Ngưu Tất Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu Ngưu Tất
Có thể bạn quan tâm
Ngưu tất là một loại dược liệu rất phổ biến và được nhiều người biết đến, trồng được ở cả miền núi, vùng trung du và đồng bằng, có tính ôn, vị hơi chua và đắng. Ngưu tất được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc cổ truyền chữa trị các bệnh viêm họng, suy thận, đau bụng kinh… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của loại dược liệu này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm tự nhiên của ngưu tất
- 2. Công dụng của ngưu tất
- 3. Một vài bài thuốc từ dược liệu ngưu tất
- 4. Hoạt huyết minh não khang có thành phần ngưu tất
- 5. Cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ ngưu tất để có hiệu quả tốt nhất?
1. Đặc điểm tự nhiên của ngưu tất
Cây ngưu tất còn có tên gọi khác là xuyên ngưu tất, bỏ xước hai răng… có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ dền, là một lọa cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ khoảng 60-110cm. Thân cây mọc thẳng, hướng lên trên có màu nâu tía, có 4 cạnh, nhiều đốt. Cây có nhiều cành, mọc chĩa ra 2 bên, lá có hình bầu dục, mọc đối xứng, mép lá có gợn sóng và bề mặt lá có phủ lớp lông mềm.
Đây là một loại cây ưa sáng, thích ẩm, mùa ra hoa từ tháng 5 đến tháng 9, hoa thường mọc xen kẽ giữa các lá hay ở đầu cành và mọc thành một bông dài khoảng 5cm. Hạt cây có hình bầu dục, bên trong chứa duy nhất một hạt.
Rễ cây được sử dụng để làm thuốc, có màu vàng tro, vị ngọt nhẹ, có thể được sử dụng ở dạng tươi, hoặc ngâm rượu rồi đem phơi thật khô bảo quản nơi khô ráo để sử dụng dần.
Trong rễ cây có chứa các thành phần như glucoza, muối kali, ecdysteron, hợp chất saponin dạng axit oleanolic, galactose… Riêng ngưu tất được trồng tại nước ta còn chứa rutin, acid caffeic…
Xem thêm: Những tác dụng bất ngờ của thục địa đối với cơ thể
2. Công dụng của ngưu tất
Theo y học cổ truyền, dược liệu ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, bổ thận, điều kinh, mạnh gân cốt, thường được sử dụng trong các bài thuốc trị đau bụng kinh, mụn nhọt, đau lưng, mỏi gối, bí tiểu…
Theo y học hiện đại, ngưu tất có các tác dụng sau:
- Tác dụng kháng viêm, chống viêm, giảm đau trong điều trị các bệnh lý về khớp như thấp khớp.
- Tác dụng làm giảm cholesterol trong máu.
- Tác dụng hạ huyết áp.
Liều dùng khuyến cáo từ 6-12g/ ngày ở dạng sắc thuốc, ngâm rượu hay bôi ngoài da.
3. Một vài bài thuốc từ dược liệu ngưu tất
Bài thuốc trị rong kinh: Chuẩn bị thang thuốc gồm 12g ngưu tất, 16g cỏ nhọ nồi, 12g bach truật,8g bán hạ chế, phục linh 8g, trần bì 8g, hương phụ 8g, đem sắc nước uống. Mỗi ngày uống một thang, dùng liên tiếp khoảng 2-3 tuần sẽ thấy các triệu chứng đỡ hẵn.
Bài thuốc trị chảy máu cam: Ngưu tất, tiên hạc thảo, huyết sư theo tỉ lệ bằng nhau, đem tán nhuyễn và trộn đề. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10g, uống đều trong vòng 10 ngày sẽ thấy tác dụng rõ ràng. Quế và sơn phù, trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế – 8g/ mỗi loại. Cho tất cả vào nồi, cho thêm 400ml nước, đun đến lúc thuốc cạn còn 100ml là được. Chia làm 2 lần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị chứng cao huyết áp, khó ngủ, hoa mắt chóng mặt, rối loạn tiền đình: Mỗi ngày sắc một thang để uống, gồm 2 loại dược liệu là ngưu tất và hạt muồng – mỗi loại 12g.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Chuẩn bị thang thuốc gồm ích mẫu, nghệ xanh, tử chế – mỗi vị 16g, ngưu tất, tô mộc, lá mần tưới, chỉ xác 12g/ mỗi loại. Sắc lấy nước uống, mỗi lần một thang. Mỗi tháng sử dụng từ 3-5 thang thuốc.
Bài thuốc trị hạ sốt: 30g ngưu tất, 30g đơn buốt. Mỗi ngày một thang, đem sắc lấy nước đặc, chia ra làm 3 lần uống.
Bài thuốc chữa phong thấp, đau lưng mỏi gối, khớp tay co quắp: Chuẩn bị 1.5 rượu trắng, ngưu tất 95g, sinh địa hoàng 95g và đậu đen 95g. Đem ngưu tất, sinh địa tán mịn, đậu đen đem rang chín. Sau đó cho tất cả vào nồi hấp chín, rồi lấy vải bọc kín đem ngâm rượu. Mỗi ngày, 2 lần trước bữa ăn uống khoảng 15-30ml rượu thuốc trên.
Xem thêm: Cao cà gai leo và hiệu quả mang lại cho điều trị bệnh gan
4. Hoạt huyết minh não khang có thành phần ngưu tất
Hoạt huyết minh não khang với sự kết hợp hài hòa từ 2 nhóm dược liệu hoàn toàn tự nhiên, gồm:
- Nhóm dược liệu hoạt huyết, bổ huyết gồm đương quy 200mg, ngưu tất 200mg, thục địa 100mg và 300mg ích mẫu.
- Nhóm dược liệu an thần, trị chứng mất ngủ, suy nhược gồm lạc tiên 100mg, táo nhân 50mg, tâm sen 50mg.
Mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần uống 3 viên Hoạt huyết minh não khang giúp bổ máu, hoạt huyết, tuần hoàn máu tốt hơn, đưa máu lưu thông tới các tứ chi, các bộ phận trên cơ thể giúp các chi hoạt động một cách tự nhiên, giảm các triệu chứng của suy tuần hoàn não như giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cải thiện chứng mất ngủ ở người già, tạo giấc ngủ sâu và ngon hơn cũng như có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Sản phẩm đã, đang dần khẳng định vị trí của mình trong phân khúc sản phẩm hoạt huyết, bổ não và đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên khắp cả nước.
5. Cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ ngưu tất để có hiệu quả tốt nhất?
Ngưu tất là vị thuốc bổ xương khớp rất công hiệu được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng loại dược liệu này cần lưu ý một số điểm sau để việc sử dụng an toàn, hiệu quả:
- Các vị thuốc từ dược liệu nói chung và ngưu tất nói riêng do các hoạt chất nằm sâu trong tế bào dược liệu nên phóng thích và cho tác dụng chậm nhưng kéo dài. Do đó, cần kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian để đánh giá được hiệu quả điều trị của bài thuốc.
- Theo chuyên gia, nam giới gặp phải các vấn đề sinh lý như di tinh, mộng tinh hay hoạt tinh thì không nên sử dụng ngưu tất vì có thể làm cho các tình trạng này trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
- Đối với phụ nữ thì không nên sử dụng Ngưu tất trong các thời kỳ sau: trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh bị băng huyết, trong kỳ hành kinh.
- Các thầy thuốc khuyến cáo không nên sử dụng vị thuốc Ngưu tất khi ăn thịt trâu vì có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá của cơ thể.
- Trong ngưu tất cũng có chứa nhiều thành phần có khả năng gây kích ứng, dị ứng với một số đối tượng. Do đó, trong quá trình sử dụng ngưu tất để chữa bệnh nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào như mề đay, mẩn ngứa, khó thở, chóng mặt thì không nên tiếp tục sử dụng. Nếu các triệu chứng này trở nặng thì nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời tình trạng dị ứng, sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một loại dược liệu khác an toàn hơn.
- Trong trường hợp bệnh nhân tiêu chảy do tỳ hư thì không nên sử dụng Ngưu tất.
- Nên lựa chọn mua dược liệu ở các cơ sở phân phối uy tín, tránh mua nhầm dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng mà tiền mất tật mang.
- Không tự ý thay đổi liều lượng của các bài thuốc hoặc tự ý bổ sung thêm các thành phần khác. Trong quá trình sử dụng Ngưu tất nếu có nhu cầu sử dụng thêm một loại thuốc khác thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi phối hợp.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của Ngưu tất, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Đăng Ký Tư Vấn
Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung tư vấn:
* Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn GửiXem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Công dụng đặc biệt của cây bạch quả đối với sức khỏe
Đương quy là dược liệu quý có tác dụng gì?
Tìm hiểu tác dụng của Bạch truật đối với các vấn đề về sức khỏe
Từ khóa » Cây Ngưu Tất Có Tác Dụng Gì
-
Ngưu Tất Có Tác Dụng Trị Bệnh Gì? - Vinmec
-
Công Dụng Trị Bệnh Của Rễ Ngưu Tất - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thuốc Từ Cây Ngưu Tất - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Ngưu Tất: Vị Thuốc Bổ Can Thận, Mạnh Gân Cốt
-
Ngưu Tất - Hello Bacsi
-
Ngưu Tất: Những Tác Dụng Trị Bệnh Của Vị Thuốc Quý
-
Ngưu Tất: Dược Liệu Giúp Bảo Vệ Sụn Khớp Hiệu Quả
-
Ngưu Tất - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Ngưu Tất - Thông Kinh, Cường Gân Cốt - Bệnh Viện Quận Gò Vấp
-
Những Tác Dụng Tuyệt Vời Của Cây Ngưu Tất đối Với Sức Khỏe
-
17 Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ngưu Tất Ghi Trong Sách Cổ
-
Ít Ai Biết Rằng Cây Ngưu Tất Là Vị Thuốc Có Rất Nhiều Tác Dụng Quý
-
Ngưu Tất, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Ngưu Tất
-
Cây Ngưu Tất - Dieutri.Vn