Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Của Tết Nguyên Đán | Hoa Sen Phật
Có thể bạn quan tâm
Cứ mỗi dịp xuân về, từ khóa “còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán” hay “mấy ngày nữa Tết” lại được tìm kiếm trên Google Search. Điều này cho thấy người dân Việt Nam rất háo hức đón chờ ngày lễ này để sum vầy bên gia đình sau nhiều năm xa cách vì cuộc sống mưu sinh. Một năm mới khởi đầu với những tốt đẹp là điều mà ai trong chúng ta cũng mong muốn.
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội của người Việt Nam. Đây là thời điểm quan trọng, là thời điểm giao giữa năm mới và năm cũ, giữa một chu kì vận hành của trời đất. Hôm nay, hãy cùng Hoa Sen Phật tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của người Việt ta nhé!
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Âm Lịch, Tết Cả, Tết Ta, Tết Cổ Truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số quốc gia Châu Á khác.
Chữ “Tết” thật ra là chữ “Tiết” trong phiên âm Hán-Việt nhưng do ông bà xưa đọc trại mà ra. Còn chữ “Nguyên Đán” có nghĩa là sự khởi đầu mới.
Vì lịch âm được tính theo chu kỳ Mặt Trăng nên ngày Tết Nguyên Đán hơi khác nhau giữa các năm và luôn muộn hơn Tết Dương Lịch. Theo lịch âm, cứ 3 năm thì sẽ có một năm nhuận nên Tết Nguyên Đán không bao giờ diễn ra trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch.
Thông thường ngày Tết sẽ rơi vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 Dương lịch. Lễ Tết Nguyên Đán thường kéo dài khoảng 7, 8 ngày cuối cùng của năm cũ (từ ngày 23 tháng Chạp sau khi đưa ông Táo về trời) đến hết ngày mùng 7 hoặc 8 của năm mới.
Khoảng 10 ngày trước khi bắt đầu năm mới, nhà cửa được lau dọn sạch sẽ để loại bỏ những điều xui xẻo còn bám trong vòng một năm qua. Vào ngày 25 tháng Chạp, con cháu mang dụng cụ quét dọn ra nghĩa trang để làm sạch phần mộ của ông bà tổ tiên, hình thức này được gọi là “Tảo mộ”.
Theo truyền thống, thời khắc giao thừa và ngày đầu năm mới được dành cho các lễ kỷ niệm của gia đình, bao gồm các nghi lễ tôn giáo tôn vinh tổ tiên. Cũng trong ngày Tết, các thành viên trong gia đình được nhận phong bao lì xì may mắn có chứa một lượng tiền nhỏ. Các tiệc sum hộp gia đình và bạn bè được diễn ra liên tục trong suốt kỳ nghỉ lễ.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam vẫn còn đang được tranh cãi, hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc khi đất nước ta bị xâm chiếm.
Tuy nhiên theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt Nam ta đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc. Ngoài ra, trong sách của người Giao Chỉ thời vua Hùng có đoạn: “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”.
Như vậy có thể nói Tết Nguyên Đán đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu rồi. Nhưng cũng có thể dễ thấy, Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của từng quốc gia.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là là dịp lễ truyền thống quan trọng và ý nghĩa nhất trong cả năm đối với người Việt Nam., đây là lúc mà mọi người cho dù ở đâu thì cũng đều nhớ về.
1. Đây là ngày mọi người cùng sum họp, đoàn viên
Cứ mỗi dịp Tết về, mọi người cho dù đang ở đâu đều tạm gác công việc chính để dành thời gian về quê, thăm gia đình, cùng sum họp, đoàn viên bên nhau sau một năm dài xa cách. Về quê để mọi người cùng sum họp lại, được sống lại với những kỷ niệm đầy yêu thương bên gia đình và người thân của mình.
Đi làm xa cả năm, đây là dịp mọi người cùng quây quần bên nồi bánh chưng đêm 30 Tết, cùng nhau ngồi bên mâm cơm ngày Tết ấm cúng, mừng tuổi nhau và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Chắc hẳn, đây là dịp mà cha mẹ, ông bà được nhìn thấy đầy đủ con cháu của mình.
2. Là ngày mà trời đất, con người và thần linh cùng giao hòa với nhau
Tết Âm lịch còn được coi là thời gian vô cùng đẹp, được coi là thời gian giao hòa giữa mọi vật. Do đó, rất nhiều người nghĩ rằng, nếu trong thời điểm này mà cúng các vị thần, cầu ước với các vị thần thì sẽ được họ nghe thấy, như vậy mình sẽ được ban phước.
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, đây là dịp để người nông dân tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời…
3. Là ngày mà mọi người dù ở đâu cũng hướng về cội nguồn
Trước khi đến Tết, vào những ngày cuối của năm cũ, người Việt Nam thường có tục đi tảo mộ để tưởng nhớ đến những người đã mất, những người đã có công sinh thành, có công nuôi dưỡng mình. Đây chính là một ý nghĩa tốt đẹp của Tết Nguyên Đán để hướng về cội nguồn.
Thêm vào đó, cứ vào đêm giao thừa, nhà nhà đều thắp hương trên bàn thờ ông bà, tổ tiên thể hiện sự biết ơn của mình dành cho ông bà, tổ tiên, là sự hướng về cội nguồn của thế hệ đi sau dành cho thế hệ đi trước. Trong những ngày này, trên bàn thờ ông bà, tổ tiên lúc nào cũng có mâm ngũ quả, bánh kẹo, xôi, thịt để tỏ lòng kính yêu, hiếu đạo. Đây chính là một nét văn hóa đáng quý vốn có của người Việt Nam ta.
4. Là ngày mọi người cùng rước tài lộc về nhà
Người Việt Nam nghĩ rằng, Tết Nguyên Đán là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, thịnh vượng, sung túc. Vì vậy, trong ngày này, mọi người thường rước tài lộc vào nhà, rước những điều may mắn, tốt đẹp mà ông Thần Tài ban cho.
Nhiều Gia đình còn mở cửa cả ngày, để chào đón niềm vui, sự phấn khởi, hy vọng tiền tài của cải đầy ắp, tạo nên một ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, mọi người còn đến thăm nhà của nhau và chúc những câu ý nghĩa nhằm mang lại may mắn và bình an suốt năm.
5. Là ngày bắt đầu, khởi nghiệp cho một năm mới
Ngày Tết là ngày đầu tiên của một năm, đánh dấu sự khởi đầu cho cả một năm dài với những cơ hội, thử thách và sự vận hành mới. Người Việt Nam thường quan niệm rằng ngày đầu tiên tốt đẹp thì cả năm sẽ nhiều may mắn, làm gì cũng sẽ tốt.
Nhiều người thường đi chùa xem giờ tốt, ngày lành, tháng tốt để khởi nghiệp, khai trương cho công việc trong năm mới với hy vọng may mắn, thuận lợi, thành công hơn năm cũ. Vì vậy, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán không kém phần quan trọng đó là sự khởi đầu của công việc trong năm mới.
6. Là ngày may mắn trong năm
Người Việt Nam thường cho rằng, ngày đầu tiên là ngày may mắn trong năm. Nếu như ngày đầu tiên may mắn, thì những ngày sau sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Sự may mắn ấy được thể hiện trong các vật trang trí trong nhà với các màu sắc tươi tắn như màu vàng hoa mai, màu hồng hoa đào hay các câu đối đỏ được dán trên nhà.
Bên cạnh đó, nhiều người còn có phong tục trong đêm giao thừa, đó là ra chùa xin cành hoa tươi mang về như là lộc, với hi vọng mang được chút lộc xuân may mắn về nhà.
7. Là ngày để hòa thuận và yêu thương nhau
Ngoài các ý nghĩa may mắn trên, thì mùa xuân hay Tết Nguyên Đán còn được coi là mùa của yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đây là một trong những nét văn hóa sâu sắc của người dân Việt Nam.
Ngày Tết được coi là ngày trông mong nhất của các cụ, khi ấy con cháu sẽ về đoàn tụ, chúc thọ các cụ. Những đứa trẻ lại háo hức vì được nhận bao lì xì kèm lời chúc mau ăn chóng lớn, học giỏi.
Anh chị em trong gia đình cũng quay về với nhau, chia sẻ với nhau một năm qua như thế nào. Những hiềm khích, mâu thuẫn nên tạm gác lại để thay bằng những lời thân thương, ấm lòng tạo nên sự thiện cảm, chan hòa với nhau.
Như vậy, ngày Tết cổ truyền của Việt Nam không chỉ là một ngày lễ lớn trong năm mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác, thể hiện những phẩm chất tốt của con người Việt Nam ta. Đây là ngày lễ mà mọi người trông mong nhất trong năm.
Những việc nên làm trong ngày Tết Nguyên Đán
1. Mua muối
Người xưa có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” như muốn nhắc nhở con cháu nên mua muối vào dịp đầu năm mới để mang lại may mắn. Muối được cho là có khả năng xui đuổi tà ma và loại bỏ năng lượng tiêu cực. Ngoài ra, muối đại diện cho tình cảm mặn nồng, ấm áp và no đủ suốt cả năm.
2. Mặc đồ màu đỏ
Hầu hết các nước Châu Á quan niệm rằng, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Vì vậy, vào ngày mùng 1 Tết đa số mọi người đều mặc những bộ quần áo màu đỏ tươi sáng đi chúc tết mọi nhà. Và gia chủ nào cũng mừng rỡ khi thấy khách đến nhà với những gam màu đỏ may mắn này.
3. Đi lễ chùa
Đối với những người theo Đạo Phật, Tết Nguyên Đán là dịp mà mọi người đi lễ chùa để cầu bình an đến với gia đình trong cả năm. Bắt đầu từ đêm giao thừa đến các mùng trong Tết, các chùa đều đón nhận lượng Phật tử đông đảo đến thăm viếng và cầu nguyện cho một năm an lành.
4. Chúc Tết
Mừng tuổi hay chúc tết là phong tục không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán của Việt Nam ta. Đây là dịp mà chúng ta gặp lại những người thân yêu, bạn bè và chúc nhau những lời chúc may mắn, bình an, thêm tuổi mới và dồi dào sức khỏe.
5. Hái lộc
Một nét đẹp khác trong ngày Tết cổ truyền của người Việt là hái lộc đầu xuân. Vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1, mọi người kéo nhau đến chùa, đình hay miếu để xin lộc đem về nhà với quan niệm đem lại may mắn suốt năm.
6. Tặng bao lì xì
Những bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho may mắn và điềm lành là một nét văn hóa đẹp không thể thiếu trong lễ Tết truyền thống của Việt Nam. Trẻ em sẽ chúc Tết người lớn và nhận bao lì xì với một số tiền tượng trưng. Ngược lại, người lớn sẽ chúc lại những câu chúc liên quan đến sức khỏe và học hành của các bé.
7. Tảo mộ
Để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của người thân đã mất, truyền thống tảo mộ vào những ngày cuối năm được lưu truyền cho đến ngày nay. Vào dịp này, mọi người thân trong gia đình sẽ cùng nhau ra viếng mộ, thắp hương, cắt cỏ và lau dọn phần mộ của người đã khuất sạch sẽ với tấm lòng thành kính.
8. Xông đất đầu năm
Tục lệ xông đất đầu năm đã có từ lâu với quan niệm người bước vào nhà đâu tiên của năm mới sẽ có ảnh hưởng suốt một năm đó. Vì vậy, vào đêm giao thừa khi chuẩn bị bước qua thời khắc năm mới, những người hợp tuổi với chủ nhà sẽ đến xông đất nhằm mang lại may mắn, tài lộc và hạnh phúc viên mãn cho gia chủ.
Các hoạt động trong lễ Tết Nguyên Đán ở các nước châu Á
1. Việt Nam
Ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán thường được gọi đơn giản là Tết. Vào những ngày này, người lớn trao cho trẻ em những phong bao lì xì nhỏ màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Một số thức ăn đặc biệt như bánh chưng, bánh dày được dọn ra và các gia đình quây quần bên nhau để ăn mừng. Mâm quả với năm loại quả khác nhau được bày ra để trưng bày, trước đây thì người dân cũng đốt pháo để xua đuổi tà ma và đón chào những năng lượng tích cực của năm mới. Thông thường, các gia đình Việt Nam cũng sẽ đến thăm chùa, đền thờ hoặc mộ tổ tiên để dâng lễ.
2. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, các gia đình cùng nhau đón Tết Nguyên Đán trong một bữa tiệc lớn. Ngày lễ được gọi là Seollal, và tteokguk (súp bánh gạo) được phục vụ như một món ăn đặc biệt cho ngày lễ vì những chiếc bánh gạo giống như tiền xu. Người Hàn Quốc treo những cuộn giấy đẹp chứa đầy những lời chúc phúc trên cửa nhà và họ cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên.
3. Trung Quốc
Tết Nguyên Đán còn được gọi là ChūnJié (春节) ở Trung Quốc, và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đất nước này. Tương tự như ở Việt Nam, người lớn cũng tặng hồng bao cho trẻ em với tiền bên trong. Màu đỏ được coi là màu may mắn, vì vậy nó được nhìn thấy trên đồ trang trí ở khắp mọi nơi, từ đèn lồng đỏ đến giấy cắt đỏ. Các màn biểu diễn như múa lân và rồng, nơi các vũ công hóa trang thành động vật, rất phổ biến. Thông thường, các lễ hội Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc diễn ra trong vòng 1 tháng.
4. Singapore
Người Singapore cũng coi Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ tốt lành nhất trong năm. Vì có một cộng đồng người Hoa lớn như vậy ở Singapore nên rất nhiều lễ kỷ niệm văn hóa giống nhau đã diễn ra. Một số trong số đó là tặng bao lì xì, bữa tiệc đại gia đình, pháo hoa, và những đốm sáng đỏ trên khắp các ngôi nhà và trên toàn thành phố.
5. Malaysia
Tết Nguyên Đán ở Malaysia là ngày lễ quốc gia tương tự như ở Singapore vì nó có nguồn gốc từ một cộng đồng lớn người Hoa nhập cư. Trong những năm không xảy ra đại dịch, bạn có thể xem biểu diễn rồng và sư tử trên đường phố như một phần của lễ kỷ niệm năm mới. Theo truyền thống, các buổi họp mặt và bữa tiệc gia đình lớn với các món ăn truyền thống của Trung Quốc cũng là một phong tục ngày Tết nơi đây.
6. Tây Tạng
Tết Tây Tạng, được gọi là Lễ hội Losar, thường được ghép với Tết Nguyên Đán. Đôi khi các ngày trùng khớp, nhưng đó là một lễ hội rất khác dựa trên lịch Tây Tạng. Giống như Tết Nguyên Đán của nhiều nước châu Á, Losar được xem như một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Trong lễ hội của họ, người Tây Tạng nhảy múa, xua đuổi ma quỷ và phục vụ bánh bao, được gọi là Guthuk, như một phần của lễ hội.
7. Indonesia
Tết Nguyên Đán còn được gọi là Imlek, thực tế đã bị cấm tổ chức ở Indonesia trong nhiều năm. Cho đến năm 2002, người Indonesia và người nhập cư Trung Quốc mới được phép ăn mừng nó như một ngày lễ quốc gia. Nhiều cửa hàng đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ và đồ trang trí màu đỏ được treo khắp các ngôi nhà và cơ sở kinh doanh. Người ta còn mua hoa, trái cây có múi về làm quà cho bạn bè, người thân.
8. Brunei
Đất nước Brunei nhỏ bé đón Tết Nguyên Đán chủ yếu do những người nhập cư Trung Quốc mang theo phong tục đón Tết của họ. Khoảng 10% dân số là người Trung Quốc, và họ ăn mừng bằng các điệu múa lân và các bữa tiệc mở tại nhà. Những năm nay, chính phủ Brunei đã ban hành các hạn chế về cách mọi người có thể ăn mừng, cấm mở nhà và giới hạn các cuộc họp mặt gia đình ở 350 người, cùng những hạn chế khác.
9. Philippines
Tết Nguyên Đán được công nhận là ngày nghỉ lễ ở Philippines, mặc dù nó không được tổ chức bởi tất cả người dân Philippines. Nó chủ yếu được coi là một ngày lễ của Trung Quốc được tổ chức bởi người Philippines gốc Hoa và địa điểm tổ chức bữa tiệc lớn nhất là Binondo ở Manila. Đây là một trong những khu phố Tàu lâu đời nhất trên thế giới, Binondo có nhiều loại hình biểu diễn Tết Nguyên Đán lộng lẫy hàng năm.
10. Campuchia và Thái Lan
Mặc dù Tết Nguyên Đán không phải là một lễ kỷ niệm lớn ở những quốc gia này, nhưng mỗi quốc gia đều có một lượng lớn người Trung Quốc tham gia vào ngày lễ. Nếu bạn đang ở bất kỳ quốc gia nào trong số những quốc gia kể trên trong dịp Tết Nguyên Đán, bạn có thể thấy một số chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi nhất định liên quan đến lễ hội. Bạn cũng nên biết rằng Campuchia, Thái Lan và Indonesia không chính thức công nhận Tết Nguyên Đán là một ngày nghỉ lễ.
Tóm lại, Tết là một ngày lễ vô cùng đặc biệt đối với người Việt Nam, ngày đón chờ những điều tốt đẹp của năm mới. Những điều không hay nên được bỏ lại ở năm cũ, và năm mới là sự khởi đầu mang đến cho mọi người dân Việt niềm vui và sự lạc quan vào cuộc sống.
Mặc dù ngày nay, Tết không còn đậm nét xưa nữa, nhưng trong tiềm thức của người Việt thì không thể thiếu Tết. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như những ý nghĩa sâu sắc của Tết Nguyên Đán nhé!
Hoa Sen Phật
Bài liên quan sẽ được cập nhật sau!
Từ khóa » Hoa Sen Dịp Tết
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Phong Thủy Của Các Loài Hoa Ngày Tết
-
Hoa Sen Ngày Tết: Từ Sự Phi Lý đến… Hợp Lý Nhờ Cái Nhìn Của Tâm ...
-
Hoa Chưng Tết "Hoa Sen Đá" Đẹp-Độc-Lạ Nhất Sài Gòn
-
Thông điệp đằng Sau Tượng Hổ ôm Hoa Sen Cho Ngày Tết Nhâm Dần
-
Hình Tượng Hổ ôm Sen độc đáo, Thu Hút Dịp Tết Nhâm Dần
-
Cách Làm Hoa Sen Bằng Kẹo Oishi Bày Bàn Thờ Dịp Tết
-
Các Mẫu đèn Hoa Sen Trang Trí Dịp Tết Nguyên đán - Đức Thịnh Lighting
-
Cắm Hoa Ngày Tết Và Những Loài Hoa Chưng Tết Rước Tài Lộc Vào Nhà
-
Tết Đoan Ngọ Sen Trắng Cháy Hàng, 100 Ngàn/bó Khách Tranh Nhau
-
Cách Cắm Hoa Sen Chưng Tết được Tươi Lâu
-
Bản Tin Sức Trẻ Hoa Sen - Chủ đề Xuân San Sẻ - Tết Yêu Thương
-
Ngày Tết Nên Chưng Hoa Gì Trong Nhà để Rước May Mắn, Tài Lộc?
-
Ý Nghĩa 10 Loài Hoa Ngày Tết Cho Gia đình Bạn