Nguy Cơ Và Những Trường Hợp Cấm Tuyệt đối Việc Xoa Bụng Bầu
Có thể bạn quan tâm
Những cú đạp của con trong bụng có lẽ chính là niềm an ủi, động viên lớn nhất đối với những bà mẹ mang thai. Và mỗi khi đặt tay lên bụng là mỗi lần mẹ lại cảm nhận được niềm hạnh phúc từ con nhất là khi con đáp phản ứng, giao lưu lại mẹ bằng những cú đạp. Khi bụng bầu ngày càng lớn, không chỉ có mẹ mà bát kể ai nhìn cũng muốn chạm vào và xoa xoa bụng bầu. Hành động tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con. Dưới đây là tất tần tật những gì mẹ bầu cần biết về việc xoa bụng bầu.
Nguy cơ tiềm ẩn khi xoa bụng bầu
1. Có thể ảnh hưởng tới ngôi thai
Vị trí thai ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dạ, sinh nở của mẹ. Trong giai đoạn đầu thai kì do nước ối còn nhiều nên bé có thể di duyển dễ dàng và thoải mái trong tử cung của mẹ. Bắt đấu bước sang tuần thứ 32 thì nước ối sẽ giảm dần do thai nhi phát triển nhanh hơn và khong gian trong tử cung cũng hẹp đi. Vì thế nên vị trí của thai cũng tương đối ổn định. Nên nếu giai doạn đầu thai kì việc sờ hay xoa bụng bầu cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đền vị trí của thai nhi nhưng khoảng 30-32 tuần thì việc sờ chạm vào thường xuyên có thể khiến bé thay đổi vị trí và không thể xoay lại vị trí thuận lợi để mẹ sinh thường như ban đầu.
2. Có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Tràng hoa quấn cổ (dây rốn quấn cổ) là hiện tượng khá phổ biến xảy ra khi bé nhào lộn hay thay đổi tư thế trong bụng mẹ. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1-2 vòng là hiện tượng bình thường, bé vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn. Nhưng nếu như xoa bụng thường xuyên nhất là trước 30 tuần thì có thể khiến bé bị dây rốn quẩn cổ nhiều vòng hơn và cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi khiến bé không nhận đủ dinh dưỡng có thể dẫn tới tình trạng nhẹ cân, thiếu máu. Nguy hiểm nhất là dây rốn co thắt chặt là 1 trong những nguyên nhân gây nghẽn mạch máu, có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.
3. Có thể gây sinh non
Từ tuần 34 trở đi, mẹ bầu sẽ có những trải nghiệm về các cơ n co thắt giả như một bước chuẩn bị cho cơn chuyển dạ thật. Và giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, tử cung của mẹ bầu nhạy cảm hơn nên việc xoa bụng bầu thường xuyên là không nên vì có thể kích thích cơn co tử cung gây đứt nhau thai, gây ra tình trạng sinh non.
>>>> Các mẹ ơi, đừng quên bổ sung sữa bầu trong suốt thai kỳ để thai nhi luôn khỏe mạnh mẹ nhé:
- Quà tặng Sữa bầu Morinaga vị Cafe Nhật (216g) 225.000₫ Xếp hạng: 96.000000% of 100 (143) 95 Mua ngay
- Quà tặng Sữa bầu Morinaga vị trà sữa (216g) 225.000₫ Xếp hạng: 99.000000% of 100 (141) 136 Mua ngay
- Quà tặng Sữa bầu Morinaga vị Trà Xanh (216g) 225.000₫ Xếp hạng: 96.000000% of 100 (158) 115 Mua ngay
- Quà tặng Sữa Bầu Matilia Vị Vani (Lốc 4 Hộp) 295.000₫ Xếp hạng: 100.000000% of 100 (109) 81 Mua ngay
- Quà tặng Sữa bầu cho mẹ Enfamama A+ Chocolate 830g 550.000₫ Xếp hạng: 90.000000% of 100 (220) 6 Mua ngay
- Quà tặng Sữa bầu Enfamama A+ Vanilla hộp 830g 550.000₫ Xếp hạng: 93.000000% of 100 (261) 20 Mua ngay
3 trường hợp cấm tuyệt đối việc xoa bụng bầu
1. Nhau tiền đạo
Những mẹ bầu thường thì banh nhau sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Nhưng những mẹ mà có ánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ cổ tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo.
Khi mẹ chuyển dạ thì thai nhi sẽ chui qua ống sinh ra ngoài, dây rốn nhau thia tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và oxy hỗ trợ thai nhi và chỉ tới khi em bé chào đời được 30 phút thì nhau thai mới hoàn toàn ngừng hoạt động. Trường hợp mẹ bị nhau tiền đạo thì khi chuyển dạ thai nhi khó xoay đầu chui ra ngoài, gây khó sinh. Ngoài ra mẹ bị mất máu dễ khiến suy thai. Vì thế nếu bị nhau tiền đạo, thì việc xoa bụng bầu là điều tuyệt đối cấm kỵ.
2. Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường
Nếu mẹ bầu cảm thấy bé cử động nhiều hơn bình thường thì cần đi khám bác sĩ ngay và cần tránh tuyệt đối việc sờ gay chạm bụng bởi có thể sẽ càng kích thích thai nhi cử động nhiều hơn, có thể khiến bé bị dây quấn cổ nhiều hơn và nguy cơ sinh non cũng rất cao.
3. Khi có dấu hiệu sinh non
Em bé chào đời vào khoang thời gian 28-37 tuần là bị coi là sinh non. Đặc điểm của các em bé sinh non là nhẹ cân và các cơ quan còn chưa hoàn thện hết,phổi và hệ hô hấp bị tổn thương nên sức đề kháng cũng kém hơn so với những em bé sinh đủ ngày đủ tháng.
Với những mẹ bầu có dấu hiệu sinh non hay có tiền sử sinh non, thai chết lưu, nạo phá thai thì cần nhớ không nên xoa hoặc chạm vào bụng bầu quá nhiều bởi hành động này có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
Hướng dấn mẹ bầu cách xoa bụng bầu đúng cách
Việc xoa bụng bầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì không thực hiện đúng cách. Xoa bụng bầu đúng chuẩn mang lại “lợi đơn lợi kép” cho cả mẹ và thai nhi, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé và giúp gắn kết, tăng tình cảm cho 2 mẹ con.
Hãy tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây để học cách xoa bụng đúng chuẩn nhất, an toàn và tốt cho con
1. Về thời gian
Trong 3 tháng đầu thai kì thì việc mát xa bụng bầu, xoa bụng hay vuốt thai thì chỉ được làm tối đa là 5 phút. Giai đoạn cuối thai kì thì chỉ thực hiện tối đa là 10 phút. Mẹ bầu nên thực hiện vào một thời điểm cố định trong ngày và thời gian lí tưởng nhất là 9 giờ tối để tránh ảnh hưởng tới “lịch sinh hoạt” của bé yêu trong bụng.
2. Về hướng vuốt thai
Thời gian dầu thai kì thì nên mát xa theo hướng vòng tròn để tránh sự chuyển dịch của thai nhi khi mát xa và tránh bị rối cuống rốn. Giai đoạn đầu thai kì trẻ thường nằm cố định nên mẹ cũng dễ nhận bết được đâu là đầu đâu là chân để mát xa cho bé từ dầu xuống chân.
3. Về mức độ
Trong suốt giai đoạn mang thai cần thực hiện vuốt ve nhẹ nhàng, không được mạnh tay hay dồn dập để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Từ khóa » Xoa Bụng Mạnh Khi Mang Thai
-
3 Thời điểm Này Mẹ Bầu Tuyệt đối Không Nên Xoa Bụng
-
Xoa Bụng Khi Mang Bầu Có Nên Hay Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bầu 3 Tháng đầu Có Nên Xoa Bụng? - Mediplus
-
Có Nên Xoa Bụng Nhiều Khi Mang Thai? - CIH
-
Hướng Dẫn Massage Bụng Bầu đúng Cách | Vinmec
-
Xoa Bụng Khi Mang Bầu: Sảy Thai - Tiền Phong
-
Xoa Bụng Khi Mang Thai Có ảnh Hưởng Gì Không? | TCI Hospital
-
4 Trường Hợp Mẹ Cần Tránh Xoa Bụng Bầu Kẻo ảnh Hưởng đến Con
-
Xoa Bóp Bụng Bầu Có An Toàn Không? - Hello Bacsi
-
Bầu 3 Tháng đầu Có Nên Xoa Bụng Không? Chăm Sóc Thai Nhi Chuẩn ...
-
Tại Sao Bà Bầu Không Nên Xoa Bụng - ZCARE
-
Xoa Bụng Bầu Có ảnh Hưởng Thai Nhi
-
Bà Bầu Xoa Bụng Có Sao Không Và Có Gây Hại Gì Cho Thai Nhi Không?
-
10 Thói Quen Của Bà Bầu Gây Hại Cho Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi