NGUỒN GỐC TỘC TRỊNH PHÚ KHÊ
Có thể bạn quan tâm
DẪN LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC TỘC TRỊNH PHÚ KHÊ
Trịnh Văn Ngạn lược ghi
Nguồn gốc Tộc Trịnh Việt Nam
Cách nay trên 2000 năm, có nhiều danh nhân họ Trịnh ở nhiều triều đại đã giúp nước, tên tuổi được lưu truyền. Đây là các vị Tổ họ Trịnh từ trước thế kỷ XI.
- Trước công nguyên có ba tướng họ Trịnh : Trịnh Hồng Thao; Trịnh Hồng Thám và Trịnh Hồng Khoa đã có công chống giặc ngoại xâm, được vua Hùng Duệ Vương phong tước, thưởng công (nay đền thờ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng).Thế kỷ thứ III trước công nguyên, Trịnh Huân được ghi nhận là vị tướng giúp An Dương Vương, sau đó cùng với một số vị tướng khác lập ra trang Cái Chuôm, sau này gọi là trại Cái Chuôm (nay thuộc Hoài Đức –Hà Tây) (nguồn từ GS sử học Văn Tân – sách Lịch sử cách mạng xã Yên Nghĩa tỉnh Hà Tây xuất bản 1998).
- Đầu Công nguyên, có ông Già họ Trịnh làng Hổ Bái (Yên Định, Thanh Hóa) giúp hai Bà Trưng- cầu thần phù hộ nghĩa quân, khi nước độc lập được Trưng Vương tặng bạc tạ ơn (theo Thần phả ở làng Hổ Bái và tư liệu của ông Trịnh Mạnh, tác giả mục danh nhân trong từ điển bách khoa Việt Nam).
- Thế kỷ thứ IX, Trịnh Ra là quan giúp việc cho Cao Biền, sau khi mất được được phong là Quản gia Đô bác đại vương, được xây mộ, lập đền thờ, giao cho dân làng cúng lễ. Hiện tại Nghè Vẹt – Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, bài vị Ngài đặt giữa 12 bài vị Chúa. Một số phả của nhà Chúa đã ghi sự tích Trịnh Ra trân trọng ở những trang đầu. Mặc dù không có bằng chứng ghi trong phả về quan hệ huyết thống từ Đại Vương Trịnh Ra đến các chúa Trịnh, nhưng như chúng ta biết ở nước ta mãi đến thế kỷ XI từ triều Lý mới có Ngọc Phả, Ngọc Điệp. Cho nên, với sự ghi nhận Trịnh Ra trân trọng ở trang đầu của Vương phả của Chúa Trịnh cũng có thể nói Trịnh Ra là “ một cụ tổ” họ Trịnh, ít nhất của 4 dòng họ Trịnh hiện nay có nguồn gốc từ Sóc Sơn, Bồng Thượng.
- Trịnh Tú là một trong những vị khai quốc công thần, một trong tứ trụ triều đình nhà Đinh thế kỷ X. Theo sách Khâm định việt sử thông giám cương mục, Trịnh Tú người động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (Ninh Bình).
Nói đến họ Trịnh trong hệ phả liên tục cho đến ngày nay đã tập hợp được thì hiện nay toàn quốc có 6 dòng lâu đời nhất như sau :
- Dòng Trịnh Khắc Phục – ghi tộc phả từ thế kỷ XIII.Trịnh Khắc Phục là hậu duệ họ Trịnh ở làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương, nay có nhà thờ ở Đông Sơn,Thanh Hóa. Đây là họ ngoại của vua Lê. Bà Trịnh Thị Ngọc Thương – đời thứ 5 họ Trịnh Thủy Chú, là mẹ của Anh hùng Lê Lợi. Gia đình Trịnh Khắc Phục là gia đình “ Công thần bình Ngô khai quốc “, là trụ cột của nhà Lê với đại diện tiêu biểu là quan tư khấu Ngọc sơn hầu Trịnh Khắc Phục.
- Dòng Trịnh Cảnh Khuất – ghi tộc phả đầu thế kỷ XV
- Dòng Trịnh Khả – ghi tộc phả từ giữa thế kỷ XV
- Dòng Trịnh Kiểm – ghi tộc phả từ đầu thế kỷ XV
- Dòng Trịnh Phúc Tâm – ghi tộc phả giữa thế kỷ XV
- Dòng Trịnh Minh Triết – ghi tộc phả từ nửa sau thế kỷ XV
Cả 6 dòng họ Trịnh đều có gốc ở Thanh Hóa, trong đó 4 dòng được coi là có chung gốc ở Sóc Sơn, Bồng Thượng – cùng Tổ Trịnh Ra là: Trịnh Khả, Trịnh Kiểm, Trịnh Phúc Tâm và Trịnh Minh Triết.
HỌ TRỊNH PHÚ KHÊ NGÀY NAY.
SƠ ĐỒ TỘC TRỊNH PHÚ KHÊ
Từ bức đại tự “ Sóc Sơn dẫn mạch “ treo trên bàn thờ nhà ông Trịnh Văn Lương con ông Cửu Nhạc, ông Trung và các cụ đương thời đã xác định được hướng tìm về cội nguồn.
Tháng 6 năm 1991, các ông: Trịnh Quốc Trung, Trịnh Văn Ngươn và Trịnh Văn Sáu đã đến xóm Đình, thôn Bồng Thượng – Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc để tìm nguồn. Được sự chỉ dẫn của ông Trịnh Đình Đản (là con cháu họ Trịnh ở Sóc Sơn), trưởng ban tổ chức họ Trịnh Vĩnh Hùng, các cụ đã được tiếp cận phả Trịnh Vĩnh Hùng. Sau khi đọc 2 cuốn phả họ Trịnh , một quyển giống Trịnh Gia Chính Phả của Trịnh Như Tấu, ở quyển khác đoạn đầu có ghi “ông tổ hiệu bụt Phúc Hiền, mất ngày 23 tháng giêng, nhưng con cháu cụ Phúc Hiền không rõ ở đâu”. Cụ Phúc Hiền có mộ xương đâu gáo dừa và đang được thờ tại nhà thờ chi họ cụ Phúc Tiên trên xóm Đình, Bồng Thượng. Theo ông Trung : cụ Phúc Hiền là con cụ Phúc Tiên ( sinh năm 1610), cháu nội cụ Trịnh Kiều. Cụ Trịnh Kiều sinh năm 1592 là con thứ 9 hoặc thứ 11của Bình An Vương Trịnh Tùng ( 1570-1623). Cụ Phúc Hiền đưa vợ con đến Phú Khê khoảng năm 1700, lúc đó ông khoảng 50 tuổi.
Một nguồn thông tin bổ sung từ ông Trịnh Công Hưng (dòng Sơn Tây), người đã vào Phú Khê tra phả và kết nối dòng Trịnh Sơn Tây với Trịnh Phú Khê. Cụ Trịnh Phúc Hiền có thời gian sinh sống tại làng Đồng Mô, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Rời Hải Phòng, cụ về Sơn Tây, sau đó cụ để vợ là Trần Thị Nhi – hiệu Từ Niệm, và con trai thứ Trịnh Tuy lưu lại Sơn Tây. Cụ Phúc Hiền và con trai trưởng -Trịnh Phúc Thọ về Phú Khê lập nghiệp.
Từ Thủy tổ Trịnh Phúc Hiền và Trần Thị Nhi cho đến nay đã phát triển thành hai dòng Trịnh với 15 đời. Dòng cả Trịnh Phúc Thọ phát triển từ đất Phú Khê, dòng thứ Trịnh Tuy phát triển từ đất Sơn Tây. Mộ cụ Hiền và cụ Thọ hiện nằm trong không gian thờ phụng của họ Trịnh Phú Khê – Thôn 6 xã Hoằng Quý. Mộ Cụ Trần Thị Nhi tại thôn Thịnh Thôn, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Tộc Trịnh Phú Khê phân chi từ đời thứ 4, theo đó dòng Trịnh Phúc Thọ hiện có 9 chi. Trong đó Chi thứ 5 – Trịnh Điểu dời vào sinh sống tại Thanh Phong, Thanh Chương, Nghệ An.
Đời thứ 8 – Trịnh Lượng thuộc chi thứ 9 – Trịnh Thời, dời đến xã Hoằng Lương, Hoằng Hóa ,Thanh Hóa, nay nhiều con cháu sinh sống tại Phú Thọ. Chi thứ 7 – Trịnh Vẩy có một cành dời đến sinh sống tại Yên Định, Thanh Hóa. Thống kê chưa đầy đủ, đời thứ 9 dòng Trịnh Phúc Thọ đã sinh ra hơn 300 đinh. Tóm lại, hiện nay con cháu dòng Trịnh Phúc Hiền sinh sống làm ăn khắp các tỉnh trong nước và nhiều nước khác, nhưng sống tập trung đông đinh và có nhà thờ họ là các nơi : Phú Khê, Sơn Tây, Nghệ An, Hoằng Lương, Phú Thọ, Yên Định.
Tộc Trịnh Phú Khê hàng năm có hai ngày lễ trọng: Ngày 23 tháng Giêng tổ chức giỗ Thủy Tổ, Tiên Tổ tại nhà thờ họ tại Phú Khê; Ngày 10 tháng 7 âm lịch tổ chức giỗ Thủy Tổ mẫu, Tiên Tổ tại nhà thờ ở Cam Thượng, Sơn Tây. Mỗi lễ giỗ đều tổ chức từ tối hôm trước với nghi thức tế yết, sáng ngày giỗ là lễ tế chính. Ngoài hai ngày lễ trọng chung trong toàn họ, nhiều chi, cành cũng đã tổ chức tế tổ hàng năm, đa số các lễ tế được tổ chức vào tháng Giêng.
Mộ và nhà thờ Thủy Tổ, mộ và nhà thờ Thủy Tổ Mẫu đã được bảo tồn, tôn tạo theo tâm nguyện “ Mồ yên mả đẹp “ và không gian thờ phụng trang nghiêm. Đây sẽ là nơi cho con cháu hướng tâm tới, nơi con cháu đi về mỗi khi có điều kiện. Chúng ta đều tin, cầu sự phù hộ của Tiên Tổ để con cháu, dòng họ tiếp tục phát triển.
Từ khóa » Tộc Phả Họ Trịnh
-
Gia Phả Họ Trịnh - Tài Liệu Text - 123doc
-
I/ Nguồn Gốc Thuỷ Tổ Họ Trịnh - Viet Nam Gia Pha, Website Cua Toc
-
Họ Trịnh Việt Nam ❤️️Lịch Sử, Nguồn Gốc, Gia Phả ... - Tên Hay
-
Tìm Hiểu Kiến Trúc Nhà Thờ Dòng Họ Trịnh ở Thanh Hóa - Vietnamarch
-
Họ Trịnh Việt Nam
-
Về Thăm Phủ Trịnh - Báo Thanh Hóa
-
Trịnh Tộc, Họ Trịnh Phía Nam, Trinh Toc, Ho Trinh Phia Nam ...
-
Các Bài Viết Của Thân Tộc Họ Trịnh
-
Chúa Trịnh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Hội Dòng Họ Trịnh Việt Nam Lần Thứ 2
-
Tộc Phả Dòng Họ Trịnh Khắc Phục - Vân Đô - Tailieunhanh
-
TRỊNH Gia Trang. Gia Phả Họ Trịnh Tại Hải Phòng. | Facebook
-
Trịnh Gia Thế Phả - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm