Ngưu Bàng Tươi - Công Dụng Và Cách Sử Dụng - Kho Thực Dưỡng
Có thể bạn quan tâm
Mô tả
Ngưu bàng tươi hay ngưu báng tươi là thực phẩm có tính DƯƠNG. Rất tốt cho người mắc bệnh ÂM như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, suy giảm chức năng thận, đục thủy tinh thể.
Ngưu bàng khô được sử dụng để nấu lấy nước uống hàng ngày như một loại trà. Trà ngưu bàng có công dụng như một nhà máy lọc máu. Giúp cơ thể thải độc, cải thiện chức năng gan thận.
Ngưu bàng tươi có thể chế biến thành các món ăn như gỏi, xào, tekka, hầm, nấu canh dưỡng sinh. Ngưu bàng có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe như:
-
-
- Cung cấp các chất dinh dưỡng, vi chất, chất sắt, chất xơ cần thiết cho cơ thể.
- Giảm cholesterol trong máu.
- Giảm mỡ. Rất thích hợp sử dụng trong thực đơn giảm cân.
- Tiêu độc, giải độc, lợi tiểu.
- Có tác động tích cực đối với người bị tiểu đường.
- Hỗ trợ phòng ngừa các căn bệnh ung thư.
- Giúp cơ thể khỏe hơn, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng.
- Giúp tim hoạt động tốt hơn.
- Cải thiện hệ thống tiêu hóa rất tốt.
-
Tác dụng của ngưu bàng tươi
Cây ngưu bàng đã từng là cây thuốc được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ. Nó được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Tinh dầu chiết từ rễ ngưu bàng khá phổ biến tại châu Âu.
-
-
- Tinh dầu ngưu bàng có trong các loại thuốc điều trị trên da đầu như làm cho tóc bóng và khỏe hơn. Nó cũng được dùng để chống ngứa và gàu trên đầu.
- Các nghiên cứu hiện đại cho thấy tinh dầu từ rễ ngưu bảng chứa nhiều các phytosterol và các axit béo (bao gồm cả các EFA chuỗi dài rất hiếm). Đây là các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì da đầu khỏe mạnh và tăng cường sự phát triển tự nhiên của tóc.
- Ngưu bàng tươi thường được sử dụng để làm nguyên liệu nấu các món ăn bổ dưỡng. Ngày nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm thực phẩm ăn liền có chứa thành phần củ ngưu bàng. Thực phẩm từ ngưu bàng có ở dạng nước uống, thức ăn đóng hộp hoặc canh soup dưỡng sinh…. Các sản phẩm này cũng được xem như thực phẩm chức năng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.
-
Dược tính của ngưu bàng
- Có rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng. Trong đó có những tác dụng như lợi tiểu, hạ nhiệt, hạ đường huyết, kháng sinh, chống u bướu.
- Ngoài ra, củ ngưu bàng còn có chất chống oxy hoá (antioxidant) nên ngưu bàng cũng có khả năng ngăn ngừa được chứng ung thư.
- Hạ thấp cholesterol trong máu.
- Ngưu bàng có tác dụng làm tan sỏi thận và có tác dụng chống ung bướu.
- Trà ngưu bàng khô còn giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi khả năng sau khi bị tai biến mạch máu não,
- Ngưu bàng là một trong những loại nguyên liệu quan trọng của phương pháp Thực Dưỡng vì nó tạo KIỀM DƯƠNG. Một dạng năng lượng rất quý cho người bệnh và người dư a xít…
- Ngưu bàng được người Nhật dùng hằng ngày như một loại thuốc, một loại rau cao cấp.
Cách dùng Ngưu bàng khô và tươi
Cách sử dụng trà ngưu bàng khô
Cho từ 10-20 gram ngưu bàng khô vào đun với 1 lít nước. Đun sôi vặn nhỏ lửa trong 10 phút. Lấy nước uống hằng ngày như uống trà. Có thể uống thay cho nước lọc.
Cách chế biến ngưu bàng tươi
Khi chưa sử dụng, cần phải bảo quản cây ngưu bàng tươi để không bị ảnh hưởng tới chất lượng. Cách bảo quản củ ngưu bàng tươi tốt nhất là để nguyên đất bám trên rễ cho đến khi mang đi chế biến.
Khi chế biến cây ngưu bàng, rửa sạch nhẹ nhàng. Vì lớp vỏ bên ngoài mềm, dễ ảnh hưởng tới lớp thịt bên trong.
Tùy theo món ăn mà có thể cắt khúc ngắn khoảng 3cm, hoặc bào mỏng hoặc chẻ sợi. Trong quá trình bào hoặc chẻ, cần ngâm trong nước muối hoặc chanh để ngưu bàng bớt đắng và không bị đổi màu.
Các món ăn chế biến từ Củ ngưu bàng tươi
- Các món gỏi, xào, hay nấu canh từ ngưu bàng tươi
- Nấu cháo ngưu bàng, hầm cùng với gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen. Món này rất bỗ dưỡng, thơm ngon, bồi bổ sức khỏe. Rất thích hợp cho người ăn chay trường hoặc chế độ thực dưỡng.
- Là thành phần chính để chế biến món tekka cùng với củ sen, củ cải, miso,…
- Có thể sấy khô hoặc áp chảo để làm chà bông ngưu bàng.
- Chế biến món canh dưỡng sinh: sự kết hợp giữa củ ngưu báng tươi cùng với nấm đông cô, cà rốt, củ cải trắng.
Món canh dưỡng sinh này có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Có công dụng hỗ trợ điều trị 1 số căn bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu,…..
Các tác dụng phụ của ngưu bàng
Cây ngưu bàng có thể gây ra phản ứng dị ứng và các tác dụng phụ khác. Những người nên tránh rễ cây ngưu bàng bao gồm:
-
-
- Phụ nữ đang mang thai, sắp mang thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em dưới 18 tuổi
- Người có tiền sử dị ứng với thảo dược, trừ khi có những khuyến nghị khác của bác sĩ
- Người dùng thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường hoặc thuốc làm loãng máu
-
Những người có tình trạng sức khỏe mãn tính nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng ngưu bàng.
Khothucduong cung cấp các sản phẩm thực dưỡng thân thiện với sức khỏe như:
– Ngưu bàng khô
– Ngưu bàng tươi
– Nấm đông cô Nhật
– Bột ngưu bàng
– Rau mầm
– Đông trùng hạ thảo
– Nấm Linh Chi
– Bào tử nấm Linh Chi
Xem cách nấu canh dưỡng sinh với ngưu bàng tươi tại đây
Hotline
0916 422 233
CSKH 0855 021 857
Email: [email protected]
Website: khothucduong.com
Cửa hàng: 23/2 Khiếu Năng Tĩnh, P. An Lạc A, Quận Bình Tân, TP. HCM
SX: HTX nông sản Thành Vinh, 36 Quốc lộ 3, Tiên Hội, Đông Anh, Hà Nội.
Từ khóa » Cây Ngưu Bàng Như Thế Nào
-
Trà Ngưu Bàng Có Tác Dụng Gì - Vinmec
-
Rễ Cây Ngưu Bàng - Hello Bacsi
-
Cây Ngưu Bàng Mọc ở đâu? Công Năng Và Cách Dùng - Gobo Farm
-
Cây Ngưu Bàng: Dược Liệu Chữa Bệnh Xương Khớp, Chống Viêm
-
Ngưu Bàng, Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ngưu Bàng Là Gì? Trị Bệnh Gì? Hình ảnh, Tác Dụng, địa Chỉ Mua
-
Cây Ngưu Bàng Là Gì, Có Tác Dụng Gì - AnnamShop
-
Ngưu Bàng Tử: Thực Hư Công Dụng Từ Loài Cây Xa Lạ
-
Củ Ngưu Bàng Có Tác Dụng Gì Và ăn Ngưu Bàng Chữa Bệnh Gì?
-
Rễ Cây Ngưu Bàng Và Những Thông Tin Thú Vị, Hữu ích - Medplus
-
Hướng Dẫn Cách Chế Biến Củ Ngưu Bàng Tươi Sao Cho Ngon
-
Rễ Cây Ngưu Bàng Là Gì? - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Cách Làm Món Kinpira Nhật Bản Từ Cây Ngưu Bàng | VTC - YouTube