Nguồn Nước Bị Nhiễm Chì Và Biện Pháp Xử Lý

Chì (Pb) là kim loại rất độc có trong tự nhiên nó có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rỏ nguồn nước nhiễm chì gì? cách nhận biết nguồn nước nhiễm chì và cách xử lý nước nhiễm chì trước khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe của mình. Cùng TABICO tìm hiểu nhé.

nước bị nhiễm chì và cách xử lý

1. Tìm hiểu về nguồn nước nhiễm chì

Nước nhiễm chì là nguồn nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng chì vượt quá giới hạn an toàn được đặt ra cho sức khỏe con người và môi trường.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đánh giá rằng nước bị ô nhiễm chì khi hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép là 0.015 mg/lít. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng mức chỉ số này vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe con người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mức hàm lượng chì trong nước nên không vượt quá 0.01 mg/lít.

Và ở nước ta, Bộ Y Tế giới hạn hàm lượng chì cho phép trong nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT là 0,01mg/l.

Chì có thể xuất hiện trong nước do nhiều nguyên nhân, bao gồm quá trình khai thác và sản xuất kim loại, sử dụng chất làm kín đường ống, chất xúc tác trong quá trình sản xuất hóa chất, và nhiều nguồn khác.

nguyên nhân nước nhiễm chì

nguyên nhân nước nhiễm chì.

2. Cách nhận biết nước nhiễm chì

Chì là kim loại không mùi, không vị nên không thể nhận biết bằng cảm quan hoặc nhìn bằng mắt. Đo đó để biết trong nguồn nước sử dụng có chứa chì hay không phải tiến hành xét nghiệm. Nếu chúng ta nghi ngờ nguồn nước đang sử dụng bị nhiễm chì thì có thể xét nghiệm tại các Trung tâm xét nghiệm lớn như viện Pastuer,..

3.Tác hại của chì đến sức khỏe con người

Chì là một kim loại độc hại cho sức khỏe con người. Nó có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ thống thận và xương. Dưới đây là một số ảnh hưởng của chì đến sức khỏe con người:

  • Tác động đến hệ thần kinh: Chì có thể làm giảm sự hoạt động của hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và mất trí nhớ.
  • Tác động đến hệ tiêu hóa: Chì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy
  • Tác động đến hệ thống thận: Chì có thể gây ra các vấn đề về chức năng thận, gây ra các triệu chứng như đau lưng, tiểu buốt và tiểu rắt.
  • Tác động đến xương: Chì có thể gây ra suy dinh dưỡng và rối loạn tăng trưởng, đặc biệt là đối với trẻ em. Nó có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể, gây ra chứng thiếu canxi và các vấn đề về xương khác.
  • Tác động đến hệ miễn dịch: Chì có thể làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác.

tác hại của nước nhiễm chì đến sức khỏe con người

Tác hại của nước nhiễm chì đến sức khỏe con người.

Việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm chì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy việc loại bỏ chì ra khỏi nguồn nước là việc làm rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

4. Cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả

Cách xử lý nguồn nước bị nhiễm chì đơn giản, hiệu quả nhất chính là sử dụng máy lọc nước tinh khiết RO. Các dòng máy lọc nước Ro hiện nay sử dụng màng lọc Ro - màng lọc thẩm thấu ngược, có khả năng loại bỏ tới 99.9% vi khuẩn, vi rút, kim loại nặng trong đó có cả chì. Tất cả phân tử độc hại đều bị giữ lại và thải ra ngoài qua đường nước thải. Các phân tử nước có kích thước nhỏ hơn hơn lọt qua được màng lọc. Do đó nước sau lọc sạch hoàn toàn chì và các tạp chất, hoàn toàn tinh khiết và uống trực tiếp mà không cần đun nấu.

màng lọc RO loại bỏ hoàn toàn chì

màng lọc RO loại bỏ hoàn toàn chì.

5. Phòng bệnh

Ngoài cách xử lý nước bị nhiễm chì trên chúng ta có thể áp dụng những biện pháp khác để giúp phòng tránh:

  • Loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ gây nhiễm độc chì trong cuộc sống hàng ngày như sơn có chì, đồ chơi có chì…
  • Giữ vệ sinh môi trường, đặc biệt ở nhà và trường học, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ (đặc biệt rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng). Trẻ em ở nơi có ô nhiễm chì bên cạnh việc xử lý môi trường cần chú ý thường xuyên cung cấp đủ các chất khoáng cần thiết như canxi, sắt, kẽm, ma giê…
  • Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, đặc biệt với các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm độc chì cần đảm bảo môi trường và an toàn lao động, tránh gây ô nhiễm, kiểm tra sức khỏe (gồm xét nghiệm chì trong máu) định kì.

​>> Tham khảo thêm: Nước nhiễm phèn là gì? nguyên nhân,tác hại và cách xử lý

Từ khóa » Nguồn Nước Bị Nhiễm Chì