Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Phượng Hoàng Trong Phong Thủy
Có thể bạn quan tâm
Phượng hoàng được mệnh danh là quốc mẫu trong các loài chim. Có rất nhiều truyền thuyết về loài chim này ở nhiều quốc gia như: Ai Cập, Hy Lạp, Trung Hoa,… Nhưng tựu chung lại đều ca ngợi vẻ đẹp, tiếng hót và câu chuyện 500 năm tái sinh một lần từ ngọn lửa của loài chim này. Chính vì thế, Phượng Hoàng dần trở thành linh vật linh thiêng của nhiều nền tôn giáo. Vậy bạn đã biết nguồn gốc và ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy ?
Nguồn gốc chim Phượng Hoàng
Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên 7.000 năm, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tô tem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc. Các thuyết ngày nay cho rằng nó có thể là hình ảnh đại diện cho một loài chim lớn thời tiền sử, tương tự như đà điểu, khá phổ biến ở Trung Hoa tiền sử. Có người cho rằng, phượng hoàng là hiện thân của loài chim thuỷ tổ (khủng long dạng chim).
Trong thời kỳ nhà Hán (khoảng 2.200 năm trước), phượng hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng nam, được thể hiện dưới dạng con trống (phượng, 鳳) và con mái (hoàng, 凰) quay mặt vào nhau. Nó cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) khi trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế. Nó đại diện cho quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu. Nếu hình ảnh phượng hoàng được sử dụng để trang trí nhà cửa thì nó là biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực của những người sống trong ngôi nhà đó.
Trong văn hóa Việt Nam chim Lạc là hình ảnh khởi thủy và dần được phát triển thành hình tượng Phượng Hoàng như ngày nay qua các thời kỳ phong kiến tượng trưng cho ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố thử thách, vươn lên với cao rộng như khát vọng muôn đời chinh phục bầu trời.
Ý nghĩa chim Phượng Hoàng trong một số nền văn hóa
Phượng Hoàng phương tây
Trong một số thần thoại phương Tây, Phượng hoàng (hay còn gọi là phoenix hay phoenix) là một loại chim lửa thần thánh và linh thiêng. Người Hy Lạp tin rằng, Phượng hoàng là biểu tượng của Thần Mặt Trời Apollo. Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ, Phượng Hoàng có nghĩa là “màu đỏ”. Người Hy Lạp coi Phượng Hoàng là biểu tượng của niềm tin bất tử, sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ.
Người Ai Cập xác định Phượng Hoàng là một loại chim giống như cò hay diệc, gọi là Bennu. Nó được biết đến từ “Sách về người chết” và các văn bản Ai Cập cổ đại khác như là một trong các biểu tượng thần thánh để thờ phụng tại Heliopolis, gắn liền thần Mặt Trời trong thần thoại Ai Cập là Thần Ra.
Phượng Hoàng là loài chim chúa xuất hiện trong cuốn kinh Vệ Đà (Rig Veda) của người Hindu.
Phượng hoàng được mô tả như 1 loài chim có lông vũ óng ánh. Có thể có các màu sắc như: đỏ tía, vàng sắc đỏ,… và đôi khi có quầng lửa bao quanh. Đặc biệt, tiếng hót của nó có thể khiến kẻ khác bị mê hoặc. Đuôi của phượng hoàng có 4 nhánh dài – đại diện cho các hướng và gần giống như đuôi công. Ngoài ra, đuôi của nó còn có nhiều sợi lông nhỏ xung quanh và tăng lên sau mỗi đêm.
Phượng Hoàng theo thần thoại Trung Quốc
Trong thần thoại Trung Quốc, Phượng Hoàng là biểu tượng của ân sủng, là linh vật thứ hai chỉ sau Rồng. Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm. Thông thường trong các miếng ngọc và trên các vật tổ may mắn.
Chim Phượng Hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật: đầu là bầu trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).
Phượng Hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh, duyên dáng, thanh tao và biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Phượng Hoàng trong thần thoại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, cùng với mặt trời, chim phượng hoàng là một trong những biểu tượng của đế quốc Nhật Bản. Trong những thiết kế của Phượng Hoàng của Nhật Bản thường kết hợp với Rồng. Nó tượng trưng cho âm và dương, sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của phụ nữ và nam giới. Phượng Hoàng được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm, hay được thêu trên Kimono.
Ý Nghĩa Phượng Hoàng Trong Phong Thủy
Loài chim huyền thoại bất tử
Truyền thuyết kể về một loài chim Thần, là một loài chim khổng lồ rất giống với đại bàng hay chim công, tỏa màu sắc sặc sỡ màu đỏ, tím và vàng. Phượng Hoàng huyền thoại có liên hệ với biểu tượng mặt trời mọc và lửa. Nó được bao bọc bởi một vầng hào quang tỏa sáng lộng lẫy trên bầu trời. Cặp mắt của nó màu xanh dương và sáng như ngọc bích.
Khi chuẩn bị kết thúc cuộc đời, nó tự tạo giàn thiêu từ những cọng quế và gỗ thơm, để ngọn lửa bùng lên bao phủ lấy bản thân. Rồi từ đống tro tàn, một con Phượng Hoàng màu lửa vàng rực mới sẽ trỗi dậy, hồi sinh trong một chu kỳ sống mới.
Con Phượng Hoàng mới ướp tro của Phượng hoàng cũ trong quả trứng làm từ nhựa thơm và đem nó tới thành phố Heliopolis cổ đại của Ai Cập (Heliopolis – thành phố mặt trời trong tiếng Hy Lạp). Chính sự bất tử và tái sinh kỳ lạ mang màu sắc thần thánh đó mà Phượng Hoàng Lửa trở thành biểu tượng bất hủ xuyên suốt mang nền văn hóa từ Đông sang Tây. Ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy chính là sự bất tử.
Chim Phượng hoàng là biểu tượng của cái đẹp và quyền quý
Dù trong nền văn hóa nào thì hình ảnh Phượng Hoàng cũng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Nó là kết tinh của vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài khác nhau. Phượng hoàng là biểu tượng của hoàng gia và quyền quý cũng như đức hạnh, duyên dáng và tao nhã của những người phụ nữ truyền thống.
Phượng có năm màu sắc tượng trưng cho năm đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và lòng khoan dung. Phượng hoàng xuất hiện là báo hiệu điềm tốt lành, đó là lúc xã hội thái bình có thánh nhân hoặc hiền triết xuất hiện, hoặc có vua hiền sáng suốt, lấy đức trị dân và dân chúng thuần phục.
Biểu tượng cho mối liên hệ giữa người và thần
Một số truyền thuyết mô tả cơ thể của chim Phượng Hoàng tương ứng với các thiên thể. Đầu của nó là bầu trời, mắt của nó mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất và đuôi là các hành tinh. Chính vì lẽ đó, Phượng hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới người và thần.
Từ việc kiến tạo vũ trụ và tỏa sáng các phẩm chất cao quý. Phượng hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới con người và thần. Phượng hoàng là biểu tượng của đạo đức tốt đẹp, sự thông thái và trí tuệ. Đó là những phẩm chất được Thượng đế ban cho con người.
Từ khóa » Hoa Văn Phượng Hoàng
-
Hoa Văn Chim Phụng - Họa Tiết Chim Phụng Trong Phong Thủy
-
Phượng Hoàng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoa Văn - Đại Việt Cổ Phong
-
Hoa Văn Đại Việt - CHIM PHƯỢNG CỦA VIỆT NAM TRÔNG NHƯ ...
-
Hình Xăm Phượng Hoàng Hoa Văn đẹp
-
Hình Tượng Chim Phượng Trong Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam
-
Phượng Hoàng Trong Văn Hóa Việt | Circle Group
-
Phượng Hoàng: Từ Truyền Thuyết Tới ý Nghĩa Phong Thủy
-
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Phượng Hoàng Trong Phong ... - Gió Decor
-
Truyền Thuyết Về Phụng Hoàng - GocPhongThuy.Net
-
CHIM PHƯỢNG HOÀNG - NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
-
Truyền Thuyết Về Phượng Hoàng: Hiện Thân Của đạo đức Và Sự ...
-
Truyền Thuyết Về Phượng Hoàng: Loài Chim Mang Theo Ngũ đức