh-chinh-quyen-d105825.html.
Từ khóa » Tiểu Sử Trần Thị Sa Lý
-
Trần Thị Lý-người Phụ Nữ Anh Hùng
-
Trần Thị Sa Lý | Facebook
-
Thần Tượng Bolero Trần Thị Sa Lý: Quy Y Phật Là Hạnh Phúc Vô Bờ
-
Trần Thị Lý – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hai Nữ Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Mang Tên Trần Thị Lý
-
TRẦN THỊ LÝ - Nữ Anh Hùng MÌNH SẮT DA ĐỒNG - YouTube
-
Người Con Gái Bên Dòng Sông Lũy - Tỉnh Quảng Bình
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Những Nữ Anh Hùng Trên "đất Lửa ...
-
Nữ Anh Hùng Trần Thị Lý - "Người Con Gái Việt Nam"
-
Chị Trần Thị Lý được Giải Thoát Như Thế Nào? - Báo Công An Đà Nẵng
-
Về 2 Nữ Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân đều Mang Tên Trần ...
-
Chân Dung Trần Thị Lý - Nữ Anh Hùng Thời đại Hồ Chí Minh
-
Chuyện Về Anh Hùng Trần Thị Lý - Báo Quảng Bình điện Tử