Nguồn Đèn LED – Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Bộ Nguồn LED
Có thể bạn quan tâm
Nguồn đèn LED là một trong số những bộ phận quan trọng của đèn LED có liên quan đến chất lượng cũng như tuổi thọ của đèn. Sử dụng đúng loại bộ nguồn LED là điều cần thiết để làm cho LED hoạt động một cách chính xác nhất….
Nội dung chính:
Nguồn đèn led - Cấu tạo và ứng dụng của bộ nguồn LED
Nguồn đèn Led là một bộ phận quan trọng trong các thành phần cấu tạo của đèn LED. Hiểu rõ và sử dụng đèn chất lượng với bộ nguồn tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Bộ nguồn LED quyết định đến chất lượng của ánh sáng và tuổi thọ của đèn LED.
Ngoài ra với mỗi loại chip LED chiếu sáng khác nhau sẽ sử dụng nguồn đèn LED với đặc tính khác nhau. Chính vì vậy, bạn phải chọn lựa bộ nguồn dựa trên các tiêu chí dưới đây:
1. Nguồn đèn LED là gì?
Trước hết bạn hãy cùng tìm hiểu khái niệm về nguồn đèn LED: còn gọi là LED Driver hay tăng phô, chấn lưu cho đèn LED. Đây là thiết bị điện tử được cấu tạo từ những linh kiện điện tử khác nhau giúp biến đổi dòng điện xoay chiều 220V AC thành dòng điện một chiều DC. Có một số loại chip LED sử dụng nguồn điện xoay chiều AC 220V với bộ điều chỉnh điện áp được tích hợp bên trong chip LED đó.
Tuy nhiên, hầu hết tất cả các loại chip LED hiện nay đều sử dụng nguồn điện một chiều DC. Vì vậy bộ nguồn LED ra đời để đáp ứng được yêu cầu phát sáng của chip LED.
Bạn có thể tìm thấy nguồn đèn LED ở những loại đèn như: Đèn LED âm trần, đèn LED rọi ray hay các loại đèn panel….
Một bộ nguồn chất lượng cao phải có đầy đủ linh kiện
Bộ nguồn đèn LED được thiết kế, chế tạo từ nhiều khối module như: khối chỉnh lưu, khối công suất, khối điều khiển. Mỗi khối sẽ đảm nhận vai trò khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất phát sáng và tuổi thọ của đèn LED.
Một bộ nguồn chất lượng cao phải được chế tạo với đầy đủ linh kiện thì mới tạo nên được độ ổn định và phát huy hết hiệu quả chiếu sáng của chip LED, đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, tránh hiện tượng nhiễu sóng điện từ gây ra… Nhiều đơn vị nhằm giảm giá thành sản phẩm đã cắt giảm đi khá nhiều linh kiện làm chất lượng của bộ nguồn LED ngày càng giảm hơn.
Lợi ích khi sử dụng đèn LED có bộ nguồn chất lượng tốt:
Đảm bảo được theo yêu cầu về ổn định dòng điện hoặc ổn định điện áp: Đối với các loại đèn LED âm trần, bộ nguồn đèn LED cung cấp dòng điện ổn định cho các chip LED, giúp đèn hoạt động an toàn và hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loại đèn LED có yêu cầu cao về độ ổn định dòng điện, đảm bảo cho chip LED hoạt động một cách lâu dài nhất. Đối với những ứng dụng đèn LED cần độ ổn định áp (nguồn áp), nguồn LED sẽ duy trì độ ổn định về điện áp cho toàn bộ mạch LED công suất.
Tăng tuổi thọ của đèn LED: Bằng cách cung cấp dòng điện ổn định, điện áp ổn định bộ nguồn đèn LED giúp kéo dài tuổi thọ của các chip LED, giảm tỷ lệ hư hỏng và giảm chi phí thay thế đèn.
Bảo vệ mạch điện: các bộ nguồn đèn LED chất lượng tốt thường có các tính năng bảo vệ như bảo vệ quá dòng, quá áp và ngắn mạch, giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện tử khác.
Độ linh hoạt cao: Một số bộ nguồn đèn LED có thể điều chỉnh dòng điện và điện áp đầu ra để phù hợp với yêu cầu của các loại đèn LED khác nhau, từ đèn LED đơn sắc đến đèn LED RGB hay đèn LED thay đổi được nhiệt độ màu.
Điều khiển đèn thông minh: Nhiều bộ nguồn đèn LED tích hợp các tính năng điều khiển thông minh, cho phép người dùng điều chỉnh độ sáng, màu sắc, tốc độ chớp nháy và các chế độ chiếu sáng khác của đèn LED một cách dễ dàng. Hoặc có thể kết hợp thêm bộ điều khiển với một số tính năng BMS tòa nhà sử dụng để tiết kiệm năng lượng
Hiệu suất cao: Bộ nguồn đèn LED có hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao pf>0.9, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sử dụng điện.
2. Phân loại bộ nguồn của đèn LED:
Nguồn không cách ly
Đây là loại nguồn đèn LED cơ bản và thô sơ nhất với nguyên tắc hoạt động hạ áp bằng cách sử dụng điện trở. Để giảm giá thành sản xuất, linh kiện thiết bị điện tử ở bộ nguồn này thường khá ít, vừa đủ để sử dụng cho chiếu sáng một cách đơn giản nhất. Bạn có thể hình dung loại nguồn này không có phần biến áp để điều chỉnh hạ áp.
Ưu điểm của bộ nguồn LED dạng này là giá thành rẻ, chất lượng thấp và thường được sử dụng trong những đèn LED âm trần trước đây. Sản phẩm này đã cũ và hiện nay có rất ít các loại đèn LED có sử dụng bộ nguồn này.
Nguồn cách ly
Hiện nay các sản phẩm về nguồn led xuất hiện trên thị trường đều sử dụng dạng biến áp cách ly bởi tính hiệu quả và độ an toàn cho người sử dụng. Driver điện áp cách ly sẽ sử dụng biến áp chuyên dụng để tách biệt giữa nguồn điện xoay chiều áp cao sang xoay chiều áp thấp. Nguyên lý điều chỉnh điện áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ (thay đổi điện áp bằng số vòng dây bên trong lõi sắt).
Nguồn cách ly điện áp cố định
Nguồn đèn LED điện áp không đổi là loại nguồn có công nghệ quen thuộc đối với hầu hết các kỹ sư thiết kế và lắp đặt. Bộ nguồn dạng này sẽ luôn duy trì điện áp không đổi khi bạn đặt bất kỳ loại tải nào. Hầu hết các bộ nguồn dạng này ổn định điện áp ở 12VCD (nguồn LED 12V) hoặc 24VCD (nguồn LED 24V).
Các loại đèn LED dây hiện nay sẽ sử dụng với điện áp nguồn led 12V không đổi này. Chi phí khi các hệ thống chiếu sáng dạng này sẽ thấp và linh hoạt hơn so với sử dụng những dạng nguồn LED theo cách khác.
Nguồn cách ly dòng điện cố định
Để tránh hiện tượng đèn LED chiếu sáng với dòng điện quá mức, hầu hết các đèn Led đều cần một điện trở để giới hạn dòng cho nó. Bộ nguồn Led giới hạn dòng cũng được sử dụng như vậy để điều chỉnh và kiểm soát dòng điện đi qua chip LED, giữ cho chip LED hoạt động an toàn và nâng cao tuổi thọ.
Đặc điểm nữa của bộ nguồn LED giới hạn dòng là có thể tự động điều chỉnh và thay đổi điện áp trên mạch LED cho phù hợp. Hiện tại sẽ có các loại với mức điều chỉnh: 18V-36V; 21V-42V; 70V-80V; 120V-150V.
Việc chọn lựa nguồn dòng hay nguồn áp để sử dụng trong đèn LED sẽ phụ thuộc vào việc chip LED bạn đang sử dụng là loại nào. Bạn cần thiết phải chọn đúng loại nguồn, công suất, điện áp, dòng điện thì đèn LED của bạn mới có thể hoạt động tốt được.
Bộ nguồn điều chỉnh được độ sáng Dimmable
Đây là bộ nguồn cao cấp nhất do có thể điều chỉnh được độ sáng theo ý muốn. Giá thành cho bộ nguồn này đắt hơn gấp 4-5 lần so với 2 loại nguồn trên. Bạn có thể xem các thông số kỹ thuật của nguồn trên nhãn thiết bị để xem nguồn này có thể thay đổi được độ sáng hay không và loại dimmer nào được sử dụng. Các loại dimmer thường gặp hiện nay:
Điều chỉnh dạng Triac Dimming:
Đây là bộ nguồn đèn LED điều chỉnh ánh sáng tương tự như như loại điều chỉnh của bóng đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt. Sử dụng Triac dimming để điều chỉnh theo công suất chiếu sáng. Nhược điểm của Triac dimming là vẫn chưa cải thiện được độ nhấp nháy do tần số của dòng điện.
Điều chỉnh dạng 0-10V Dimming:
Đây là nguồn LED điều chỉnh độ sáng đèn Led bằng cách phát tín hiệu từ 1 đến 10VDC vào bộ nguồn. Khi muốn điều chỉnh ánh sáng ở mức tối đa 100% thì chỉ cần phát tín hiệu 10V đến bộ điều khiển ảnh sáng. Ngược lại tắt hoàn toàn thì sẽ đưa tín hiệu điện áp ở mức 10V
3. Sơ đồ mạch điện của nguồn đèn LED:
Chúng ta cùng tìm hiểu về sơ đồ mạch điện phổ biến của bộ nguồn đèn LED cách ly thường dùng cho đèn LED âm trần nhé. Mạch điện của bộ nguồn cơ bản gồm 6 khối với chức năng khác nhau như hình dưới:
Khối 1:
Đây là khối cầu diode dùng để chỉnh điện áp xoay chiều AC thành nguồn 1 chiều DC. Tín hiệu áp ra vẫn chưa hoàn toàn là nguồn DC hoàn chỉnh, 1 số tụ lọc ở đây để nguồn DC được ổn định hơn.
Khối 2:
Đây là phần chính quan trọng nhất đối với bộ nguồn LED. Đó là IC điều khiển và bộ đóng ngắt MOSFET. Một số nguồn phổ thông sẽ tích hợp chung MOSFET vào trong IC. Phần này đảm nhận chịu tải chính cho mạch và tạo dòng điện ổn định. Đồng thời IC cũng còn chức năng để điều chỉnh điện áp đối với nguồn đèn LED dòng điện cố định.
Khối chức năng chịu tải cho nguồn là thành phần dễ hư hỏng nhất của đèn LED. Vì vậy, chất lượng của bộ nguồn sử dụng có lâu dài hay không là chất lượng của MOSFET chịu tải này và khả năng tản nhiệt cho MOSFET này.
Khối 3:
Đây là khối làm phẳng xung điện đầu ra của MOSFET. Hiểu theo một cách đơn giản hơn, dòng điện 1 chiều sau khi ra từ MOSFET vẫn chưa hoàn toàn là phẳng mà vẫn còn nhiễu nhất định do sự đóng ngắt của MOSFET. Khối làm phẳng xung này sẽ điều chỉnh và loại bỏ hoàn toàn nhiễu và đảm bảo tuổi thọ của đèn. Khối này chỉ tìm thấy trên những bộ nguồn cao cấp.
Khối 4:
Là khối biến áp dùng để hạ điện áp xuống vùng hoạt động của đèn LED 12V hay 24V. Chất lượng của biến áp là chất lượng của bộ nguồn, đồng thời cũng quyết định hiệu suất hoạt động của bộ nguồn đó.
Khối 5:
Là khối tụ lọc đầu ra. Một cách đơn giản hơn, điện áp sau khi qua bộ biến áp thì vẫn còn 1 chút dao động nào đó, các tụ điện này sẽ làm phẳng hoàn toàn điện áp đầu ra. Khối tụ lọc nguồn này sẽ giúp ánh sáng được ổn định hơn. Các tụ điện dùng trong nguồn đèn led có chất lượng kém và không đủ công suất lọc thì sau một thời gian sử dụng ánh sáng sẽ bị chớp hoặc nhấp nháy.
Khối 6:
Khối Đèn LED. Tương ứng thông số kỹ thuật đèn LED như thế nào thì phải sử dụng bộ nguồn với công suất tương ứng. Có nhiều loại nguồn khác nhau nên cần phải tìm hiểu và chọn loại cho đúng.
Một bộ nguồn tốt thì phải có đầy đủ 5 khối chức năng ở trên và các linh kiện dùng bên trong phải là loại tốt.
Lưu ý: Kiểm tra chất lượng ánh sáng bằng camera điện thoại. Nếu có nhấp nháp từ đèn Led thì nhớ rằng đây là lỗi của bộ nguồn chứ không phải là lỗi do chip LED. Cần phải thay thế loại nguồn đèn LED có chất lượng tốt hơn.
Thêm nữa rằng nếu bạn muốn điều chỉnh độ sáng thì phải sử dụng bộ nguồn có chức năng dimmer. Và không phải bộ nguồn nào cũng đều có chức năng dimmer này nhé.
4. Cấu tạo của bộ nguồn:
- Diot chỉnh lưu: Giúp biến đổi dòng điện xoay chiều AC ra 1 chiều DC.
- Biến áp: Giúp chuyển từ điện 220V ra 12V – 24V – 48V tùy theo từng dòng chip LED mà chọn biến áp phù hợp.
- Tụ lọc sơ cấp: Lọc điện áp đầu vào giúp dòng điện ổn định trước khi đưa qua tụ lọc thứ cấp.
- Tụ lọc thứ cấp: Lọc điện áp đầu ra giúp ánh sáng đèn LED ổn định và không bị mỏi mắt.
- Tụ lọc áp: Tác dụng phân dòng, sàn lọc điện áp đầu vào.
- Lọc nhiễu: Lọc nhiễu cao tần, do tác động của sét đánh hoặc các thiết bị bên ngoài tác động đi theo đường điện vào diver.
- Tụ cao áp: Tác dụng phân dòng, sàn lọc điện áp đầu ra.
- Tụ chống sét: Là những điện trở phụ thuộc điện áp (VDR), nó được mắc song song với nguồn AC IN.
5. Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn:
Mỗi loại nguồn khác nhau sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau; tuy nhiên nhìn chung chúng tôi sẽ mô tả nguyên lý rõ hơn về bộ nguồn dòng đèn LED thường được sử dụng phổ biến nhất:
Chuyển đổi điện áp đầu vào (Khối 1): Đầu tiên, bộ nguồn đèn LED sẽ chuyển đổi điện áp đầu vào từ nguồn điện lưới 220V (thường là điện áp xoay chiều AC) sang điện áp một chiều DC phù hợp với yêu cầu của đèn LED. Việc chuyển đổi dòng điện AC sang DC bằng cách sử dụng một số linh kiện điện tử như diod hoặc mạch cầu diod kết hợp với tụ điện để làm cho dòng điện phẳng hơn.
Điều chỉnh dòng điện (khối 2): Sau khi điện áp đã được chuyển đổi sang DC, bộ nguồn đèn LED sẽ điều chỉnh dòng điện đầu ra để duy trì dòng điện ổn định cho các chip LED. Các loại transitor hay MOSFET công suất và một số IC điều khiển dòng điện sẽ làm nhiệm vụ này.
Bảo vệ mạch và khử nhiễu (khối 3): Trong quá trình đèn LED chiếu sáng, bộ nguồn đèn LED cần bảo vệ các chip LED và các linh kiện điện tử khác trong hệ thống chiếu sáng khỏi các tình huống nguy hiểm như quá dòng, quá áp, ngắn mạch và nhiệt độ quá cao. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các mạch bảo vệ và linh kiện điện tử phù hợp.
Điều khiển thông minh (nếu có): Đối với bộ nguồn đèn LED tích hợp tính năng điều khiển thông minh, sẽ có một bộ điều khiển vi mạch (MCU) hay IC điều khiển được sử dụng để điều chỉnh độ sáng, màu sắc, tốc độ chớp nháy và các chế độ chiếu sáng khác của đèn LED.
6. Nhận biết bộ nguồn có chất lượng tốt hay không:
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nguồn với chủng loại và chất lượng khác nhau, vì vậy rất khó nhận biết loại nào có chất lượng tốt hay không. Tuy nhiên, vẫn có một số cách để nhận biết nguồn tốt theo một cách đơn giản nhất:
Trọng lượng đèn & giá thành sản phẩm:
Nhận biết chất lượng nguồn đèn dựa trên khối lượng đèn và giá thành sản phẩm bán ra của nhà phân phối là một trong số những phương pháp đơn giản nhất. Nguồn có chất lượng tốt thông thường sẽ sử dụng linh kiện điện tử chất lượng, số lượng linh kiện bên trong nhiều hơn so với nguồn có chất lượng kém. Vì vậy giá thành sản phẩm của nguồn chất lượng sẽ cao hơn nhiều so với nguồn giá rẻ khác.
Kiểm tra chất lượng của ánh sáng từ đèn phát ra:
Một cách khác để nhận biết nguồn tốt là ở chất lượng ánh sáng phát ra. Đèn LED sử dụng nguồn chất lượng sẽ không có hiện tượng nhấp nháy như thường thấy ở đèn huỳnh quang truyền thống.
7. Thương hiệu bộ nguồn cũng là một trong số yếu tố:
Nguồn đèn LED có thương hiệu thông thường sẽ đảm bảo về chất lượng hơn, đồng thời giá thành sẽ cao hơn so với những nguồn noname khác. Một số nguồn LED có thương hiệu như: Meanwell, Philips hay Lifuld… thường được sử dụng phổ biến trong chiếu sáng.
8. Kết luận:
Qua bài viết trên của Besun LED Light về nguồn đèn LED và ứng dụng của các bộ nguồn trong chiếu sáng, lựa chọn đèn LED có bộ nguồn chất lượng sẽ đảm bảo cho đèn hoạt động một cách lâu dài nhất, đảm bảo được độ an toàn ánh sáng và điện trong quá trình sử dụng… Đối với mỗi ứng dụng khác nhau sẽ có bộ nguồn tương ứng như nguồn dòng, nguồn áp, nguồn cách ly, nguồn xung hay adaptor. Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin để chọn lựa bộ nguồn đèn LED cho chính xác nhất.
Hi vọng rằng sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin cần thiết để chọn lựa thiết bị đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mọi góp ý hay bổ sung thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0918.872.588, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Besun LED Light cung cấp các loại đèn led chất lượng với giá thành tốt nhất cho bạn. Tất cả các loại đèn led do chúng tôi cung cấp đều có chất lượng tốt, chế độ bảo hành lâu. Đặc biệt, chúng tôi nhận tư vấn thiết kế lắp đặt tất cả các loại đèn led trong nhà ở, văn phòng, siêu thị và các công trình.
Rất hân hạnh được hỗ trợ và hợp tác với bạn.
Like FANPAGE của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé
ZALOLiên hệ: Công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Thái Dương
Địa chỉ: 307 Phan Xích Long, P.01, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
SDT: 0918.872.588 (Mr. Phương)
Hoặc chat với chúng tôi qua Zalo, Facebook để có giá tốt nhất. FACEBOOK
Báo Giá Nguồn Đèn LED – BESUN LED Light
- Nguồn Đèn LED 50W 60-80VDC Cho Đèn LED Panel 125,000₫
- Nguồn Đèn LED 50W 108-165VDC Cho Đèn LED Panel 75,000₫
Có thể bạn quan tâm
Nguồn Đèn LED - Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Bộ Nguồn LEDNguồn Đèn LED - Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Bộ Nguồn LED
Nguồn đèn LED là một trong số những bộ phận quan trọng của đèn LED có liên quan đến chất lượng cũng như tuổi thọ của đèn. Sử dụng đúng loại bộ nguồn LED là điều cần thiết để làm cho LED hoạt động một cách chính xác nhất…. Cấu tạo nguồn đèn LED Nên Chọn Nguồn Dòng Hay Nguồn Áp Cho Đèn LEDNên chọn nguồn dòng hay nguồn áp cho đèn LED
Nguồn dòng và nguồn áp đều là các nguồn cung cấp điện quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho đèn LED. Sự khác biệt giữa hai nguồn này là nguồn dòng cung cấp một dòng điện ổn định trong khi nguồn áp cung cấp một điện áp ổn định...
Nguồn dòng hay nguồn áp Chóa Đèn Là gì? Tác Dụng Của Chóa Đèn LEDChóa Đèn Là gì? Tác Dụng Của Chóa Đèn LED
Chóa đèn là một trong số những thành phần quan trọng không thể thiếu của bóng đèn LED. Các loại bóng đèn khác nhau sử dụng những loại chóa đèn khác nhau. Dùng đúng loại chóa đèn sẽ mang lại nhiều công dụng trong chiếu sáng… Chóa đèn là gì? ROHS Là Gì? Tìm Hiểu Về Bộ Tiêu Chuẩn RoHsROHS Là Gì? Tìm Hiểu Về Bộ Tiêu Chuẩn RoHs
RoHs là gì? Tiêu chuẩn RoHs là một tiêu chuẩn khá xa lạ đối với người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với những nhà máy sản xuất, đặc biệt là sản xuất những thiết bị điện tử thì bắt buộc phải tuân thủ RoHs thì các sản phẩm đó mới có thể tham gia được vào thị trường Châu Âu. ROHS là gì? Phân Biệt Các Loại Chip Led - 3 Công Nghệ: DIP, COB và SMDPhân Biệt Các Loại Chip Led - 3 Công Nghệ: DIP, COB và SMD
Chip led hay còn gọi Light emiting diod; là loại chip bán dẫn với nhiều kiểu đóng gói khác nhau bao gồm các diod. Các diode này có thể phát sáng được khi có dòng điện 1 chiều đi qua. Trên thị trường hiện nay sử dụng các loại chip led như : DIP, COB, SMD: Các loại chip LEDTừ khóa » Cấu Tạo Nguồn Led Dây 220v
-
10 Sự Khác Biệt Giữa LED Dây 12V Và 220V
-
Cấu Tạo đèn Led Dây 220v
-
Đặc điểm Cấu Tạo đèn LED Dây 220V – Ứng Dụng
-
Cách Làm Nguồn đèn LED Dây 220v Vô Cùng đơn Giản - YouTube
-
Các Loại Nguồn Led Dây Trên Thị Trường Và 3 Lưu ý Trước Khi Mua Hàng
-
Nguồn Led Dây 220V (loại Tốt) AThaco
-
Tất Tần Tật Về Nguồn đèn LED Dây 12V, 220V Phải Biết
-
Khái Niệm, Cấu Tạo Đèn LED Dây Siêu Sáng 220V
-
Đèn Led Dây Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Ứng Dụng
-
Tìm Hiểu Về Bộ Nguồn đèn LED, Phân Loại, Cấu Tạo, Thương Hiệu...
-
Cáp Nguồn Cho Đèn Led Dây 220V Loại Tốt Tại Nhật Tảo, Bán ...
-
Đèn Led Dây 220V Giá Tốt, BH 2 Năm - Hoàng Phát Lighting
-
Sơ đồ Mạch đèn Led Nguồn 220v Và Những điều Bạn Cần Biết - Done