Người Phán Xử (phim Truyền Hình Việt Nam) - Wikipedia

Đừng nhầm lẫn với Người phán xử, một bộ phim truyền hình Israel ra mắt lần đầu năm 2007.
Người phán xử
Thể loạiTâm lýTội phạm
Định dạngPhim truyền hình
Sáng lậpReshef LeviShay Kanot
Dựa trênPhim truyền hình cùng tên
Kịch bảnNguyễn Trung DũngKhánh Bùi
Đạo diễnNguyễn Khải AnhNguyễn Mai HiềnNguyễn Danh Dũng
Diễn viênHoàng DũngViệt AnhTrung AnhThanh QuýChu HùngHồng ĐăngBảo AnhBảo ThanhThanh HươngDoãn Quốc Đam
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số tập47
Sản xuất
Giám chếĐỗ Thanh Hải
Kỹ thuật quay phimVũ Trung KiênNguyễn Mạnh Hùng
Thời lượng45 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Phát sóng23 tháng 3 năm 2017 – 31 tháng 8 năm 2017
Thông tin khác
Chương trình trướcTuổi thanh xuân 2
Chương trình sauGhét thì yêu thôi

Người phán xử là một bộ phim truyền hình thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Nguyễn Khải Anh, Nguyễn Mai Hiền và Nguyễn Danh Dũng làm đạo diễn.[1] Phim được mua kịch bản chuyển thể từ bộ phim truyền hình cùng tên của Israel năm 2007.[2] Phim phát sóng vào lúc 21h30 thứ 4, 5 hàng tuần bắt đầu từ ngày 23 tháng 3 năm 2017 và kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2017 trên kênh VTV3.[3][4]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Người phán xử là câu chuyện về Phan Quân (NSND Hoàng Dũng) – một ông trùm thế giới ngầm núp bóng doanh nhân thành đạt, chủ tịch của Tập đoàn Phan Thị. Tuy là "con cáo già" với cái đầu lạnh, dã tâm lớn nhưng ông được kính nể bởi cách đối nhân xử thế trọng nghĩa khí, luôn đặt gia đình lên trên hết. Phan Quân còn được gọi là "Người phán xử", có quyền lực bậc nhất trong giới xã hội đen. Không chỉ phải đấu trí với các thế lực thù địch trong giới tội phạm, Phan Quân cũng đau đầu bởi mâu thuẫn trong gia đình, nhất là khi sự xuất hiện bất ngờ của một người tự xưng là con rơi từ nhiều năm trước đã khiến mọi chuyện trở nên rắc rối.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoàng Dũng trong vai Phan Quân[5]
  • Việt Anh trong vai Phan Hải[5]
  • Hồng Đăng trong vai (Phan) Lê Thành[5]
  • Trung Anh trong vai Lương Bổng[5]
  • Chu Hùng trong vai Thế "Chột"[5]
  • Phạm Bảo Anh trong vai Bảo "Ngậu"[5]
  • Trọng Hùng trong vai Trần Tuấn
  • Doãn Quốc Đam trong vai Trần Tú[5]
  • Thanh Quý trong vai Hồ Thu[5]
  • Hương Dung trong vai Bà Hà
  • Thanh Hương trong vai Phan Hương[5]
  • Đan Lê trong vai Diễm My[5]
  • Bảo Thanh trong vai Trần Mỹ Hạnh
  • Lưu Đê Ly vai Bích Ngọc[5]
  • Thuỳ Dương trong vai Quyên

Diễn viên phụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Quốc Trọng trong vai Phan Sơn
  • Văn Báu trong vai Ông Hữu
  • Vũ Thu Hoài trong vai Lê Thảo
  • Anh Đức trong vai Khải "Sở Khanh"
  • Trọng Lân trong vai Bá Anh
  • Phú Thăng trong vai Bá Thế
  • Hồng Quân trong vai Phúc "hô"
  • Trần Nhượng trong vai Kính "Trắng"
  • Đỗ Kỷ trong vai Vũ Bắc
  • Nguyệt Hằng trong vai Mẹ Bích Ngọc
  • Danh Thái trong vai A Lý
  • Hoàng Phúc Anh trong vai Tùng "còi"
  • Hoàng Du Ka trong vai Duy
  • Thúy An trong vai Hương "phố"
  • Đào Thanh Bi trong vai Vân Điệp
  • Duy Hưng trong vai Hoàng "mặt sắt"
  • Vũ Hải trong trong vai Hùng "cá rô"
  • Lê Ngọc Quang trong vai Huy "kình"
  • Mạnh Hùng trong vai Huy "Bá"
  • Đặng Tam Thuận trong vai Thái "Sẹo"
  • Tiến Hợi trong vai Thiếu tướng Hảo
  • Quốc Quân trong vai Lân "sứa"
  • Đinh Trọng Nguyên trong vai Chí "mắt ma"
  • Tiến Mộc trong vai Sơn Tư
  • Bé Nam Anh trong vai Bé Phan Hưng

Tiền truyện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phạm Anh Tuấn trong vai Long "Bá đạo"
  • Thanh Sơn trong vai Châu Việt Sơn (Gã xăm)
  • Tùng Dương trong vai Đồng "Cá Ngão"
  • Tạ Minh Thảo trong vai Đinh Khánh
  • Huỳnh Anh trong vai Kẻ chơi dao
  • Vân Dung trong vai Mụ Quắm
  • Hán Huy Bách trong vai Đức Vượng

Và một số diễn viên khác...

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn] Kịch bản của Israel thoải mái hơn, cho nên khi Việt hóa chúng tôi đã giảm cảnh bạo lực rất nhiều. [...] Phim truyền hình cho nên chúng tôi tiết chế vừa phải, làm sao vẫn giữ liều lượng nhưng phải đạt hiệu quả nghệ thuật. [...] Đây là phim mà trung tâm là ông trùm xã hội, không phải công an như thường thấy ở trong loạt phim hình sự trước kia. [...] Trong quá trình triển khai kịch bản, chúng tôi có đọc lại tư liệu báo chí và bồi đắp lên nhân vật Phan Quân đầy đủ hơn. [...] Việc một bộ phim có những phân cảnh khai thác câu chuyện nhóm giang hồ, nhân vật xấu phải bộc lộ mức độ phạm tội để luật pháp trừng trị thì đương nhiên, phim cần có một số cảnh mô tả cần thiết, có những cách xử lý khác biệt mới tạo nên tính thuyết phục. Tất nhiên phải hợp lý và phù hợp, và càng phải hạn chế so với phim điện ảnh.– Đỗ Thanh Hải, giám chế bộ phim, trả lời tại buổi họp báo ra mắt.[6][7]

Kế hoạch sản xuất và thực hiện bộ phim đã diễn ra từ hai năm trước thời điểm phát sóng.[8] Người phán xử được coi là bộ phim về tâm lý tội phạm đầu tiên tại Việt Nam.[9] Phim cũng đánh dấu sự trở lại của nghệ sĩ Hoàng Dũng sau một thời gian vắng bóng trên màn ảnh.[10][11]

Theo VFC, bộ phim mất một năm để xử lí kịch bản và được Việt hóa đến 50% nội dung,[12][13] trong đó phần lớn lời thoại, cách nói và suy nghĩ của các nhân vật được điều chỉnh và viết lại; các cảnh bạo lực cũng được cắt giảm xuống hạn chế nhất có thể để phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt​.[7] Diễn viên Đan Lê cho biết, sau khi ghi hình xong, đạo diễn còn thêm bớt, đảo dựng rất nhiều và phải khác đến 30% so với kịch bản tại trường quay.[13]

Với cốt truyện kế thừa từ bản phim gốc của Israel, Người phán xử có lối kể chuyện được cho là khác lạ so với các bộ phim khác, sẽ đôi khi khiến khán giả cảm thấy chưa quen hoặc khó theo dõi.[9] Phong cách phim thế giới ngầm cũng được đẩy lên mức tối tăm và u ám hơn nhiều so với những tác phẩm cùng thể loại trước đó.[9] Tuy nhiên, khác so với bản gốc, kịch bản phim chủ yếu tập trung đào sâu vào các mối quan hệ cùng những xung đột tâm lý giữa các nhân vật như mối quan hệ của Phan Quân với những đứa con, tình duyên vợ chồng của Phan Hải, những toan tính, ham muốn của lòng người, v.v..[6][14]

Quá trình quay phim chính của bộ phim diễn ra trong mười một tháng.[11] Bối cảnh chính của phim là căn biệt thự tại một khu resort ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.[15] Phần ngoại cảnh của bộ phim được thực hiện tại những nơi rừng sâu và ở các căn nhà bỏ hoang.[11] Đây cũng là bộ phim hiếm hoi tại thời điểm sử dụng công nghệ thu thanh trực tiếp diễn viên.[6] Kinh phí của bộ phim tương đương khoảng 400 triệu cho một tập,[16] trong đó có nhiều cảnh hành động với diễn viên đóng thế xuyên suốt các tập phim.[10]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm phát sóng, Người phán xử đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ khán giả và đạt lượng người xem "kỷ lục", được cho là bởi có nội dung gay cấn, dàn diễn viên hùng hậu, tư duy làm phim hiện đại, cách kể chuyện mới lạ cùng những câu thoại tạo nên trào lưu trên mạng xã hội.[17][18][19][20] Bộ phim cũng được đánh giá là "cú lội ngược dòng" cho phim truyện truyền hình Việt Nam sau nhiều năm thu hút ít người xem.[21]

Theo số liệu từ Hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình Việt Nam, chỉ số người xem trung bình toàn quốc của Người phán xử đạt 5,42%.[22] Riêng ở Hà Nội, kỷ lục người xem của phim là 18.67% ở tập 27, tương đương với khoảng 606.052 nghìn khán giả xem phim trong một phút phát sóng, và chỉ số người xem trung bình đạt 14,28%.[23] Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số người xem trung bình của bộ phim đạt 0,94%, trong đó tập cuối đạt lượng người xem cao nhất 1,79%.[24] Thị phần khán giả theo dõi trung bình cho mỗi lượt phát sóng của bộ phim cũng đạt 37.3%.[25]

Bộ phim ngoài ra còn thu về cho nhà đài phát sóng 192 tỉ đồng với 1557 quảng cáo trong suốt 47 tập phim với khoảng 3 tỷ đồng cho trung bình một tập.[22] Giá một TVC 30s để xuất hiện trong giờ quảng cáo của phim có mức giá từ 210 đến 220 triệu đồng.[26] Từ khóa về bộ phim cũng lọt vào danh sách 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet vào năm 2017 khu vực Việt Nam.[27]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Người phán xử từng gây ra nhiều tranh cãi về tính bạo lực của bộ phim. Một phân cảnh tại tập mở đầu của phim đã bị chỉ trích vì mang tính bạo lực, máu me.[28][29] Tập cuối của bộ phim cũng nhận về ý kiến trái chiều khi tất cả nhân vật trong phim đều nhận kết cục bi thảm, đồng thời khiên cưỡng và thiếu tính nhân văn.[30][31]

Vào ngày 14 tháng 9 năm 2021, tại cuộc họp góp ý cho dự thảo sửa đổi Luật Điện ảnh, thiếu tướng Lê Tấn Tới – chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội – đã có phát ngôn liên quan đến Người phán xử, trong đó lấy ví dụ tiêu cực về bộ phim vì cho rằng nó phản ánh "quá chân thực", điều có thể gây ảnh hưởng tới người xem; đồng thời cũng nhận xét sau khi phim được phát lại trên kênh VTV1, tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen ngày càng gia tăng.[32][33] Phát ngôn này sau đó đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ dư luận.[34] Nghệ sĩ Trung Anh lên tiếng cho rằng đây là lời nói vô căn cứ bởi chưa có nghiên cứu cụ thể và yêu cầu phải có điều tra, tìm hiểu phân tích, đánh giá một cách chính xác tính xác thực của những điều trên.[35]

Ngoại truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2018, một phần tiền truyện dài 4 tập của bộ phim đã được ra mắt, với nội dung đi sâu vào những mối quan hệ và động cơ ban đầu giữa các nhân vật.[36] Cũng trong tháng 5 cùng năm, phần phim ngắn ngoại truyện có tên Phía trước là cả một đời phán xử đã được phát hành, trong đó dựa trên cơ sở sáp nhập của ba tác phẩm truyền hình từ quá khứ tới hiện tại là Phía trước là bầu trời, Người phán xửCả một đời ân oán.[37]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2017 Giải Cánh diều Nam diễn viên phụ xuất sắc Trung Anh Đoạt giải [38]
Nữ diễn viên phụ xuất sắc Thanh Hương Đoạt giải
Giải Mai Vàng Nam diễn viên truyền hình Hoàng Dũng Đề cử [39]
Phim truyền hình Đề cử [40]
Ấn tượng VTV Phim truyền hình ấn tượng Đoạt giải [41]
Nam diễn viên ấn tượng Hoàng Dũng Đoạt giải
Trung Anh Đề cử [42]
Hồng Đăng Đề cử [43]
Nữ diễn viên ấn tượng Thanh Hương Đề cử [44]
WeChoice Awards Phim truyền hình của năm Đoạt giải [45]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Người phán xử

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khuê Tú (9 tháng 9 năm 2017). “Đạo diễn tập cuối 'Người phán xử' lần đầu lên tiếng về những tranh cãi”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Bích Ngọc (9 tháng 6 năm 2017). “"Người phán xử" phiên bản gốc từng "làm mưa làm gió" như thế nào?”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Chi Nguyễn (14 tháng 3 năm 2017). “Phim hình sự "Người phán xử": Góc nhìn đa chiều về một thế giới ngầm nhiều góc khuất”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Thiên Di (31 tháng 8 năm 2017). “Người phán xử - Tập cuối: Sau tất cả, đau đớn nhất lại chính là Phan Quân”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ a b c d e f g h i j k Chi Nguyễn (21 tháng 3 năm 2017). “Điểm danh dàn diễn viên hùng hậu trong phim hình sự Người phán xử”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ a b c Nguyên Khánh (27 tháng 3 năm 2017). “So với bản gốc, 'Người phán xử' đã giảm nhiều bạo lực và sex”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ a b Hoàng Lê (8 tháng 4 năm 2017). “Cơn sốt Người phán xử - như phim Bố già phiên bản Việt”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Yến Anh, Hoàng Dương (9 tháng 6 năm 2017). “"Người phán xử", "Sống chung với mẹ chồng": Vì sao càng xem càng "hot"?”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ a b c Thanh Bình (3 tháng 4 năm 2017). “"Người phán xử" hot đến nghẽn sóng truyền hình”. Tri thức & Cuộc sống. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ a b Hồng Thiết (15 tháng 3 năm 2017). “"Người phán xử": bức tranh đa chiều mang lại luồng gió mới cho thể loại phim hình sự”. Tạp chí Thi đua Khen thưởng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ a b c Mỹ Anh (8 tháng 12 năm 2016). “NSND Hoàng Dũng phải nhập viện cấp cứu”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ 'Người phán xử' và những con số 'khủng' về rating, quảng cáo”. Báo Nghệ An. Zing News. 8 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ a b Hà Tùng Long (16 tháng 6 năm 2017). “Thực hư "Người phán xử" phải quay lại phần kết sau khi lộ kịch bản”. Báo điện tử Đầu tư. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ NVCC (5 tháng 7 năm 2017). “Đạo diễn Người phán xử: "Phim mua kịch bản nước ngoài là chọn tinh hoa trong tinh hoa"”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Vy An (20 tháng 8 năm 2017). “Resort được chọn làm nơi ở của ông trùm 'Phan Quân'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Nguyễn Phương (12 tháng 7 năm 2020). “Phim Việt hóa nở rộ - đáng lo”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ “3 lý do khiến cho phim "Người phán xử" gây sốt mạng xã hội”. Dân Việt. Zing News. 3 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Nhật Minh (15 tháng 5 năm 2017). “Vì sao phim Người phán xử gây sốt?”. Báo điện tử Đầu tư. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ Yên Chi (12 tháng 7 năm 2017). “Vì sao 'Sống chung với mẹ chồng', 'Người phán xử' gây sốt?”. VOV.vn. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Emily (7 tháng 4 năm 2017). “4 yếu tố giúp 'Người phán xử' trở thành 'phim truyện quốc dân'”. IOne. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ Đậu Dung (27 tháng 5 năm 2017). “Phim truyền hình đang "sốt" trở lại?”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ a b Vũ Minh (8 tháng 9 năm 2017). “'Người phán xử' và những con số khổng lồ về rating, quảng cáo”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ Văn Tuấn (14 tháng 3 năm 2018). “Phim truyền hình Việt: Nỗ lực thu hẹp ranh giới vùng miền”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ “Lập kỷ lục rating, 'Tiếng sét trong mưa' có vượt được 'Người phán xử'?”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  25. ^ Hà Tùng Long (27 tháng 6 năm 2017). “Sự thật về chỉ số rating của bộ phim gây sốt "Người phán xử"”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ Tiểu Nhi (30 tháng 8 năm 2017). “Đài truyền hình thu bao nhiêu tỷ nhờ "Người phán xử"?”. Vietgiaitri. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  27. ^ Cao Cường (14 tháng 12 năm 2017). “Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam năm 2017”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ Minh Hoàng (30 tháng 8 năm 2017). “Những cảnh quay rùng rợn, phản cảm trong phim Người phán xử”. Đời sống Plus. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  29. ^ “Vừa phát sóng tập 1, phim Người phán xử bị phản ứng vì nhiều cảnh đẫm máu”. Tiền phong. Thời đại. 25 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  30. ^ Hà Tùng Long (1 tháng 9 năm 2017). “Kết phim "Người phán xử" gây tranh cãi vì khiên cưỡng, thiếu tính nhân văn”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  31. ^ MyA (1 tháng 9 năm 2017). “Kết thúc 'Người phán xử' bị chỉ trích dữ dội, ê kíp sản xuất nói gì?”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  32. ^ Hà Phương (15 tháng 9 năm 2021). “Phim "Người phán xử" có làm cho tình hình tội phạm gia tăng?”. VOV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  33. ^ Thu Hằng (14 tháng 9 năm 2021). “Thiếu tướng Lê Tấn Tới: Sau phim 'Người phán xử' tội phạm xã hội đen xảy ra nhiều”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2021.
  34. ^ Dương Nguyên Thủy (14 tháng 9 năm 2021). “Phim Người phán xử có thực sự làm tăng tội phạm, băng nhóm xã hội đen?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  35. ^ Lạc Xuân, Thạch Anh (15 tháng 9 năm 2021). “NSND Trung Anh: Thất vọng trước phát ngôn 'Người phán xử' làm tăng tội phạm xã hội đen”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  36. ^ Hà Thu (22 tháng 5 năm 2018). “Tập đầu 'Người phán xử' tiền truyện bị chê nhiều hơn khen”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  37. ^ Phong Kiều (11 tháng 5 năm 2018). “Cười ngất với clip hài 'Phía trước là cả một đời phán xử'”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  38. ^ “Toàn cảnh Lễ trao giải Cánh diều năm 2017”. Công an nhân dân. Dân trí. 16 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  39. ^ Quỳnh Nguyễn, Gia Tiến (19 tháng 1 năm 2018). “Trường Giang vừa được giải vừa hỏi vợ tại lễ trao giải Mai Vàng 2017”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  40. ^ “Kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 23-2017”. Người lao động. 11 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  41. ^ Đinh Hương (8 tháng 9 năm 2017). “Vừa nhận giải VTV Awards 2017, "Người phán xử" đến nhà hàng Bữa trưa vui vẻ”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  42. ^ “Lương Bổng của Người phán xử bất ngờ vì được đề cử tại VTV Awards”. Báo điện tử VTV. 30 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  43. ^ TL (8 tháng 9 năm 2017). “Hồng Đăng: Không "đấu" được với NSND Hoàng Dũng ở VTV Awards 2017”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  44. ^ Quỳnh Anh (16 tháng 8 năm 2017). “'Người phán xử' áp đảo top 5 đề cử VTV Awards 2017”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  45. ^ P.V (5 tháng 2 năm 2018). “WeChoice Awards 2017: Bố con ông trùm Phan Quân nhận giải Phim truyền hình được yêu thích nhất cho Người phán xử”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Người phán xử trên Internet Movie Database
  • Người phán xử trên Báo điện tử VTV
  • Người phán xử Lưu trữ 2021-11-10 tại Wayback Machine trên VTV Giải trí
VTV3: Phim truyền hình 21:40 thứ Tư, thứ Năm (23/3 - 31/8/2017)
Chương trình trước Người phán xử(23/3 - 31/8/2017) Chương trình kế tiếp
Tuổi thanh xuân 2(3/11/2016 - 22/3/2017) Ghét thì yêu thôi(6/9 - 7/12/2017)
  • x
  • t
  • s
Giải Cánh diều cho "Nữ diễn viên phụ xuất sắc phim truyện truyền hình"
  • Kim Tuyến (2015)
  • Minh Hương (2016)
  • Thanh Hương (2017)
  • Phương Hằng (2018)
  • Cao Thái Hà (2019)
  • Tuyết Hương (2020)
  • Hương Giang (2021)
  • Đan Lê (2023)
  • Thanh Quý (2024)
  • x
  • t
  • s
Giải Cánh diều cho "Nam diễn viên phụ xuất sắc phim truyện truyền hình"
  • Huy Cường (2014)
  • Trọng Trinh (2015)
  • Công Lý (2016)
  • Jimmii Khánh / Trung Anh (2017)
  • Bình An (2018)
  • Doãn Quốc Đam (2019)
  • Thanh Sơn (2020)
  • Võ Hoài Nam (2021)
  • Vĩnh Xương (2023)

Từ khóa » Diễn Viên Người Phán Xử Ngoại Truyện