Người Từ Hà Nội đi đến Các địa Phương Khác Cần Giấy Tờ Gì?
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội là địa phương đang áp dụng chống dịch theo Chỉ thị 15 nên khi tới các tỉnh, thành khác vẫn bị kiểm soát chặt (Ảnh minh họa: Quang Hùng). |
Tỉnh Bắc Giang:
Các trường hợp từ các tỉnh, thành phố có dịch đến/về địa phương phải khai báo y tế và thực hiện cách ly y tế, theo dõi sức khỏe dựa theo bảng hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bắc Giang tại địa chỉ: https://drive.google.com/file/d/1ZiRWPQelUKgXo4CLT2BC2ww-SIrHedoA/view theo nguyên tắc:
Khu vực màu đỏ: thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV-2 ít nhất 03 lần (vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 13).
Khu vực màu vàng: thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần (vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 13).
Khu vực màu xanh: thực hiện khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.
Những người đến/về từ các tỉnh, thành phố có dịch phải chi trả chi phí xét nghiệm và chi phí cách ly tập trung.
Tỉnh Bắc Ninh:
Tỉnh Bắc Ninh nghiêm cấm việc đón, trả khách tại các tỉnh/ thành phố có vùng dịch, các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16. Cụ thể, những người từ các tỉnh, thành phố khác trước khi đi vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh phải có giấy chứng nhận xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 có kết quả âm tính bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.
Việc đi lại giữa Hà Nội và các tỉnh thành được kiểm soát chặt. Ảnh minh họa: Quang Hùng |
Tỉnh Hải Dương:
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết, hiện tỉnh vẫn kiểm soát chặt chẽ người từ nơi khác vào, đặc biệt là các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 15, 16.
Cụ thể, người từ các địa phương khác vào tỉnh (kể cả người Hải Dương trở về từ tỉnh ngoài) phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ; trường hợp đặc biệt phải báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh.
Với những người đến/về từ Hà Nội đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 khi vào tỉnh phải thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14.
Riêng đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương. Thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7 kể từ ngày đến/về địa phương.
"Kể cả người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 theo quy định, khi vào tỉnh Hải Dương vẫn phải có phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ", ông Cường lưu ý.
TP Hải Phòng:
Người đến từ Hà Nội đến Hải Phòng phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ; cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 14.
Tỉnh Hưng Yên:
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, người Hà Nội vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh) trong vòng 48 giờ; giấy xác nhận tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19; thực hiện việc khai báo y tế và thực hiện 5K.
Tỉnh Thanh Hóa:
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh đang giao cho ngành y tế nghiên cứu chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh ở các tỉnh, thành để có các biện pháp phù hợp.
"Địa phương mong muốn có thông báo về quản lý người ra khỏi Hà Nội như thế nào, đối tượng nào được ra, các điều kiện ra như thế nào, từ đó mới có biện pháp phù hợp", ông Tùng nói.
Hiện tại, theo quy định hiện hành, người từ Hà Nội vào Thanh Hóa phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR trong vòng 72 giờ.
Với người có xác nhận tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc được công bố khỏi bệnh Covid-19, thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày, tổ chức xét nghiệm 2 lần.
Với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày về địa phương, thực hiện xét nghiệm 3 lần, người cách ly phải tự trả các chi phí liên quan; kết thúc thời gian cách ly y tế tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày.
Tỉnh Hà Tĩnh:
Theo ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, địa phương này chưa có chủ trương đón công dân từ Hà Nội về.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, đối với những công dân trở về từ vùng có dịch, nếu chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 liều vắc xin thì phải cách ly tập trung 14 ngày, sau đó cách ly tại nhà 7 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 7 ngày. Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì cách ly tại nhà 7 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi y tế tại nhà thêm 7 ngày.
Tỉnh Nghệ An:
Ông Đặng Thanh Tùng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, tất cả công dân địa phương trở về từ vùng có dịch (trong đó có Hà Nội) đều phải thực hiện theo đúng quy định chung của Bộ Y tế.
Tỉnh Nam Định:
Ông Đỗ Đức Lưu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, Nam Định tiếp tục tạm dừng tiếp nhận người dân trở về từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Với Hà Nội do đã chuyển sang Chỉ thị 15, người từ Hà Nội về nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sẽ phải cách ly một tuần.
Tỉnh Vĩnh Phúc:
Người Hà Nội muốn vào tỉnh Vĩnh Phúc phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 (test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR) âm tính trong vòng 72 giờ.
Người đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (có chứng nhận trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng tính đến thời điểm về tỉnh) hoặc người từng bị nhiễm đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về tỉnh) và có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc giấy ra viện: Phải thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7.
Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19, phải thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày; xét nghiệm ít 3 lần vào ngày thứ 4, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 trong thời gian cách ly. Kết thúc thời gian cách ly y tế tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo.
Tỉnh Phú Thọ:
Quy định chung với tất cả người tỉnh ngoài vào địa phương là phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong thời hạn 72 giờ.
Đối với cán bộ, công nhân, người lao động đang làm việc tại các cơ quan hành chính, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; có địa chỉ thường trú ngoại tỉnh: Tỉnh Phú Thọ khuyến khích các cơ quan hành chính, doanh nghiệp bố trí cho người lao động lưu trú lại địa bàn tỉnh trong thời điểm hiện nay.
Trong trường hợp cán bộ, công nhân, người lao động không thể lưu trú lại tại tỉnh Phú Thọ thì cơ quan hành chính, doanh nghiệp liên hệ cơ quan y tế đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho các đối tượng này với tần suất 3 ngày/lần theo phương pháp gộp mẫu để đảm bảo các điều kiện vào tỉnh theo quy định.
Đối với phương tiện vận tải hàng hóa đăng ký cấp thẻ nhận diện có mã QR (luồng xanh) với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố: Phú Thọ yêu cầu lái xe và người đi cùng trên xe phải có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên trong thời hạn 72 giờ khi vào địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Yên Bái:
Ngày 21/9, UBND tỉnh Yên Bái có văn bản hướng dẫn người dân di chuyển từ vùng có dịch trở về địa bàn tỉnh. Theo đó, Yên Bái tiếp tục yêu cầu tất cả người dân đến hoặc về tỉnh Yên Bái (trong đó có người từ TP Hà Nội về) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR chưa quá 72 giờ, hoặc test nhanh kháng nguyên chưa quá 24 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu (trường hợp không có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, yêu cầu phải thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại các chốt kiểm dịch y tế và phải tự chi trả phí xét nghiệm).
Ngoài ra, người từ Hà Nội về/đến tỉnh Yên Bái nếu đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, phải thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Trong trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19, hoặc tiêm liều thứ 2 chưa đủ 14 ngày, thì phải thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 14 ngày, sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo.
Từ khóa » Hà Nội đi Bắc Giang Cần Những Giấy Tờ Gì
-
Người Từ Bắc Ninh Về Bắc Giang Làm Việc Phải Có Xét Nghiệm âm ...
-
Báo Bắc Giang
-
Lý Do Tỉnh Bắc Giang áp Dụng Biện Pháp Xét Nghiệm, Cách Ly đối Với ...
-
Trường Hợp Nào Người Từ Hà Nội Về Bắc Giang Cần Giấy Xét Nghiệm?
-
Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bắc Giang
-
Bắc Giang Yêu Cầu Những Người Từ TP Hà Nội Và Các Tỉnh Có Dịch Về ...
-
Từ Ngày Mai, 14/7, Người Dân Phải Có Những Giấy Tờ Này Nếu Muốn ...
-
Dịch được Khống Chế, Những Loại Phương Tiện Nào được đi/đến Bắc ...
-
Tất Cả Người Từ Hà Nội đến - Về Bắc Giang Lưu Trú Phải Xét Nghiệm ...
-
BẮC GIANG: Kiểm Soát, Quản Lý Chặt Chẽ Người Về Từ Bắc Ninh Và ...
-
Người Dân Cần Chuẩn Bị Những Giấy Tờ Gì Khi Qua Chốt Kiểm Soát ...
-
Ra Vào Hà Nội Và Các Tỉnh Lân Cận Cần Những điều Kiện Gì?
-
Người Hà Nội Tới Bắc Giang Phải Xét Nghiệm RT-PCR Hoặc Test ...
-
Người Từ Tỉnh, Thành 'vùng Xanh' đến Bắc Giang Chỉ Cần Có Kết Quả ...