Người Nuôi Lợn Rừng Cẩn Trọng Với Những Bệnh Thường Gặp | Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
Lợn rừng thường mắc một số bệnh ở lợn con và dưới 20 kg. Ảnh minh họa
Lợn rừng thường hay mắc phải một số bệnh như ỉa chảy ở lợn con bú mẹ, ghẻ nở, bệnh phổi “ thở rốc”, bệnh phù nề, dịch tai xanh…. Các bệnh này thường chỉ xuất hiện ở lợn con và dưới 20 kg. Lợn trưởng thành rất ít khi mắc bệnh. Lợn con bú mẹ tỷ lệ bị ỉa phân trắng từ 70 – 90%.
Bệnh phân trắng
Khi phát hiện lợn con ỉa phân trắng bà con cần kiểm tra ngay nguồn thức ăn có phải là nguyên nhân không, đồng thời tiêm hoặc cho lợn uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ thú y và người bán thuốc.
Lợn con ỉa phân trắng không chữa trị kịp thời tỷ lệ chết từ 5 – 20%. Lợn con đã tách mẹ thỉnh thoảng bị đi ỉa chảy bà con không cần phải cho uống thuốc do bộ phận tiêu hoá của lợn ở giai đoạn này đã phát triển nên chúng chỉ bị 1 – 2 hôm rồi lại tự khỏi. Nói chung khi lợn con đã tách mẹ ( tự ăn được) thì bệnh đi ỉa không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa.
Bệnh ghẻ lở
Lợn bị ghẻ lở thường do chuồng trại không đảm bảo vệ sinh hoặc trong những ngày mưa nhiều kéo dài đặc biệt là mùa Xuân ở phía Bắc.
Bệnh này xuất hiện ở tất cả đàn lợn, biểu hiện của bệnh này là da mốc, nứt nẻ, lông dụng, lợn ngứa hay lấy chân gãi hoặc cọ vào tường. Khi thấy triệu chứng trên cần tiêm hoặc bôi thuốc ngay, tốt nhất là tiêm vì hiệu quả cao hơn.
Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì mỗi loại thuốc. Nhìn chung khi lợn mắc phải bệnh này nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là 100% và là loại bệnh không quá phải lo ngại.
Người nuôi cần lưu ý khâu chuồng trại và nguồn thức ăn để phòng bệnh cho lợn rừng. Ảnh minh họa
Bệnh phổi “thở dốc”
Nguyên nhân của loại bệnh này là do thời tiết thay đổi, chuồng trại ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Đây là loại bệnh tương đối nguy hiểm và có cơ chế truyền nhiễm.Vì vậy, nếu phát hiện lợn bị bệnh tốt nhất là cách li ngay và tiêm thuốc.
Triệu chứng của bệnh thở dốc là lợn bỏ ăn, lông xù, chậm chạp và thở dốc, bệnh phát triển rất nhanh, sáng cho ăn vẫn bình thường nhưng có thể đến trưa triệu chứng của bệnh đã rõ, bệnh thường xuất hiện ở loại từ 10 – 25kg.
Nếu chữa trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là 95%, không chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời (để 2 – 3 ngày sau mới tiêm) thì khả năng tử vong là 70%. Đây là loại bệnh đáng lo ngại, bà con cần phải hết sức lưu tâm.
Bệnh phù nề
Bệnh phù nề cũng thường xuất hiện ở lợn từ 10 – 25 kg. Nguyên nhân do chuồng trại ẩm thấp, không vệ sinh, nguồn thức ăn thay đổi đột ngột, lợn vận chuyển lâu ngày qua các vùng địa lý khác nhau.
Triệu chứng của bệnh là mắt đỏ rồi sưng vành mi mắt, sưng đầu, đi loạng choạng, lao đầu về phía trước. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, khi bị mắc bệnh này thì khả năng chữa khỏi bệnh gần như là không thể. Nên áp dụng các biện pháp để phòng ngừa là giải pháp tối ưu.
Các bệnh thông thường ở lợn rừng nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ tránh lây lan và gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Từ khóa » Các Bệnh Của Lợn Rừng
-
Lợn Rừng Thường Bị Những Bệnh Gì? - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Lợn Rừng
-
Phòng Trị Bệnh Heo Rừng - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam
-
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Bệnh Trên Heo Rừng - SlideShare
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Lợn Và Phương Pháp điều Trị
-
Phòng Và Trị Bệnh Cho Heo Rừng Lai
-
Trị Bệnh Tiêu Chảy Cho Lợn Rừng Bằng Cây Cỏ | VTC16 - YouTube
-
Chăm Sóc, Phòng Trị Một Số Bệnh Trên Heo Rừng Lai - 2lua
-
Cách Phòng Bệnh ở Lợn Rừng Với Quy Mô Nông Hộ
-
Chú ý Phòng Bệnh Cho Heo Rừng - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
Kỹ Thuật Phòng Chống Bệnh Dịch Cho Lợn Rừng
-
Hướng Dẫn Tạm Thời Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợi Rừng, Lợn Rừng Lai, Lợn ...