Nguồn Gốc ý Nghĩa Từ Cát-xê - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
  • Trang nhất
  • Theo dòng lịch sử
  • ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
  • Chân dung
  • Đô thị Hòa Lạc
  • Hình ảnh
  • Video
  • Văn hóa
  • Sinh viên
  • Phiên bản in - PDF
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học Văn học Lăng kính sinh viên Giảng đường - Cuộc sống Blog' SV Nhịp cầu bè bạn Nhịp sống trẻ
02:44:59 Ngày 23/11/2024 GMT+7
Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
>>>> Bản tin số 266 (pdf) >>>> Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê (pdf) Vào Google mấy ngày gần đây mới thấy từ cát-xê (còn được viết là cát-sê, cát sê, cát xê, cátsê, cátxê...) xuất hiện quá nhiều trên báo chí. Cư dân mạng thi nhau bàn tán, rất sôi nổi về chuyện cát-xê và cách ứng xử của những người liên quan. Nguyên do là từ tuyên bố của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trong một buổi họp báo, ông đã quyết định không mời mấy ca sĩ tham gia chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ Cuộc thi Pháo hoa quốc tế năm 2013 (tại Đà Nẵng) theo dự định với lí do "đòi tiền cát-xê quá cao". Cát-xê là phiên cách đọc của một từ tiếng Pháp: cachet, có nghĩa là “tiền thù lao”. Thông thường trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật (ca nhạc, tạp kĩ...), ban tổ chức phải tính đến các chi phí, trong đó có tiền chi trả, bồi dưỡng cho những nghệ sĩ tham gia. Ngày xưa, ở các nước phương Tây, chẳng hạn Pháp, khi vấn đề tài chính còn khó khăn và cũng chưa gay gắt như bây giờ, các nghệ sĩ thường được mời một bữa ăn thịnh soạn, hoặc trong khi biểu diễn, mỗi khi xong các tiết mục, họ được phát cho các viên thuốc bổ dưỡng, gọi là cachet (viên trứng nhện, một loại thuốc con nhộng) để họ ngậm cho mau lại sức. Hoạ hoằn mới có lúc các nghệ sĩ nhận tiền "phong bao". Sau này cachet được sử dụng để chỉ “tiền thù lao chi phí cho các nghệ sĩ biểu diễn”. Người Anh hay dùng các từ honorary, fee để thay cho “cachet” tiếng Pháp, mặc dù khá nhiều nước (cũng như nước ta) đã du nhập từ cachet vào kho từ vựng nước mình. Vấn đề rõ ràng như thế nhưng tại sao người Việt ta hiện nay lại không dùng “tiền thù lao” (cho thuần Việt) mà cứ thích dùng cachet? Trước hết, cachet dùng chỉ một khoản tiền chi trả, bồi dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt (người mẫu, diễn viên, ca sĩ...) trong ngành công nghiệp giải trí (điện ảnh, sân khấu, ca nhạc, thời trang,...). "Tiền thù lao" có nghĩa chung và rộng hơn (bất luận việc gì ta nhờ vả, thuê mướn đều phải trả thù lao theo thỏa thuận). Thứ hai, dường như với nhiều người, nhất là báo chí ở ta thích dùng một từ ngoại lai, mới lạ, cho ấn tượng khi diễn đạt. Chẳng hạn chúng ta thích dùng sô (show) thay cho “suất diễn”, lai-vơ sô (liveshow) thay cho “chương trình biểu diễn trực tiếp" (thường dành cho một cá nhân nào đó), hot thay cho “nóng”, em-xi (MC: master of ceremony) thay cho “người dẫn chương trình”, các vi-dit (carte de visite) thay cho “tấm danh thiếp”... Hiện tượng Anh hoá, Pháp hoá một số từ Việt đang là một xu hướng khá thông dụng, mà khi nó đã trở thành thói quen rồi thì việc sửa không phải dễ. Hơn nữa, chúng ta cũng phải chấp nhận một điều, từ, ngữ dùng để biểu thị một khái niệm, một sở chỉ (thực thể trong thế giới hiện thực được chỉ ra bằng một sự diễn đạt ngôn từ) không nhất nhất lúc nào cũng chỉ có một. Một sở chỉ có thể có hai hay nhiều biến thể biểu hiện (ví dụ từ ăn có: ăn, xơi, chén, tọng, hốc..., từ chết có: chết, tạ thế, từ trần, mất, thiệt mạng, toi, ngoẻo...) tùy theo từng ngữ cảnh phong cách. Trong các biến thể nội tại, có các biến thể ngoại lai. Với biến thể là tiếng nước ngoài, hoặc có nghĩa tương đương, hoặc là chỉ gần nghĩa hoặc mang một nét nghĩa nào đó (ví dụ, marketing không chỉ có nghĩa là “tiếp thị”, mini không chỉ là “nhỏ”, file không hẳn là “tệp (dữ liệu)”, play-off không hẳn là "trận quyết định",...). Vì vậy, đôi khi, trong các bối cảnh giao tiếp cần thiết, người ta có thể dùng một biến thể ngoại lai để không gây hiểu sai với nghĩa đúng của từ đang dùng. Và nhiều khi, cũng để cho ngắn gọn hơn (từ MC chẳng hạn, dịch sang Việt là "người dẫn chương trình" là hơi dài). Cũng phải nói thêm rằng, từ cachet (cát-xê) đang mở rộng phạm vi sử dụng trong tiếng Việt. Người ta có thể dùng cát-xê cho nhiều hoạt động khác (ngoài biểu diễn nghệ thuật). Ví dụ, chúng ta vẫn nói: “Anh ta thích dạy tại chức vì tiền cát-xê cao ngất ngưởng”; “Nói chơi chơi mấy buổi ở hội nghị mà phong bì cát-xê dày lắm đấy!”; “Bà ấy là môi giới cho mấy ông nhà đất, cát-xê mỗi lẫn trúng quả cứ gọi là tiêu mệt nghỉ”, v.v. Dùng như vậy, cát-xê đã trở về nghĩa chung là “tiền thù lao, tiền bồi dưỡng”.
Phạm Văn Tình - Bản tin số 266 – VNU Media
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Không có bài nào mới hơn !
Các bài cũ hơn
  • Tình yêu vĩnh cửu của Aniolie Ela Menon (10/05/2012)
  • Con rắn và nỗi khát khao đổi đời (10/05/2012)
  • Người 65 năm làm nghề đánh giầy (08/05/2012)
  • Tả tơi văn hoá lễ hội (04/08/2011)
  • Nguyễn Bính: đắm mình trong tình quê (13/06/2011)
  • Vô tình làm Liền anh Quan họ (13/06/2011)
  • Lê Thu: Tập tạ để… chơi ghi ta (13/06/2011)
  • Miên man món rêu suối (13/06/2011)
  • Phải khác người mới tồn tại được (13/06/2011)
  • Con chữ bị vùi trong rác (13/06/2011)
Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF
Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
  • 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
  • Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
  • Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
  • Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
  • Có chí thì nên
  • Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » Cát Xê Nghĩa Là Gì