Nguồn Gốc ý Nghĩa Của Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Trong Văn Hóa Việt
Có thể bạn quan tâm
Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ khát vọng của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là nét đẹp trong văn hóa tâm linh thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu - một tập tục phổ biến mang đậm chất bản địa tồn tại cùng chiều dài lịch sự dân tộc, thông qua bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm 36+ bộđồ thờ cúng đẹp chất lượng phù hợp với mọi nhà
Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều tín ngưỡng dân gian phổ biến tại Việt Nam, có lịch sử lâu đời và giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Cho tới nay, thời gian xuất hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta vẫn còn là một dấu hỏi lớn, chưa có câu trả lời chính xác, nhưng nhiều ý kiến cho rằng tín ngưỡng này đã xuất hiện từ những buổi đầu hồng hoang, có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người vợ người mẹ giữ vị trí quan trọng trong gia đình hay ít nhất là từ lúc người Việt tiến hành khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Thờ Mẫu trong văn hóa Việt
Thờ Mẫu là tập tục thờ cúng các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại diện cho thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… bởi trong quá trình mưu sinh tìm nguồn sống, con người luôn phải dựa vào thiên nhiên, đất trời vì vậy họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, với mong muốn Mẫu sẽ bảo trợ và che chở cho cuộc sống của họ được bình an, no ấm. Do đó, tín ngưỡng thờ Mẫu lúc này chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng các vị nữ thần được cho là có khả năng siêu phàm, có thể điều khiển được các hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật nhằm bảo trợ và che chở cho sự sống của con người.
>> Xem thêm Tam Tòa Thánh Mẫu - Niềm tin tín ngưỡng của người Việt
Theo thời gian, khái niệm Mẫu ngày càng được mở rộng bao hàm cả các nữ anh hùng, hoàng hậu, công chúa, hay bà tổ cô của dòng họ, bà tổ nghề của một làng nghề…. Còn trong dân gian Mẫu còn là những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ, khi sống tài giỏi, có công với nước, với dân, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh. Những nhân vật này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của thánh Mẫu. Họ là những vị thần vừa có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung bảo hộ và che chở, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.
Tín ngưỡng thờ mẫu
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ) rồi đến Tứ Phủ có thêm Địa Phủ. Vào khoảng thế kỷ XVI, bên cạnh nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ trước, vừa là mong muốn khát vọng của quần chúng nhân dân, đạo Mẫu của Việt Nam có thêm sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo quan niệm dân gian, bà là tiên nữ giáng trần, sau đó quy y Phật giáo và được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ”, hay hóa thân của Mẫu Thượng Thiên - con gái Ngọc Hoàng thượng đế. Chính sự xuất hiện của Bà đã khiến cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ ở nước ta càng phát triển mạnh và nâng lên một trình độ cao hơn, toàn diện hơn.
>> Xem thêm Tam Phủ công đồng Tứ Phủ vạn linh trong văn hóa tâm linh
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét sinh hoạt có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh người dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cho đến ngày nay nó vẫn còn nguyên trong mình những giá trị sâu sắc.
Tín ngưỡng Thờ Mẫu - Phát huy tinh thần Việt
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dan gian, đậm bản chất bản địa và chứa đựng những giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm. Cột mốc đánh dấu sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam phải kể đến sự xuất hiện của mẹ Âu Cơ cùng với Lạc Long Quân sinh ra bọc “trăm trứng”. Truyền thuyết này nhằm tôn vinh người mẹ đối với vấn đề đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho cả cộng đồng người Việt phải đoàn kết gắn bó mới tồn tại và phát triển được.
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ mẫu
Trong suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc hay trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những giá trị trong truyền thống thờ Mẫu nói riêng và các tín ngưỡng văn hóa nói chung vẫn không ngừng được hun đúc trở thành sức mạnh đoàn kết to lớn ở phương diện văn hóa tinh thần của dân tộc giúp dân ta đoàn kết chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền.
Thờ Mẫu - Tôn vinh vai trò của người phụ nữ Việt
Nếu như trước kia Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của hệ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo thì ngày nay với sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu đã khiến những quan niệm cổ hủ đó ngày một mất đi, đời sống con người tiến bộ hơn rất nhiều.
Chúng ta sao có thể quên đi hình ảnh Mẹ Việt Nam - biểu tượng sáng ngời minh chứng cho sự tôn vinh người phụ nữ anh hùng gạt nước mắt, nén đau thương cùng chi viên cho bộ đội thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay hành động tôn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng chính là tiếp nối truyền thống phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu và hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc.
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ mẫu
>> Xem thêm Người có căn âm là gì? Người được định sẵn căn cao số nặng
Thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của con người
Sức mạnh và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu chính là thỏa mãn đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người về sức khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn… hướng con người ta đến với lòng từ bi bác ái, là nền tảng của đạo đức xã hội, nguyên tắc ứng xử giữa người với người.
Thông qua các nghi lễ hầu đồng và các yếu tố dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian,... đặc biệt tính tương tác cao giữa người thực hành nghi lễ - thầy đồng và những người dự hầu để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng gửi đến với thần linh những đấng tối cao.
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ mẫu
Với những giá trị độc đáo và nổi bật, ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại Thủ đô Addis Ababa (Ethiopia), Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu của Việt Nam đã giúp quý vị độc giả có thêm những kiến thức bổ ích. Nếu quý vị có nhu cầu mua đồ thờ cúng, đồ đồng phong thủy, tượng đồng, trống đồng, tranh đồng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0967.23.7777 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất. Rất sẵn lòng chia sẻ và phục vụ quý độc giả, hẹn gặp lại tại các chủ đề thú vị tiếp theo!
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>> 100+ bộđồ thờ cúng bằng đồng đẹp, chất lượng với giá tốt nhất hiện nay tại Đồ Đồng Dung Quang Hà
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: ducdongqh@gmail.com
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-
Từ khóa » Tín Ngưỡng Thơ Mẫu
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Tồn Nét đẹp Văn Hóa Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Trong đời Sống Tinh Thần Của Người Việt Nam
-
Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ Thế Nào Là Chuẩn?
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Trong Dòng Chảy Văn Hóa Việt | PTTH Thanh Hóa
-
Bảo Tồn Nét đẹp Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
-
Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ Của Người Việt Trở Thành ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Qua Góc Nhìn Văn Hóa
-
Tìm Hiểu Và Nhận Diện Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tại Đà Nẵng
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ Nơi Lưu Giữ Bản Sắc Văn Hóa, Lịch Sử ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ | Vietnam+ (VietnamPlus)
-
Vai Trò Của Tín Ngưỡng Thờ Mẫu đối Với “an Ninh Tinh Thần” Của Người ...
-
Bảo Tồn Nét đẹp Văn Hóa Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu