Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Hình Tượng Đạt Ma Tổ Sư Trong Phong Thủy.
Có thể bạn quan tâm
Đạt Ma Tổ Sư
Nguồn gốc và ý nghĩa phong thủy.
Mộc Decor Xin kính chào các bạn và quý vị.
Thưa quý vị có lẽ hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma đã trở nên quen thuộc trong đời sống tâm linh của mọi người, hiện nay cũng có rất nhiều người mong muốn được thỉnh tượng ngài về nhà với mong cầu tốt lành về mặt phong thủy. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu hết về nguồn gốc, ý nghĩa về phong thủy của hình tượng Bồ Đề Đạt Ma.
Vậy hôm nay hãy cùng Mộc Ddecor chúng ta cùng tìm hiểu những điều cơ bản nhất về hình tượng Bồ Đề Đạt ma.
Trước hết ta cùng đi tìm hiểu về nguồn gốc của Ngài.
- Nguồn gốc.
Bồ-đề-đạt-ma dịch nghĩa là Giác Pháp người Ấn Độ, theo tư liệu Ngài sinh~470–543. Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc.
Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua ở Nam Thiên Trúc, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư.
Thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống (420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la Đạt-ma-đa-la và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma
Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27 Bát-nhã-đa-la và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc.
Theo một thuyết khác thì Bồ-đề-đạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được an táng ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ-đề-đạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề-đạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề-đạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép.
Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc – Ấn Độ. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La – Một vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm.
Bát Nhã Đa La nhận thấy vị hoàng tử này ngộ tính rất cao, suy nghĩ thấu đáo nên Bát Nhã Đa La khuyên rẳng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.
Sau nhiều năm tu hành, cùng với ngộ tính và sự thông minh tuyệt đỉnh của mình, Bồ Đề Đạt Ma đã thấu hiếu giáo lý Phật pháp và được Bát Nhã đa la chọn làm người thừa kế của mình. Bồ Đề Đạt Ma được tôn xưng là vị phật thứ 28 của nhà Phật.
Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của các Hình tượng Đạt Ma tổ sư trong phong thủy.
- Ý nghĩa của tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phong thủy
Tượng Đạt Ma được đặt nhiều chuyên gia phong thủy sử dụng để trấn trạch, trừ tà vô cùng hữu hiệu. Điều khó nhất trong điêu khắc tượng chính là đôi mắt của ngài, làm sao khi nhìn vào đôi mắt của ngài như đang nhìn vào cõi hư vô. Ngài được xuất hiện với rất nhiều hình tượng khác nhau như: Đạt Ma khất thực, Đạt Ma ngồi thiền, Đạt Ma thế võ, Đạt Ma hàng long, … Mỗi hình tượng của ngại lại mang đến những ý nghĩa phong thủy vô cùng độc đáo. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa tượng Đạt Maqua từng hình tượng:
2.1 Đạt Ma quá hải
Đây là một trong những bức tượng Đạt Ma phổ biến, nổi tiếng nhất trong dân gian. Hình tượng này bắt nguồn từ sự tích, khi ngài gặp Lương Vũ Để để giảng đạo. Tuy nhiên, Vũ Đế là người phản đối tư tưởng của Đạt Ma một cách mạnh mẽ. Khi nhận ra điều này, ngài đã ngắt một nhánh cỏ đặt xuống dòng Trường Giang đang cuộn chảy ào ào. Ngay lập tức, ngài đặt chân lên nhành cỏ đó và nhẹ nhàng, an nhiên đi như đi trên mặt đất.
Hình tượng này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt thể hiện được ý chí kiên định, vững vàng của Đạt Ma. Đặt tượng Đạt Ma quá hải trong nhà ngoài tác dụng trấn trạch, trừ tà, xua đuổi tà khí. Còn giúp răn dạy các thành viên trong gia đình luôn có chính kiến, biết quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
2.2 Đạt Ma mang một chiếc giày
Người xưa kể rằng, sau 3 năm tiến hành thị tịnh thì người ta chỉ nhìn thấy Đạt Ma chỉ đi chân không trên đường. Một tay ngài chỉ cầm 1 chiếc giày, còn một tay người cầm cây thiền trượng.
Cây thiền trượng ngài mang theo là sự tượng trưng rõ nét nhất cho sự giác ngộ của con người. Còn 1 chiếc giày có ý nghĩa là con người chỉ giống như cát bụi mà thôi. Từ đó, nhắc nhở con người rằng cõi chỉ là nơi chúng ta đến và đi, hãy sống cho thật tốt để người đời sau còn nhớ mãi. Đây cũng chính là muốn nhắc nhở chúng ta luôn hướng đến những điều chân – thiện – mỹ của con người.
2.3 Đạt Ma khất thực
Khất thực còn được biết đến với tên gọi khác là khuất thực. Đây là một nét đặc sắc, mang tính tượng trưng của Phật Giáo. Khi khất thực, người tu hành sẽ đi xin thức ăn, thực vật của người đời để nuôi sống bản thân.
Đạt Ma khất thực có ý khuyên con người phải biết tu tâm, dưỡng tính một cách cẩn thận. Tuyệt đối không được vì cái lợi trước mắt mà quên đi lẽ sống cũng như tư cách của mình.
2.4 Đạt Ma ngồi thiền
Hình tượng này bắt nguồn từ câu chuyện Bồ Đề Đạt Ma khi ở Thiếu Lâm Tự, trên núi Tung Sơn, ngài đã ngồi thiền nhập định hướng mặt vào vách đá suốt 9 năm. Người đời còn gọi ngài là Bích Quán Bà La nghĩa là thầy Bà La Môn nhìn vách đá.
Có thể nói, hình ảnh tổ thiền gắn chặt với cuộc đời tu tập của Đạt Ma Sư Tổ. Hình tượng này thể hiện tính giác ngộ cao độ và khả năng thiền tịnh của ngài. Đây là lời nhắc nhở chúng ta luôn biết tu tâm, dưỡng tính làm cho mỗi người chúng ta ngày một tốt hơn.
2.5 Đạt Ma thế võ
Đây là một trong những bức tượng có khả năng trấn trạch, trừ tà được các nhà phong thủy ưa chuộng nhất. Một hình ảnh hoàn toàn mới về nhà phật.
Ngài là người đã sáng lập ra phái Thiền Tông (Thiếu Lâm Tự) của Trung Quốc. Hình tượng thể hiện được những khí chất mạnh mẽ, kiên cường của ngài, sẵn sàng vượt qua mọi hiểm nguy, gian khó.
Trưng bày tượng trong nhà, ngoài những khả năng trấn trạch, trừ tà, sẽ là lời nhắc nhở cho các thành viên luôn biết giữ gìn sức khỏe, luôn cố gắng và sẵn sằng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
2.6 Đạt Ma hàng Long
Một hình tượng hoàn mới được hình tượng hóa bởi các nghệ nhân. Tương tự như Đạt Ma thế võ, Đạt Ma hàng long cũng thế hiện được khí chất phi phàm, sự mạnh mẽ, kiên cường của ngài.
Ngoài ra, cùng sự xuất hiện của Rồng, một trong tứ linh, là linh vật tượng trưng cho quyền lực, có khả năng hóa giải tà khí, sinh vượng khí và là biểu tượng của sự cát tường. Rồng là một trong những linh vật phong thủy được các chuyên gia phong thủy yêu thích nhất.
Để tượng trong nhà sẽ giúp trấn trạch, trừ tà, hóa giải hung khí, sinh vượng khí, mang cát tường đến cho gia đình.
3.1 Những lưu ý, cấm kỵ khi đặt tượng Đạt Ma trong nhà
Khi đặt tượng Đạt Ma trong nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:
Không đặt tượng Đạt Ma ở những nơi riêng tư như phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, gầm cầu thang. Những vị trí tiếp giáp, nằm bên cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh cũng không phải nơi tốt.
Không đặt tượng quay mặt vào những nơi riêng tư như phòng ngủ, phòng vệ sinh. Ngoài ra, chúng ta không nên đặt tượng quay mặt vào bể cá, trong phong thủy kỵ nhất là thần hạ thủy. Sẽ làm cho tiền tài, may mắn của bạn ra khỏi nhà.
Đặt tượng ở những vị trí cao, không để tượng nằm dưới mặt sàn hay những vị trí quá thấp. Điều đó thể hiện bạn không thực sự coi trọng tính linh thiêng, ý nghĩa và sự tôn nghiêm của tượng.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu được ý nghĩa của tượng đạt ma sư tổ và cách đặt tượng đạt ma trong nhà. Hi vọng với những chia sẻ củaMộc Decor, bạn có thể hiểuđược những ý nghĩa tượng Đạt Ma và lựa chọn cho mình vị trí đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ hợp lý nhất.
Từ khóa » Hình Tổ Sư đạt Ma
-
Tượng Đạt Ma Sư Tổ: Truyền Thuyết Và Những Hình ... - Lôi Phong
-
Tượng Đạt Ma Sư Tổ Và Những Hình Tượng - .vn
-
Bộ ảnh Tổ Sư Đạt Ma "ngồi" - Phật Học đời Sống
-
Đạt Ma Sư Tổ Là Ai? Tượng Của Ngài Có ý Nghĩa Gì?
-
+30 Mẫu Tượng Gỗ Đạt Ma Sư Tổ Siêu Đẹp [Giá Tốt Nhất]
-
Sự Tích Và Ý Nghĩa Của Tượng Đạt Ma Sư Tổ - Đồ Gỗ Vinh Vượng
-
Tượng Tổ Sư Đạt Ma 33x25cm | Shopee Việt Nam
-
Tượng Đạt Ma Tổ Sư Đá Đẹp Hàng Đầu Đà Nẵng
-
Bộ Sưu Tập Đạt Ma Sư Tổ - TTXVN
-
Đạt Ma Sư Tổ | Đồ Mỹ Nghệ | Kho Dữ Liệu Di Sản VR3D
-
Đạt Ma Sư Tổ Là Ai ? | Gỗ Đỉnh
-
Tượng Đạt Ma Sư Tổ - Hơn 300 Sản Phẩm Cho Bạn Lựa Chọn
-
Lí Giải: Vì Sao Thờ Tượng Sư Tổ Đạt Ma Mất Một Chiếc Dép?