Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Những Họa Tiết Trên Trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn được biết đến như một sản phẩm tiêu biểu của nền văn lúa nước. Những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn thể hiện nhiều những tinh hoa văn hóa nhân loại nói chung. Đặc biệt nhất là những hình ảnh về văn hóa của người Việt cổ TCN được tái hiện. Để hiểu rõ hơn về họa tiết Trống đồng hãy theo dõi bài viết nhé.

Danh Mục Nội Dung

  • Nguồn gốc của trống đồng và những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn
    • #1.Nguồn gốc của trống đồng
    • #2.Nguồn gốc của các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn
  • Ý nghĩa họa tiết trên trống đồng Đông Sơn
    • #1.Ý nghĩa hình ảnh ngôi sao và các con chim 
    • #2.Ý nghĩa của hình ảnh nhà sàn
    • #3.Ý nghĩa hình ảnh nhạc cụ trên trống đồng
    • #4.Ý nghĩa về mùa vụ
    • #5.Ý nghĩa hình ảnh hươu và chim
  • Kết luận

Nguồn gốc của trống đồng và những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn

#1.Nguồn gốc của trống đồng

ảnh trống đồng Đông Sơn

ảnh trống đồng Đông Sơn

Mặc dù được phát hiện từ cách đây rất lâu nhưng nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn vẫn chưa được nhất quán. Theo đó, có 3 luồng ý kiến chính về nguồn gốc của sản vật nổi tiếng thế giới này. 

Một số ý kiến cho là trống đồng xuất phát từ Vân Nam, Trung Quốc. Luồng ý kiến khác cho là trống đồng được người Việt cổ sống tại đồng bằng Bắc bộ nước ta phát minh. Nguồn tin còn lại cho rằng, đây là sản phẩm của người dân sinh sống trải dài từ Vân Nam- Trung Quốc cho đến Bắc Bộ- Việt Nam.

Trên thực tế, chúng ta có nhiều bằng chứng để chứng minh rằng, trống đồng Đông Sơn là giá trị văn hóa, lịch sử của người Việt cổ. Thật vậy, trống đồng được cho là xuất hiện gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn và 18 vị vua Hùng nước Văn Lang. 

Đặc biệt nhất là dưới thời vua An Dương Vương. Thời kỳ vua trị vì cư dân sinh sống thuận hòa, an cư lạc nghiệp, giao thông thuận lợi nên rất được lòng dân. Vua An Dương Vương đã huy động được nhân lực để tạo ra chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất lịch sử. Chiếc trống đồng đó được người dân nước ta phát hiện vào năm 1990 tại tả ngạn đê sông Hồng.

#2.Nguồn gốc của các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn

Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn được cho là thể hiện lại đời sống của nhân dân dưới thời 18 đời vua Hùng trị vì. Theo đó, trên bề mặt của Trống Đồng thể hiện được đời sống của người Việt cổ nào những năm 700 TCN cho đến năm 100 sau công nguyên. 

***Tìm hiểu thêm :Ý nghĩa 6 họa tiết trống đồng đơn giản và đôi nét về trống đồng hiện đại

Ý nghĩa họa tiết trên trống đồng Đông Sơn

Trên trống đồng Đông Sơn được khắc họa hình ảnh các ngôi sao, con chim, nhạc cụ và cả ngôi nhà sàn dân tộc quen thuộc. Ngoài ra, hình ảnh con người với các trang phục như khố, váy hay các đồ như cối giã gạo cũng được khắc họa rõ nét và có ý đồ.

hoa văn hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn

hoa văn họa tiết trên trống đồng Đông Sơn

#1.Ý nghĩa hình ảnh ngôi sao và các con chim 

Khi nhìn vào hình ảnh trống đồng Đông Sơn chúng ta sẽ nhìn thấy ở ngay tâm trống đồng có hình ảnh ngôi sao 16 cánh. Xen kẽ giữa các cánh chính là họa tiết lông chim đại diện cho các con chim.

Theo đó, ngôi sao này được hiểu là hình ảnh đại diện cho quyền lực tối cao là Mặt Trời. Mặt trời giúp cho mùa màng xanh tươi, chiếu sáng khắp mọi miền. 

Ngoài ra, hình ảnh con chim được khắc họa cạnh bên Mặt trời cũng thể hiện được sự tôn sùng người người dân lúc bấy giờ. Theo sử sách ghi lại, người Việt cổ cho rằng chim chính là nguồn gốc của con người. Điều này được thể hiện rõ nhất trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.

Như vậy, trống đồng Đông Sơn đặt hình ảnh Mặt Trời và con chim đại diện cho thiên nhiên và nguồn gốc tối cao. Con người, sinh sống và phát triển đều xoay quanh 2 nhân tố quan trọng này.

#2.Ý nghĩa của hình ảnh nhà sàn

Vào thời kỳ này, nhà sàn được xây dựng theo 2 loại hình chính là loại mái cong và loại mái tròn. Trên trống đồng Đông Sơn có thể hiện 2 chi tiết về nhà sàn mái cong và nhà mái tròn ở vị trí đối xứng nhau qua hình tròn.

Ngôi nhà được cây với 2 cột trụ 2 đầu để chống đỡ. Nhà sàn có cầu thang để đi lên sàn, ở 2 bên còn có hình ảnh câu thang để lên sàn trên. Nhìn sơ qua thì hình ảnh nhà ở của người dân lúc bấy giờ được khắc họa có nét giống hình con thuyền. 

Nhiều người cho rằng, ngôi nhà có hình giống con thuyền mới là nhà ở của người dân. Lối kiến trúc nhà còn lại được cho là hình ảnh cho các nơi thờ cúng của người thời xưa hoặc là nơi diễn ra các hoạt động về tín ngưỡng.

#3.Ý nghĩa hình ảnh nhạc cụ trên trống đồng

Nhạc cụ được thể hiện trong đây chủ yếu là kèn và trống. Theo đó, trống được gắn với hình ảnh người ngồi hoặc đứng để đánh trống. Kèn và trống là 2 nhạc cụ thường xuyên xuất hiện ở các lễ hội. Từ xa xưa đến nay, sự xuất hiện của 2 nhạc cụ này đều mong muốn mang đến sự vui vẻ và thoải mái. 

#4.Ý nghĩa về mùa vụ

Ngoài ý nghĩa chi tiết về những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn thì tổng hòa các họa tiết còn thể hiện được sự phát triển của văn minh lúc bấy giờ.

Ý nghĩa về mùa vụ

Ý nghĩa về mùa vụ

Từ họa tiết trống đồng chúng ta có thể thấy được giá trị văn hóa đặc biệt của nền văn minh lúa nước từ khi bắt nguồn. Người Việt cổ đã biết phân ra các mùa vụ trong năm để cây cối sinh trưởng tốt nhất.

Để ý tại vị trí chỉ thời điểm tiết Đông Chí đi qua hình ảnh ngôi nhà sàn mái cong.Trên mái nhà có 1 cặp chim trống và chim mái. Trong ngôi nhà có 3 người như vừa mới thức dậy sau giấc ngủ. Không những thế, ngay bên cạnh ngôi nhà có hình ảnh một chiếc cối giã gạo đang nằm nghiêng. Bên trái là hình ảnh một con người đang đánh vào trống con.

Từ đó, ta có thể hiểu rằng, đây là thời điểm con người, muông thú và cây cối bắt đầu tỉnh dậy sau thời kỳ ngủ đông. Hiện nay, vụ mùa lúa nước của người dân cũng đang được thực hiện sau tiết đông chí này.

Tiếp theo, tại thời điểm tiết Hạ Chí. Nhìn lên trống đồng sẽ thấy hình ảnh này đối điểm của thời điểm Đông Chí. Ngôi nhà sàn này không còn hình ảnh 2 chú chim ở trên mái nhà nữa mà chỉ còn con chim trống.

Trên thực tế, vào dịp này thì chim mái sẽ đẻ trứng và ấp trứng nên không cùng chim trống đậu trên các mái nhà. 

#5.Ý nghĩa hình ảnh hươu và chim

Ngoài ra, hình ảnh về sự xuất hiện của mặt trăng cũng được lồng ghép khéo léo trên bề mặt trống đồng. Cụ thể, tại vòng số 8 tính từ trong ra có hình ảnh con chim bay và con nai. Nai được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 10 con. Giữa 2 nhóm nai được phân biệt bởi 2 tốp chim bay bao gồm tốp 6 con và tốp 8 con.

hình ảnh hươu và chim

hình ảnh hươu và chim

Con hươu chỉ đi ăn vào dịp trăng sáng nên hình ảnh con hươu sử dụng ở đây với ý nghĩa tượng trưng. Tức là thời điểm có xuất hiện của hươu thì ngày đó trong tháng có trăng. Như vậy, mỗi tháng sẽ có 14 ngày trăng không xuất hiện. 

Cụ thể, các ngày từ ngày 1 cho đến ngày 6 và từ ngày 22 đến 30 hàng tháng sẽ không có trăng. Những ngày đấy hươu sẽ không đi ăn và người nông dân sẽ không tổ chức đi săn thú đêm.

Như vậy, họa tiết trên trống đồng Đông Sơn không chỉ mang đến các nghĩa đen thể hiện trên hình ảnh được khắc, chạm. Giá trị về kiến thức của con người lúc bấy giờ còn được thể hiện ẩn dụ thông qua các hình ảnh khác 1 cách khéo léo. 

Khi tìm hiểu rõ về trống đồng Đông Sơn thì chúng ta mới hiểu rõ hơn về sự thông minh và tài trí của cha ông ta. Kể từ khi còn chưa có được những thiết bị hiện đại để nghiên cứu như hiện nay vẫn có thể tìm ra được quy luật tồn tại của tự nhiên

***Tìm hiểu thêm :Trống Đồng Để Bàn- Biểu Tượng Văn Hóa Dân Tộc Trong Không Gian Của Bạn

Kết luận

Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi giới thiệu đến các bạn về nguồn gốc và ý nghĩa cụ thể của những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn. Tin rằng, với những điều mà chúng tôi đề cập thì bạn đã phần nào hiểu hơn về 1 phần của văn hóa nhân loại- văn hóa Đông Sơn. 

Từ khóa » Hình ảnh Hoa Văn Trống đồng đông Sơn