Nguy Cơ Xung đột Serbia - Kosovo: Lực Lượng Phản ứng Nhanh Của NATO Báo động

Tổng thống Serbia – ông Aleksandar Vucic – kêu gọi Kosovo và phương Tây tránh nguy cơ xảy ra xung đột, nhưng thề sẽ dùng vũ lực nếu người Serb ở Kosovo “bị đàn áp”.

Tổng thống Serbia – ông Aleksandar Vucic (ảnh: RT)

Tổng thống Serbia – ông Aleksandar Vucic (ảnh: RT)

“Kosovo muốn áp đặt lên người Serb ở đó những điều mà họ không có quyền áp đặt”, ông Vucic phát biểu hôm 31.7.

“Bầu không khí ngày càng căng thẳng và người Serb sẽ không phải chịu bất kỳ hành động tàn bạo nào nữa. Tôi đang yêu cầu người Albania tỉnh táo lại và người Serb không nên sa vào những hành động khiêu khích. Tôi cũng yêu cầu phương Tây, những nước đã công nhận độc lập của Kosovo, hãy chú ý đến luật pháp quốc tế và ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột”, ông Vucic nói.

Phát biểu của ông Vucic được đưa ra sau khi Kosovo (tỉnh ly khai có nhiều người Albania sinh sống ở Serbia) tuyên bố thi hành một đạo luật gây tranh cãi về việc yêu cầu người Serb sống tại đây phải thay biển số xe do Serbia cấp thành biển số Kosovo. Kosovo cũng có thể yêu cầu thay đổi các loại giấy tờ khác do Serbia cấp, ví dụ như căn cước công dân.

Albin Kurti – lãnh đạo chính quyền Kosovo – cho hay, việc thay đổi biển số Serbia cấp là thực thi “luật pháp và công lý” cho mọi công dân. Ông Kurti khẳng định không có sự phân biện đối xử trong áp dụng luật pháp ở Kosovo.

Tuy nhiên, Tổng thống Serbia cáo buộc, ông Kurti (người gốc Albania) là người có tinh thần chủ nghĩa dân tộc sâu sắc và đề cao người Albania.

Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế do NATO lãnh đạo ở Kosovo (KFOR) được đặt trong tình trạng báo động cao và được cho là xuất hiện ở thành phố Kosovska Mitrovica (miền Bắc Kosovo) hôm 31.7. Kosovska Mitrovica là nơi tập trung nhiều người Serb sinh sống ở Kosovo.

“Chúng tôi sẵn sàng can thiệp nếu sự ổn định bị đe dọa”, KFOR tuyên bố hôm 31.7.

Theo RT, khoảng 30 – 40 phương tiện quân sự của KFOR được điều tới biên giới Kosovo và Serbia.

“Chúng tôi sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giữ an ninh và an toàn ở Kosovo, phù hợp với nhiệm vụ mà Liên hợp quốc giao phó”, KFOR cho hay.

Lực lượng KFOR do NATO dẫn đầu ở Kosovo (ảnh: RT)

Lực lượng KFOR do NATO dẫn đầu ở Kosovo (ảnh: RT)

Người Serb ở Kosovska Mitrovica đã dựng rào chắn trên một số con đường trong thành phố. Ít nhất một người Serb được thông báo là bị cảnh sát Kosovo đánh đập và phải nhập viện.

Ngày 24.3.1999, bất chấp việc không được sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, NATO mở chiến dịch không kích quân đội Serbia để ủng hộ tỉnh Kosovo ly khai. Đây cũng là lần đầu tiên NATO tấn công một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu.

Sức ép quân sự của NATO buộc quân đội Serbia phải rút khỏi Kosovo. Ngày 17.2.2008, Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia. Quyết định của Kosovo nhận được sự ủng hộ của 117/193 nước thành viên Liên Hợp Quốc. Đến nay, NATO vẫn duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo.

Nguồn: [Link nguồn]

4 cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của NATO kể từ khi thành lập 4 cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của NATO kể từ khi thành lập

Hơn 70 năm trước, từ đống tro tàn của Thế chiến II, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời và ngày càng đi quá xa so với mục đích phòng thủ ban đầu.

Bấm xem >>

Từ khóa » Thế Giới 24h Tin Nóng