'Người Thả Rông Chó Mèo Nhiều Lần Nên Bị Cấm Nuôi Thú Cưng'

Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Chó dữ tại chủ". Gia đình nào nuôi chó mèo, đều có chung một suy nghĩ rằng thú cưng của nhà mình hiền lắm, không cắn ai bao giờ. Tuy nhiên chúng chỉ hiền với người nuôi mà thôi, còn với người lạ lại là chuyện khác. Thực tế, nhiều người nuôi chó mèo ở Việt Nam nhưng lại sợ phải dọn chất thải của chúng, không muốn rọ mõm khi đi ra đường, không trông giữ cẩn thận, kể cả khi vật nuôi gây tai nạn cho người khác thì họ vẫn bao che, giấu giếm.

Theo tôi, vấn đề ý thức người nuôi chó mèo ở ta còn rất kém xuất phát từ việc chúng ta chưa có mức phạt đủ nặng, đủ sức răn đe đối với hành vi này. Ngoài việc thành lập các tổ săn bắt chó mèo thả rông như đang triển khai ở Hà Nội, tôi cho rằng, chính quyền địa phương cần có những giải pháp mang tính toàn diện hơn nữa, ví dụ như:

1. Nếu chó, mèo thả rông bị bắt, và người chủ nuôi có thái độ chống đối thì sẽ bị xử lý ra sao?

2. Nếu người chủ muốn xin nhận lại vật nuôi bị bắt vì thả rông thì cần phải xử phạt thế nào mới đủ sức răn đe, ngăn việc tái phạm? Ngoài ra, cũng cần quy định rõ, nếu tái phạm, ngoài việc bị tịch thu vật nuôi, người đó sẽ bị cấm nuôi chó, mèo. UBND phường, Tổ dân phố, khu phố có thể cử bộ phận theo dõi việc này.

>> Chó dữ tại chủ

3. Xử lý vật nuôi thế nào sau khi bắt? Có tiêu hủy hay không? Nếu vật nuôi có giá trị cao thì xử lý thế nào?

4. Phải có quy định cụ thể với tất cả các hình thức vi phạm, mức phạt phải thật cao để răn đe. Hiện tại, nhiều gia đình nuôi chó mèo có kinh tế ở mức khá trở lên, nên mức phạt quá thấp sẽ không đủ răn đe với họ. Với những gia đình kinh tế trung bình, thấp thì mức phạt cao cũng sẽ giúp họ nâng cao nhận thức, không để vi phạm.

5. Chính quyền cần phải duy trì công tác này trong thời gian ít nhất 3-5 năm để tất cả người dân hiểu và đi vào nề nếp. Không nên làm phong trào rồi lại bỏ, chỉ tốn chi phí mà không đạt hiệu quả gì.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng chống bệnh dại trên chó, mèo giai đoạn 2022-2030, trong đó có nội dung thành lập đội bắt chó thả rông ở tất cả xã, phường, thị trấn. Theo Cục Thú y, ước tính mỗi năm Việt Nam có 400.000-500.000 người bị chó cắn, phải điều trị dự phòng. 80-100 người tử vong do lây bệnh dại từ chó mèo. Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận hơn 6.900 người bị chó cắn được báo cáo đến các cơ sở y tế.

Hiện, tổng đàn chó, mèo của thành phố khoảng 460.000 con, đứng thứ hai cả nước sau Nghệ An. Từ năm 2019 đến nay, thành phố ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh dại. Số vụ bị chó tấn công có xu hướng gia tăng. Theo Nghị định 90/2017, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên.

Ngọc Phương Hùng Phạm

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

  • Thả rông chó khiến cẩu tặc lộng hành
  • Chó cưng phóng uế ở chung cư cao cấp
  • Gắn chip, mua bảo hiểm cho chó nuôi
  • Cấp phép nuôi chó dữ
  • Cấm nuôi chó dữ?
  • 'Nuôi chó văn minh trước khi bàn chuyện ngừng ăn thịt chó'

Từ khóa » Cấm Cười Chó Mèo