Nguon Goc Nam Phai Thien Tong

Chinese | Vietnamese

Phật Tổ Đạo Ảnh

Nguồn Gốc Năm Phái Thiền Tông

Nguồn Gốc Năm Phái Thiền Tông bắt đấu từ tôn giả Ca-diếp, nước Thiên trúc. Các tổ nối tiếp nhau đến đời thứ hai mươi tám là tổ Đạt-ma thì dòng thiền được truyền sang miền Đông, nên tổ Đạt-ma cũng là sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa, rồi năm đời kế thừa truyền đến Lục tổ là đại sư Huệ Năng ở Tào Khê.

Đây chỉ nói về hệ truyền y bát, có nghĩa là mạch nối tiếp có tính cách đơn truyền. Còn như lai lịch truyền pháp nói chung, cố nhiên ở bên Ấn-độ, chúng ta không có dịp truy khảo ; ngay tại Trung Hoa thiền cũng chia ra thành chi nhánh, như Pháp Dung ở Ngưu Đầu sau này cũng thành tổ của một phái thiền riêng. Khi sưu tập và tăng đính sách Phật Tổ Đạo Ảnh, tôi có ghi rõ các hệ.Sau đời Lục Tổ y bát không truyền lại nữa, còn các vị xưa chép sách, phần đông đều ghi về hai dòng Nam Nhạc và Thanh Nguyên. Trong Phật Tổ Đạo Ảnh tôi cũng y theo như vậy mà ghi chú thứ tự các thế hệ.

Đệ tử của Ngũ Tổ, ngoài ra ta chỉ còn thấy có đại sư Thần Tú hoằng phápBắc phương, có đệ tử nối pháp nhưng sau đó hệ phái suy vi nên không kể lại. Môn hạ của Lục Tổ đắc đạo rất nhiều, trong số này trứ danh là thiền sư Thần Hội truyền bá tông đốn giáo nơi phương Bắc khiến cho phái thiền ¡§tiệm¡¨ bị tắt đi, nhưng hệ phái của sư khi truyền đến ngài Khuê Phong thì vị này đổi thành tổ sư của tông Hoa-Nghiêm, bởi vậy các thế hệ sau đó cũng không được ghi lại.

Nay nói về hai phái Nam-Nhạc và Thanh-Nguyên.

Thiền sư Hành-Tư núi Thanh-Nguyên truyền pháp cho Hy-Thiên ở Thạch- Đầu. Hy-Thiên phân truyền cho Duy-Nghiễm ở Dược-Sơn và Đạo-Ngộ ở chùa Thiên-Hoàng, Nghiễm truyền cho Vân-Nham Đàm-Thạnh, Thạnh truyền cho Động-Sơn Lương-Giới, Giới truyền cho Tào-Sơn Bổn-Tịch và đời sau gọi phái này là tông Tào-Động. Về phía của Đạo-Ngộ thì nối pháp là Sùng-Tín ở Long-Đàm ; Tín truyền cho Đức-Sơn Tuyên-Giám ; Giám truyền cho Tuyết-Phong Nghĩa-Tồn ; Nghĩa-Tồn truyền cho Văn-Yển ở Vân-Môn, thành tông Vân-Môn. Nghĩa-Tồn cũng truyền lại cho Sư-Bị ở Huyền-Sa. Bị truyền cho Địa-Tạng Quế-Sâm ; Sâm truyền cho Văn-Ích và Ích lập thành tông Pháp-Nhãn. Tóm lại dòng của Thanh Nguyên chia thành 3 chi nhánh, đó là các tông Tào-Động, Vân-Môn và Pháp-Nhãn.

Thiền sư Hòai Nhượng ở Nam-Nhac truyền pháp cho Mã-Tổ Đạo-Nhất ; Nhất truyền cho Bá-Trượng Hải; Hải truyền cho hai vị là Quy-Ngưỡng Hựu và Hoàng-Bá Vận. Quy-Ngưỡng Linh-Hựu truyền cho Ngưỡng-Sơn Huệ-Tịch và từ đó có tông Quy Ngưỡng. Hy-Vận truyền cho Lâm-Tế Nghĩa-Huyền nên có tông Lâm-Tế. Như vậy chi Nam-Nhạc chia thành phái Quy-Ngưỡng và Lâm-Tế.

Đó là nguồn gốc năm phái Thiền tông và trong Hiệu Chính Tinh Đăng Tập do tôi viết, các điều này cũng có được phụ lục vào.

Về dòng Nam-Nhạc, đời thứ 60 là Đông-Minh Sảm () có hai người nối pháp, đó là Hải-Chu Vĩnh-Từ và Hải-Chu Phổ-Từ. Vĩnh trụ trì chùa Đông-Sơn ở Kim-Lăng, còn Phổ thì trụ tại Đông-Minh ở Hàng-Châu, cả hai đều có ghi trong Tục Chỉ Nguyệt Lục. Mật-Vân Ngộ ở Thiên-Đồng và Tiền-Khiêm Ích khi viết bài truyện của Phổ-Từ có ghi Phổ-Từ là người nối pháp của Tổ Sảm . Tông Thống Biên Niên ghi rằng vào năm Vạn Lịch thú 6, tân dậu, Đông-MinhSảm thị tịch có Hải-Chu Phổ-Từ nối pháp. Căn cứ vào các tư liệu trên, nghĩ nên xác định rằng dòng Nam-Nhạc đời thứ 61 là Phổ-Từ chùa Đông-Minh.

Ấy là nói Lâm-Tế, một tông thịnh vào bậc nhất trong năm tông phái mà còn có sự ghi chép sai lầm như vậy. Còn như tông Tào Động thì truyền được năm đời, đến đời tổ Cảnh thì suy vi, nhờ Viễn-Công nối pháp nên có sự tiếp nối mãi về sau. Ở dây khi xét dòng Thanh-Nguyên, đời thứ 45 thì Phù-Dung Đạo-Giai là người nối pháp, nhưng trong Tập Tổ Đăng Đại Thống người ta thấy ghi người kế tiếp ngay đó là Lộc-Môn Giác, như vậy từ Đơn-Hà Thuần đến Thiên-Đồng Tịnh, tất cả là 5 đời đều bị bỏ quên không nhắc tới.Về vụ này Lâm đại sư đã từng nêu rõ sự thiếu sót đó.

Theo Tông Thống Biên Niên thì vào năm Trùng-Hòa thứ nhất đời Tống, khi tổ Đạo-Giai thị tịch có Đơn-Hà Thuần nối pháp. Năm sau, Thuần thị tịch thì Chân-Yết Liễu nối tiếp và sau thời gian 34 năm khi Liễu thị tịch thì có Thiên-Đồng Giác nối pháp. Trải qua 14 năm, Giác thị tịch có Tuyết-Đậu Giám nối. Bốn năm sau Giám thị tịch thì Thiên-Đồng Tịnh nối, rồi sau 2 năm Tịnh thị tịch thì Lộc-Môn Giác (ı) mới nối pháp, tính ra cách năm thị tịch của tổ Đạo-Giai là 55 năm. Vậy thì Lộc-Môn Giác đâu có thể là người nối pháp của Đạo Giai được ? Ghi như vậy rõ ràng có sự lầm lẫn về các thế hệ. Bởi vậy, trong sách Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh, Vân tôi có đính chánh điểm này trong bài ¡§Pháp hệ khảo chính¡¨.

Mùa hè năm giáp tuất Vân tôi đương ỏ Nam-Hoa, lúc ấy có cư sĩ Khoan-Tuệ Quách Hàm Trai ở Trường-Sa, trưởng lão Bảo-Sanh ở Nam-Nhạc, với thủ tòa Liễu-Chiếu ở Cửu-Thành, nối tiếp nhau từ Đại Quy Sơn tới khẩn thỉnh nhờ tôi chấn hưng lại tông Quy Ngưỡng, nại ý rằng đây vốn là tông trưởng của nhà thiền, tiếc là về sau không người nối pháp khiến cho tổ đình lạnh lẽo nhang khói, công phu chuông bảng từ lâu nay thì theo dòng Lâm-tế. Kỳ này, miếu đường lại bị bọn cướp đốt phá biến thành tro bụi, nên quyết định trong dịp này phục hưng lại phái Quy-Ngưỡng. Đại chúng nhận thấyVân tôi tuổi đời và tuổi lạp đều cao, được hàng tăng chúng các nơi kính mến nên thỉnh tôi kế nhiệm để chấn hưng tông Quy-Ngưỡng. Khi ấy, việc Phật sự tại Nam-Hoa chưa thể giao lại cho ai phụ trách, nhưng trước tình thế chẳng thể khước từ, nên phải gắng gượng ráng sức. Tra cứu thư tịch thì tông này khởi đầu từ tổ Linh-Hựu và truyền được 4 đời thì đến Ba-Tiêu Huệ Thanh. Lúc ấy vị môn đệ là Kế-Triệt đứng hàng đầu trong bài kệ nối pháp, gồm 20 chữ, theo đó sau chữ ¡§Kế¡¨ đến chữ ¡§Diệu¡¨ và tên các thế hệ cứ như thế mà nối tiếp về sau. Tuy nhiên, sách ghi rằng sự truyền thừa dến Tam-giác Chí-Khiêm và Hưng-Dương Từ-Đạc đời Tống thì tắt. Có thuyết nói rằng hai vị này nguyên là anh em, cùng là thế hệ thứ 6 nối pháp của Tổ Thiều ở chùa Báo-Từ. Một thuyết khác nói Chí-Khiêm là đời thứ 6, Từ-Đạc là đời thứ 7. Nhân thấy số người truyền thừa trong tông này quá ít ỏi, nghĩ nên giữ cả 2 hệ này, coi Hưng-Dương Từ-Đạc là đời thứ 7 nối pháp của Tam-Giác Chí-Khiêm, còn sau đó thì không có tư liệu nào để khảo chứng. Vậy nay lấy trong pháp hiệu của Từ Công và Vân tôi, mỗi người trích ra một chữ để khởi đầu một bài kệ pháp hệ gồm 56 chữ, ngỏ hầu tiếp các hậu hiền đời sau mãi mãi kế thừa. Bài kệ như sau:

TừĐức Tuyên Diễn Đạo Đại Hưng

Giới Đỉnh Hinh Biến Ngũ Phân Hương

TuệDiệm DiBốChâu SaGiới

Hương Vân Phổ Ấm Sán Cổ Câm (Kim)

TừBiTếThế Nguyện Vô Tận

Quang Chiêu Nhật Nguyệt Lãng Thái Thanh

Chấn Khải Niêm Hóa Hoằng Quy Thượng

Viên Tướng Tâm Đăng Vĩnh Xương Minh

(Hư-Vân Đức-Thanh cẩn thức)

Cũng trong thời gian Vân tôi ở Nam-Hoa, nhận thấy tổ đình Vân-Môn cũng gặp hoàn cảnh khói hương không được liên tục, nên đã cố gắng chấn hưng. Xét tông này khởi đầu từ tổ Văn-Yển, truyền đền đời thứ 11, cuối triều Nam Tống, tới Dĩ-Am Thâm-Tịnh thiền sư chùa Quang-Hiếu tại Ôn-Châu thì tắt, điển tịch về sau thì mất cả. Nguyên phái này sau tổ Văn-Yển 8 đời đến Ưu-Hồng thì có kệ nối pháp 20 chữ, sau này lại thấy 20 chữ nữa. Phái cũ chia 3, nay muốn trung hưng lại thì không biết lấy chữ nào để bắt đầu, do dó trích trong tên của Dĩ-Am Tịnh Công và Vân tôi, mỗi bên một chữ để khởi diễn 56 chữ, đặng tiếp hậu hiền đời sau, truyền đăng mãi mãi. Bài kệ như sau :

Thâm Diễn Diệu Minh Diệu Càn Khôn¡@

Trạm TịchHưHoài HảiẤnDung

Thanh Tịnh Giác Viên Huyền Trí Kính

HuệGiám TinhChânĐạoĐứcDung

TừBiHỷXảXươngPhổHóa

Hoằng Khai Niêm HoaTục Truyền Đăng

KếChấnVânMônQuan NhấtChỉ

HuệTrạch Thương Sinh Pháp VũLong

(Hư-Vân Diễn-Triệt cẩn thức)

Mùa xuân năm quý dậu có thiền sư Minh-Trạm từ Trường-Đinh tới Nam-Hoa cho biết tin là Bát Bảo Sơn ở Trường-Đinh đã được xây dựng nhằm đáp ứng chí nguyện nối lại dòng Pháp Nhãn, nhưng lại không biết rõ lai lịch ra sao nên xin đến khẩn thiết tìm hiểu về cội nguồn. Nhận thấy chí nguyện đó đáng tán dương, nên Vân tôi có cho hay như sau : Tông này phát xuất từ Thanh-Lương sơn ở Kim-Lăng, sớm đã suy vi nên nay khôi phục lại rất khó, từ triều Tống, Nguyên về sau thì sự nối tiếp chấm dứt. Theo điển tịch thì sau tổ sư Văn-Ích sự truyền thừa diễn ra trong 7 đời, đến thiền sư Lương-Khánh ở Tường-Phù là hết, không thấy ghi gì thêm. Phái cũ của tổ Ích đời thứ 6 là thiền sư Tổ-Quang có lập ra kệ 20 chữ, rồi về sau không biết vị nào lại đưa ra 40 chữ nữa. Tuy gọi là hai phái nhưng đệ tử nối dõi thì lại hiếm hoi. Nay tra cứu tư liệu về hai vị môn hạ xuất từ tổ Ích, là quốc sư Đức-Thiều ở Thiên-Thai và thiền sư Thái-Khâm ở Thanh-Lương thì thấy ghi rằng đời thứ 5 thuộc dòng 2 của hai vị này là thiền sư Luơng-Khánh, nhưng ở quảng giữa ai nối dòng Thiều công, ai nối Khâm công thì chẳng có gì là rõ rệt. Chỗ thì chép rằng Thọ-Thắng Nguyên Huệ Lương là đời thứ 7 dòng Ích-Thiều, chỗ thì nói Tề-Chiếu Nguyên Huệ Lương là đời thứ 7 dòng Ích-Khâm. Như vậy thật là khó cho việc khảo chứng các thế hệ kế thừa. Nay, nghĩ nên ghi việc bỉnh thừa Thiều công rồi lấy một chữ của thiền sư Lương-Khánh với một chữ của Vân tôi để khởi đầu bài kệ 56 chữ, ngỏ hầu tiếp đãi các hiền tài đời sau nối dõi mãi mãi. Bài kệ như sau :

Lương HưBổnTịch ThểVôLượng

Pháp Giới Thông Dung QuảngHàmTàng

BiếnẤnSâmLa ViênTựTại

TắcKhông TìnhKhíTổng Chân Thường

DuyTưThắngĐứcChiêuNhật Nguyệt

HuệĐăngPhổChiếuĐộngÂmDương

Truyền Tông Pháp NhãnĐại Tương Nghĩa

Quang HuyĐịaCửuCốThiênTrường

(Hư-Vân Cổ Nham cẩn thức)

Trở về trang nhà

Từ khóa » Tông Quy Ngưỡng