Nguồn Gốc Ấn Tam Bảo – Ấn Chương – Ấn Tự Viện. | Chùa Hội Phước
Có thể bạn quan tâm
Thích Thiện Phước
Ấn có nghĩa là con dấu, cái mộc. Có khắc tên họ chức vụ nghề nghiệp của người ký tên vào văn kiện, thư tín, có khi khắc cả địa chỉ vào, được đóng ở dưới chữ ký. Tuy nhiên có ấn cá nhân và ấn đại biểu cho một tổ chức nào đó.
I/ ẤN TAM BẢO :
- Trong tự viện Phật giáo thường có đại ấn khắc bốn chữ “Phật Pháp Tăng Bảo”, đó gọi là Tam bảo ấn. Kiểu chữ dùng để khắc ấn có khi dùng lối Lệ thư, Triện thư, Hành thư… có khi là chữ Phạn, chữ Việt. Nó có hình vuông, khi thì hình tròn, hình quả ấu, nhưng thường thì thấy sử dụng dấu ấn vuông, chất liệu dùng sừng, gỗ, đá, đồng, ngọc,…
Trong các tự viện của Phật giáo đều có sử dụng con dấu nầy. Tại Việt Nam ta, Tam bảo ấn dùng trong các trường hợp như: Lễ kỳ tiêu tai, Kỳ phước, chúc mừng, độ vong, pháp hội, khánh tiết,… và được dùng để đóng trong công văn sớ điệp. Do vì muốn nương nhờ công đức tam bảo chứng minh hộ trì, mà âm siêu dương thới, những Phật sự được hanh thông, thành tựu như ý.
II/ ẤN CHƯƠNG :
- Ấn còn gọi là ấn chương, ấn tín, ấn kiện, ấn giám,… Trong lễ tắc của nhà Chu được gọi là “Nhĩ tiết”. Nói về khởi nguyên, danh xưng, quy cách, hình dáng, thể chữ, quy tắc khắc ấn, ấn phổ,… đã nói rõ trong “Sắc Xuyết Canh Lục” của Đào Tông Nghi trước tác thời đại nhà Minh.
Việc sử dụng ấn được phổ biến rộng ở thế tục, lại là một vật rất quan trọng không luận là quan trường, thương trường, trường học, xã đoàn, ngay cả tư nhân,… đều có dấu ấn riêng để sử dụng khi cần đến. Ấn có nhiều tác dụng khác nhau nhằm để nói rõ có sự chứng minh, tín dụng, trách nhiệm, pháp luật,…
Các tự viện trong Phật giáo, cho đến trong đại chúng, khi họa vẽ tượng Phật, viết thư Pháp, in kinh, pháp khí,… để dễ phân biệt, nhằm tiện bề quản lý, nên Phật cũng cho dùng ấn.
III/ ẤN TỰ VIỆN :
- Ấn tự viện còn gọi là “Tự ấn” tức là cái khuôn dấu mà các chùa viện đang sử dụng. Có nguồn gốc vào thời Phật còn tại thế.Theo Tỳ Nại Da Tạp Sự chép: Bấy giờ có kẻ giặc đến, trộm cắp tài vật trong kho của Tăng, và những vật dụng cá nhân. Vì không có ghi tên nên Tỳ kheo không biết mất cái gì. Phật dạy: Tỳ kheo nên cất giữ ấn, và dùng 5 loại vật để làm ấn: đá, đồng đỏ, đồng trắng, ngà, sừng.
Tỳ Nại Da Tạp Sự chép: Phật dạy ấn có 2 loại:
1/ Đại chúng.
2/ Cá nhân.
Nếu là ấn của đại chúng thì khắc biểu tượng chuyển pháp luân, hai bên để hai con nai qùi hầu, bên dưới có ghi tên họ của thí chủ đóng góp xây dựng chùa, con dấu nầy y như ấn tam bảo nhà chùa hiện nay đang sử dụng vậy. Còn ấn cá nhân thì khắc hình khúc xương, hoặc làm hình sọ người, nhằm để sanh lòng nhàm chán.
Qua chứng cứ trên, có thể biết khi Phật còn ở tại thế, trong Tăng đoàn đã có sử dụng ấn. Ngày nay, theo sự thay đổi và phát triển của xã hội, trong tự viện không luận là công hay tư, đều cần phải sử dụng đến ấn.
Tại Trung Quốc, từ đời nhà Hán Ngụy trở đi phong tục dùng ấn đã có, tuy nhiên việc sử dụng ấn trong các chùa viện lúc nào thì chưa có chứng cứ rõ ràng.
Theo quyển 47 sách Phật Tổ Thống Kỷ chép: Vào năm thứ 47 niên hiệu Thuần hi thứ 2 (1175) thời Nam tống, vua Hiến tông sắc lệnh xây dựng đạo tràng Kim Quang Minh Hộ Quốc ở chùa Thiên Trúc Thượng, đồng thời cũng ra lệnh một con dấu Bạch Vân Đường.
Lại nữa theo quyển 30 sách Phật Tổ Thống Tải chép: “Vua Hiếu tông ban dấu Trực Chỉ Đường cho chùa Linh ẩn. Đời sau con dấu ấn nầy được gọi là sắc ấn.
Trong bách Trương Thanh Qui chép: “Vị tri sự làm tờ trình, kèm theo con dấu đặt trên cái khai có đậy khăn rồi sau đó dâng trình lên tân Trụ trì xem xét, vị tân Trụ trì bèn giao cho Trị sự mở dấu ấn trong gói ra xem xong, trước hết ký tên vào tờ tường trình, ghi rõ ngày tháng rồi đóng dấu và trao lại cho Tri sự, Tri sự lại giao ấn cho Y Bát Thị giả rồi cáo lui.
Về hình dạng tự dấu ấn thì thông thường là hình vuông, nhưng cũng có chỗ thì sử dụng hình chữ nhật, hình tròn… về kiểu chữ cũng không nhất định: Triện, Lệ, Hành…Về chất liệu thì làm bằng gỗ, đồng, sắt, nhựa, đá, ngọc…
Trên đây là nguồn gốc và sự phát triển thay đổi của khuôn dấu tự viện trong từng thời đại.
Tại Việt Nam ta trong chùa chiền thời gian trước đây thì sử dụng ấn hình vuông, nhưng ngày nay thì khuôn dấu của tự viện sửa thành hình tròn theo qui định của Nhà nước và Giáo hội. Trong đó có kèm theo văn bản nói rất rõ về qui chế sử dụng khuôn dấu, chức năng, quyền hạn, phương thức sử dụng… người có chức năng sử dụng phải am hiểu và đóng dấu ấn vào văn bản cho đúng qui cách./.
◊◊————————————————————————————◊◊
Những Bài Viết Liên Quan
VU LAN BÁO HIẾU
ƠN CHA NGHĨA MẸ
Ý NGHĨA PHẬT ĐẢN
LỄ HÚY KỴ TỔ SƯ KHAI SƠN TỔ ĐÌNH HỘI PHƯỚC 2024
Ý NGHĨA LỄ THƯỢNG NGUYÊN (RẰM THÁNG GIÊNG)
LỄ TỐNG THÁNH ĐƯA CHƯ THIÊN NĂM QUÝ MÃO
NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO VÀ SỰ TIẾP BIẾN PHONG TỤC DÂN GIAN
CHÚNG ĐỆ TỬ PHẬT
ĐỨC TƯỚNG TĂNG NI
OAI NGHI NHÀ PHẬT
LỄ NGHI CĂN BẢN KHI VÀO TỰ VIỆN
LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 2023
Lễ Thánh đản Phật A Di Đà.
Nguồn gốc Chung Bảng Tông Lâm Tế
Ý NGHĨA LỄ HẠ NGUYÊN (RẰM THÁNG MƯỜI)
Từ khóa » Cách Bắt ấn Tam Bảo
-
ẤN TAM BẢO- CÁC BẠN CÙNG THAM KHẢO NHÉ - YouTube
-
MẬT TÔNG-ẤN TAM BẢO VÀ CÁC ẤN CHUẨN ĐỀ " THƯỢNG ...
-
Kiến Thức - Cách Bắt Thủ ấn Trong Phật Giáo Mật Tông Và Niệm Trì Chú
-
Tìm Hiểu Về ấn Tam Bảo - Việt Lạc Số
-
7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM - Bảo Trầm
-
Ý Nghĩa, Tác Dụng Diệu Kì Và Những Cách Bắt ấn Trong Phật Giáo
-
Bắt ấn Là Gì? Để Làm Gì? Ý Nghĩa | Công Ty TNHH Buddhist Art
-
Nguyệt San Giác Ngộ
-
Tam Bảo Là Gì? - .vn
-
Phật Giáo Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt