Nguồn Gốc Họ Người Việt

  • Trang chủ
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Giới thiệu
  • Thể loại
Bách khoa người phương Đông Entries RSS | Comments RSS
  • Tìm kiếm

  • Thông báo

    Trang này được xây dựng như một Bách khoa về người phương Đông và các vấn đề liên quan. Các bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những mục từ mà mình quan tâm. Nếu không tìm được hoặc chỉ muốn dạo chơi qua, các bạn có thể vào mục Thể loại phía trên và từ mục đó đến với tất cả các thể loại và bài viết có mặt trong trang.

    Ở cuối mỗi trang đều có mục thể loại là nơi tập hợp những bài viết có liên quan đến bài bạn đang xem. Các bạn hãy coi phần nhận xét ở cuối mỗi bài là trang thảo luận để cải thiện chất lượng bài và bàn về những vấn đề liên quan. Về những ý kiến đối với toàn trang, xin viết ở phần nhận xét của trang Diễn đàn.

    Bách khoa này đang trong quá trình hoàn thiện nên những bài viết còn rất ít và sơ khai. Trang bắt đầu hoạt động từ ngày 26/6/1010.

    Bongdentoiac Group

    Trụ sở: TP.Hà Nội, Việt Nam Email: bongdentoiac@gmail
  • Thông điệp

    Vì sao

    Xin hiểu vì sao theo nghĩa rộng gồm các ngôi sao, hành tinh và vệ tinh… Vì sao cũng có thể là câu hỏi: vì sao?

    Mỗi người đều có một vì sao riêng của mình. Và vì sao của tôi chính là Trái Đất. Mọi người đều muốn được ngắm nhìn vì sao của mình. Còn tôi, tôi thấy nó hằng ngày, thấy cả trong giấc ngủ. Tôi thấy những gì đang diễn ra xung quanh nó. Vì sao của ai cũng lung linh và họ hi vọng nó sáng chói trên bầu trời, vũ trụ. Vì sao của tôi thì ngày càng tối tăm, mù mịt. Bao nhiêu khí độc, bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu bệnh tật đã làm cho Trái Đất yếu đi nhiều so với cái hồi tôi gặp nó. Ai đã làm nên tất cả những điều này. Đó chính là tôi hay là các bạn đang giữ cho mình một vì sao sáng. Vì sao của đời bạn đã làm cho bạn những gì? Vì sao của tôi luôn hết mình vì mọi người mà chẳng nhận được chút gì. Tôi đã làm được gì cho nó? Xin các bạn hãy giúp tôi thực hiện cái nhiệm vụ to tát này. Để mãi mãi về sau Trái Đất - vì sao của tôi - có thể sinh lợi cho các bạn.

    Hà Nội, 19/8/2005 Tường Trung Phủ (祥衷甫)

Nguồn gốc họ người Việt

Posted on 30/04/2016 by bongdentoiac
Chú ý: Có thể bạn sẽ thấy bài viết này giống nhiều nơi trên mạng. Bởi vì tôi đã viết chúng lên một số trang khác hoặc do sự copy (là điều rất dễ xảy ra trên mạng). Nhưng tôi tin chắc những nơi đó không thể tốt và đầy đủ bằng chính bản của nó.

Bongdentoiac thông báo

Đây là bài viết về nguồn gốc họ người Việt và họ các dân tộc liên quan.

Người Việt mang họ từ bao giờ?

Người Việt và người Hán có lẽ là 2 dân tộc có họ đầu tiên trên thế giới. Theo các tài liệu mang tính truyền thuyết, người Việt đã mang họ từ rất lâu (từ thời Văn Lang). Đại Việt sử kí toàn thư tính rằng thời đại Hùng Vương (tính từ Kinh Dương Vương) bắt đầu từ năm 2879 TCN và kéo dài hơn 26 thế kỉ. Nếu quả thực lịch sử tộc Việt cổ bắt đầu từ xa xưa như thế thì việc có họ cũng không phải là lạ. Trước kia, người Việt theo chế độ mẫu hệ (đến thời bà Trưng, bà Triệu có lẽ vẫn còn). Do đó, nếu người Việt có họ thì khả năng là theo họ mẹ. Tuy nhiên, theo nhiều thần phả, ngọc phả thì con lại mang họ bố giống quan niệm phụ hệ (có thể du nhập từ thời Hán) như bà Bùi Thị Dung (mẹ Thánh Gióng) là con ông Bùi Cẩn chẳng hạn. Vả lại, những ngọc phả này được viết sau này và bằng chữ Hán, nên khó có thể xem là bằng chứng thuyết phục. Về mặt lịch sử, một là, theo những nghiên cứu thì nước Văn Lang thành lập sớm nhất cũng vào khoảng thế kỉ VIII TCN và thời kì này người Việt chưa có họ (chỉ có tên); hai là, người Việt cổ ngày nay đã phân nhánh thành nhiều dân tộc mà người Việt hiện đại (hay người Kinh) chỉ là một nhóm nhỏ nên không thể đánh đồng người Bách Việt là người Việt được. Nói tóm lại, khả năng nhất người Việt mang họ là vào khoảng thế kỉ I, sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Các trường hợp hình thành

1. Bắt chước

Do hầu hết họ người Việt đều có ở Trung Quốc nên không loại trừ khả năng người Việt cổ sau khi bị nô thuộc đã bắt chước người Hán sử dụng họ. Theo học giả Bình Nguyên Lộc (trong Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, 1971) thì việc mang họ này là ép buộc nhằm kiểm tra dân số thời Mã Viện. Nhưng không biết quá trình bắt chước ấy diễn ra như thế nào? – Ví như lấy tên hoặc chữ đầu của danh hiệu hoặc danh xưng các nhân vật nổi bật sẽ hình thành các họ như Cao (皐, Cao Lỗ), Hùng (雄, Hùng Vương), Lạc (貉, Lạc Long Quân), Lê (黎, Lê Chân), Thi (詩, Thi Sách), Thục (蜀, Thục Phán), Trưng (徵, Trưng Trắc)… – Hay lấy tên địa danh, tên nước cũ, tên tộc… sẽ hình thành các họ như Chu (朱, Chu Diên), Hồng (鴻, Hồng Bàng), Văn (文, Văn Lang), Việt (越, Việt Thường), Vũ (武, Vũ Ninh)…

2. Nguồn gốc ngoại nhập

Tức các nhóm người từ nơi khác đến sinh sống, hoà huyết và trở thành người Việt. Ví như người Minh Hương (người Hoa ở Việt Nam) cũng có không ít người tự nhận là người Việt. Trong sách cổ cũng thấy xuất hiện nhiều nhân vật thuộc tộc người khác hoặc từ nơi khác đến (ví như Mai An Tiêm theo Lĩnh Nam chích quái là người ngoại quốc chẳng hạn). Có thể liệt kê 1 số nhân vật có gốc gác Trung Quốc (thường là người Bách Việt) như: Triệu Đà (Nam Việt Vũ Đế, TK II TCN), Lại Tiên (Thái thú Giao Chỉ, TK II), Nguyễn Phu (Thứ sử Giao Châu, TK IV), Phí Yêm (Thứ sử Giao Châu, TK V), Khương Thần Dực (Thứ sử Ái Châu, TK VII), Vũ Hồn (Kinh lược sứ An Nam, TK IX), Hồ Hưng Dật (Thái thú Diễn Châu, TK X), Hồng Hiến (Thái sư nhà Tiền Lê, TK X)…

3. Họ Hán hoá và Việt hoá

Giả sử người Việt có họ từ trước Bắc thuộc hoặc những họ đó không liên quan đến Trung Hoa thì khả năng phải có những họ thuần Việt. Những họ này có thể đã được phiên âm sang tiếng Hán để dễ viết và qua quá trình biến đổi ngôn ngữ đã thay thế cho những họ thuần Việt.

1. Họ Ma (麻) của người Tày có thuỷ tổ (theo gia phả Ma tộc ở Phú Thọ) được cho là Ma Khê từng giúp Hùng Vương thứ XVIII chống giặc. Chữ Ma thường được gọi theo cách thuần Việt là Mè (như Ma Thành gọi là thành Mè). Như vậy, họ Ma có thể là họ Mè. 2. Ở Việt Nam, người họ Cao tự nhận Cao Lỗ là thuỷ tổ. Nhưng Cao Lỗ lại được viết chữ Hán là 皐魯 (trong đó 皐 cũng là 1 chữ chỉ họ – họ Cao) trong khi họ Cao của người Việt lại viết là 高. Một giả thuyết là Cao Lỗ chỉ là tên gọi hoặc tước hiệu chỉ người giỏi làm nỏ. Tức là họ Cao có thể là thuần Việt. 3. Theo Nguyễn Khắc Thuần (trong Danh tướng Việt Nam, 2005), Hai Bà Trưng tên thật là Trứng Chắc, Trứng Nhì được kí âm tiếng Hán là Trưng. 4. Hay như các vua Chăm có họ là Çri, phiên âm Hán thành Chế.

Ta thấy một số hiện tượng họ thuần Việt: – Có ở Trung Quốc: Chim (占), Cồ (瞿), Bửu (寶), Dịp (葉), Kheo (邱), Phước (福), Thới (蔡) – Không có ở Trung Quốc: Bông, Lều (𦫼)

4. Đổi họ

Đổi họ để tránh hoạ Điển hình nhất là trường hợp họ Mạc (莫). Theo Hoàng Lê (trong Việc cải đổi danh tính họ Mạc), nhà Mạc sau khi bị diệt, con cháu đã đổi sang các họ khác bằng việc thêm bộ thảo (艹) của họ Mạc trên đầu các họ hoặc dùng chữ Đăng (trong Thái Tổ Mạc Đăng Dung), chữ Phúc làm tên đệm. Trong các họ đã đổi, những họ có sẵn bộ thảo hoặc thêm bộ thảo trở thành họ đã tồn tại là: Cát (葛), Hà (荷), Hoa (華), Ma (蔴), Phạm (范), Phương (芳), Thái (蔡), Tô (蘇). Trường hợp đổi họ cũng diễn ra với hậu duệ các triều đại họ Lý (李), Trần (陳). Ngoài ra, theo các gia phả, ta thấy có trường hợp họ Hoa (華) ở Vĩnh Lại (Hải Phòng) vì trung thành với nhà Trần đã bị Hồ Quý Li tìm cách triệt hạ. Hậu duệ là Hoa Hải Thanh phải đi ẩn náu và đổi họ thành Văn (文). Đọc chệch họ Đọc chệch họ vì kị huý có các họ như Châu (周), Nhiệm (任), Huỳnh (黃), Võ (武)…

Một số họ của các dân tộc ở Việt Nam có thể là cách đọc khác họ âm Hán: – Theo nghĩa: Ong (蜂), Lò (爐), Vàng (黃) – Theo cách chuyển âm: Cà (何, 柯 và 沙), Chảo (趙), Chau (周), Cư (鼓), Đèo (刁), Giàng (羊), Hù (虎), Hùng (紅), Lềm (林), Liu (劉), Lò (羅), Lồ (驢 và 魯), Lu (綠), Lù (綠), Lùng (龍), Lường (梁), Phán (潘), Quàng (黃), Sẻn (冼), Sùng (熊), Tao (陶), Thào (桃), Vàng (王), Vì (韋), Vòng (王) – Trường hợp phát âm hoặc viết sai chính tả: Đổ (杜); Giệp, Gịp (葉); Gioãn (尹); Nguyến, Nguyển (阮); Vủ (武)… – Trường hợp khác: Lì (劉), Vừ (王)

Ban họ Trong sử sách thấy có liệt kê một số lần vua Minh Mạng ban họ: – Theo Đại Nam nhất thống chí, năm 1827, ban cho các sắc tộc thiểu số ở Bình Trị các họ Cốc, Đồng, Hướng, Kheo, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết. Năm 1838, ban cho thổ dân huyện Long Khánh (Đồng Nai) các họ Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng. – Theo Đại Nam thực lục, năm 1832, ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh (Thanh Nghệ) các họ Bảo, Cam, Cảm, Cáo, Cát, Cầm, Cần, Chuyên, Cổ, Dụ, Đa, Đạo, Định, Đông, Hào, Hảo, Hâm, Huy, Khả, Khâm, Kiện, Kiệu, Lang, Lương, Mĩ, Mộ, Nham, Sâm, Sầm, Sơn, Tạo, Thanh, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Triển, Trình, Tuân, Tư, Uất. – Theo Quốc triều chính biên toát yếu, năm 1837, ban cho dân thiểu số ở Tây Ninh các họ Dương, Đào, Hạnh, Lý, Mã, Ngưu, Tượng. Ngoài ra, còn có các trường hợp cá nhân được ban họ như: – Lý Thường Kiệt (họ Ngô) được ban quốc tính (李). – Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Thượng thư Nguyễn Thuyên được vua Trần Nhân Tông ban họ Hàn (韓). – Theo Đại Việt sử lược, Nhập nội hành khiển Trần Hi Nhan được ban họ Sử (史)…

Thời điểm xuất hiện

Dựa trên nguồn gốc hình thành: – Theo các ngọc phả, thời Hùng Vương đã xuất hiện các họ như Bùi (裴), Đào (陶), Đặng (鄧), Đỗ (杜), Lê (黎), Ngô (吳), Nguyễn (阮), Trần (陳)… – Theo nhà Việt Nam học Keith Weller Taylor (trong An Evaluation of the Chinese Period in Vietnamese History, 1980), người Việt ở thế kỉ VI trong các thư tịch Trung Hoa được gọi là Lý (李). Ta cũng thấy, nhiều nhân vật cổ người Việt từng mang họ Lý như Lý Ông Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm. Họ Lý ở Việt Nam có thể bắt nguồn từ đó. – Trong cổ tịch Trung Quốc và Việt Nam, các vua Lâm Ấp mang họ Phạm (范), xuất hiện vào khoảng thế kỉ II. Chữ Phạm này theo Michael Vickery (trong Champa Revised, 2005) có thể có gốc từ Pon (trong tiếng Khmer) chỉ thủ lĩnh hay theo Émilie Gaspardone (trong Le lexique annamites des Ming, 1953) là Varman (trong tiếng Ấn) chỉ vua. Tức là, chữ Phạm ở đây có thể chỉ là tước hiệu, chưa phải họ. Cũng có thể đây là nguồn gốc phát sinh họ Phạm ở Việt Nam (kể cả họ Phạm của người Kinh). – Xưa có động Giáp ở châu Lạng. Dân (hoặc có thể chỉ là thủ lĩnh) động ấy mang họ Giáp (甲). Chủ động Giáp là Giáp Thừa Quý làm phò mã, được vua Lý Thái Tổ ban họ Thân (申). – Theo các gia phả chi họ Nguyễn Trãi, để tránh hoạ tru di, 1 người con của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phù đã chạy đến Cao Bằng và đổi sang họ Bế (閉). Như vậy, họ Bế người Việt xuất hiện muộn nhất là vào giữa thế kỉ XV. – Theo Dương Bá Cung (trong Lều thị thế phả, 1853), họ Mạc thất thế, để tránh sự tàn sát của chúa Trịnh Tùng đã đổi sang các họ khác, trong đó, Mạc Phúc Trì là Lều (𦫼). Như vậy, họ Lều xuất hiện muộn nhất vào cuối thế kỉ XVI. Họ Thạch (石) của người Việt có thể cũng bắt nguồn bằng cách này. – Theo Philippe Papin (trong Histoire de Hanoi, 2001), họ Phó (傅) có gốc Phúc Kiến (Trung Quốc) di cư đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ XVII. Đây là dòng họ Phó Đức ở Hà Nội.

Dựa theo những nhân vật lịch sử cổ nhất hoặc thuỷ tổ các họ: – Thời Pháp thuộc có nhân vật là Kha Vạng Cân (sinh 1908), sau trở thành Bộ trưởng bộ Công nghiệp. Như vậy, họ Kha (柯) xuất hiện muộn nhất vào khoảng cuối thế kỉ XIX. – Thời kháng chiến có đại tá Bông Văn Dĩa (sinh 1905) từng được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân năm 1967. Như vậy, họ Bông xuất hiện muộn nhất cũng vào khoảng cuối thế kỉ XIX. – Đời Hàm Nghi có nghĩa quân cần vương của Ung Chiếm → Họ Ung (雍): giữa thế kỉ XIX. – Các họ khác xem ở bài Viễn tổ họ Việt Nam.

Họ không còn tồn tại

Trong chính sử, ta thấy một số nhân vật như Đô Dương (tướng đời Hai Bà Trưng) hay Bốc Long (viên quan nhỏ người Việt đời Hán Hiến Đế). Nhưng hiện nay, người Việt dường như không có những họ như Đô (都) hay Bốc (卜). Cũng có thể Đô, Bốc ở đây không phải họ hoặc giả họ này đã tuyệt hậu, đổi sang họ khác hoặc hậu thế đã trở thành người tộc khác.

Thể loại Họ phương Đông| Việt Nam

Chia sẻ:

  • Chia sẻ trên Tumblr
  • Thêm
  • Reddit
  • Tweet
  • Túi
  • Telegram
  • WhatsApp
Thích Đang tải...

Có liên quan

Filed under: Bách khoa, Cập nhật không thường xuyên |

« Họ Trương Viễn tổ họ Việt Nam »

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

  • Chữ Nôm – 𡨸喃

    人(Nhân) 城(Thành) 開(Khai) 蒼(Thương)
    間(gian) 郭(quách) 花(hoa) 海(hải)
    𢷮(đổi) 猶(do) 又(hựu) 桑(tang)
    移(dời) 是(thị) 謝(tạ) 田(điền)
  • Bài chọn lọc

    Dưới đây là danh sách các bài chọn lọc của trang. ★ Họ người Nhật Bản (4/4) ★ Họ Trung Quốc phổ biến (4/4) ★ Lịch sử Hà Nội (4/4) ★ Phương Đông (3/4)
  • Trang mới

    • Họ Tiêu
    • Họ Doãn
    • Họ Đỗ
    • Học giả phương Đông cổ đại
    • Nhà nghệ thuật phương Đông
    • Tác gia văn học phương Đông
    • Phương Đông ngũ đại (hiện đại)
    • Phương Đông ngũ đại
    • Giải Nobel của phương Đông
  • WebLink

    ● Oriental girl ● Thư viện JAV ● Wikipedia tiếng Việt BÀI VIẾT ĐƯỢC LƯU ♡ Họ phương Đông ♥ Tự điển Hán Việt
  • Thống kê

    • 576 268 hits

Tạo một blog trên WordPress.com WP Designer.

Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Bách khoa người phương Đông
    • Đã có 33 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Bách khoa người phương Đông
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Họ Của Người Việt Gốc Hoa