Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Hoa Dạ Lý Hương

Dạ lý hương hay còn gọi là lý xiêm la được biết tới là một loại thực vật thân dây mọc theo bụi, lá dạ lý hương màu xanh có đầu nhọn. Hoa dạ lý hương hình ống gồm 5 cánh trắng. Hoa có hương thơm đặc trưng, cách xa 100m vẫn còn phảng phất hương thơm. Hương thơm này lan tỏa mạnh về đêm, do đó hoa mới có tên gọi là dạ lý hương.

Người Maya tin rằng Thần Kisin được sinh ra trong bụi cây dạ lý hương. Vào các dịp lễ đặc biệt, người dân Ấn Độ thường dùng hoa dạ lý hương để cúng thần, cụ thể là thần Shiva và Ganesh. Cây mọc thành bụi dày, là cây sống dựa vào các cây khác. Gốc cây hóa gỗ, cành nhánh mềm, vươn dài. Lá cây thuộc loại lá đơn, nhẵn bóng cả hai mặt, gốc lá có cuống ngắn. Phiến lá hình trái xoan, dài từ 8 - 10cm, rộng 2 - 3cm, mép lá hơi lượn sóng. Cây có hoa nhiều, tập trung ở đầu cành hay nách lá.

Hoa màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, tỏa thơm ngát về đêm. Quả dạ lý hương màu lam hoặc đen, hình thoi rộng. Quả già nở thành 3 mảnh, bên trong chứa từ 15 - 20 hạt hình cầu dẹt, màu đỏ. Hoa dạ lý hương nở về đêm nên được xem được một trong những loài hoa tượng trưng cho tính khiêm nhường, các chùm hoa dạ lý hương dù không quá rực rỡ sắc màu như những loại hoa khác nhưng vẫn đủ khả năng thu hút chú ý bởi mùi thơm nồng nàn.

Hoa dạ lý hương tượng trưng cho sự bền bỉ, âm thầm. Cây có khả năng thích ứng cao với thời tiết, dù mưa gió hay khô hạn, cây đều cố gắng vươn lên, phát triển và tỏa ngát hương thơm. Theo đông y, dạ lý hương là vị thuốc có vị ngọt, mùi thơm, có tác dụng hoạt huyết hiệu quả. Chính vì thế có tác dụng giảm sưng, giải độc. Ngoài ra đối với các bệnh như viêm khớp, phong thấp, đau thần kinh tọa, bại liệt ở trẻ sơ sinh,... thì dạ lý hương có khả năng chữa trị hiệu quả.

Dù chứa độc tố nhưng nếu được sử dụng với mức vừa phải thì lá và hoa của cây dạ lý hương có thể dùng làm thuốc trị động kinh, nhức đầu. Ở thời văn hóa Maya, người ta đã biết cách nấu lá và hoa dạ lý hương tắm để giảm thiểu chứng mồ hôi trộm. Tuy nhiên, việc dùng dạ lý hương phải thận trọng độc chất trong cây có thể gây tử vong. Vì đặc điểm nở hoa vào ban đêm và có hương thơm bay xa nên hoa dạ lý hương còn có tác dụng đuổi côn trùng.

Trong khi nở, hoa dạ lý hương sẽ phát tán ra không khí rất nhiều hạt nhỏ nên công dụng đuổi muỗi rất tốt. Hoạt chất chiết xuất từ dạ lý hương có khả năng làm chết loăng quăng của loại muỗi gây ra sốt xuất huyết là Ardes Aegypti. Nhiều thí nghiệm khoa học đã cho thấy công dụng tuyệt vời này của dạ lý hương. Cây hoa dạ lý hương dù nở hoa về đêm nhưng lại là loài cây ưa nắng. Cây không thích hợp trồng ở nơi có quá nhiều bóng râm. Do đó, lúc chuẩn bị trồng cây, bạn cần chọn ví trí hợp lý, thoáng mát, có nhiều ánh nắng tạo điều kiện cho cây phát triển.

Vì có khả năng chịu lạnh rất tốt nên dạ lý hương rất thích hợp trồng tại các vùng có khí hậu lạnh. Nếu trồng cây ở Việt Nam, nên chọn những ngày có nhiệt độ phù hợp. Tốt nhất nên trồng cây trong những ngày có nhiệt độ từ 15 – 25 độ C. Cây dạ lý hương không chịu được ngập úng. Do đó, khi chọn chậu để trồng hoa, bạn nên tìm những loại có khả năng thoát nước tốt, không đọng nước. Điều đó sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn. Dạ lý hương phát triển tốt khi được trồng trên đất tới xốp, nhiều dinh dưỡng.

Mỗi ngày bạn nên dành thời gian tưới nước, chăm bón và đào xới đất để cây có thể nhanh chóng ra rễ. Dạ lý hương ưa được bón phân hữu cơ, bạn có thể định kỳ chăm bón cho cây 3 tháng một lần. Đặc biệt, thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, bạn nên tăng cường thêm các loại phân bón hóa học để hoa nở đẹp.

Nguồn: hoatuoihoangnga.com

Từ khóa » Cay Dạ Lý Huong