Nguy Hại Từ Việc Cai Sữa Không đúng Cách - PLO
Có thể bạn quan tâm
Cách đây không lâu, chị Nh. ở Hà Nội thấy ngực bị cương cứng và đau tức nên đã mua thuốc aspirin về uống với mục đích làm tắt sữa. Uống thuốc được vài hôm chị bị xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đại tiện phân có màu đen và phải nhập viện để cấp cứu. Bác sĩ kết luận chị bị ngộ độc aspirin do dùng thuốc quá liều lượng. Điều này cho thấy nhiều người vẫn tự ý cai sữa bằng nhiều cách khác nhau.
Bôi thuốc dọa con
Hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn duy trì cách cai sữa cho bé bằng các phương pháp dân gian như bôi dầu gió xanh, bôi lọ nồi, bôi các loại thuốc có vị đắng, cay hoặc dán băng dính… Những phương pháp này cốt yếu làm cho trẻ có cảm giác sợ khi tiếp xúc với bầu vú của mẹ để trẻ bỏ bú.
Khi cai sữa cho con, chị H. ở Đồng Nai được mẹ chồng đưa cho một loại thuốc có màu đen bảo thoa lên núm vú. Cả chị và mẹ chồng chị đều không hề biết chất màu đen đó là gì, chỉ nghe hàng xóm nói “bôi vào sẽ bỏ bú ngay” nên bắt chước làm theo. Thuốc không rõ thành phần, bởi vậy để giải thích nguồn gốc của thuốc, có người còn gọi là thuốc “mắc cỡ” - bôi vào thì em bé sẽ mắc cỡ mà không đòi bú nữa.
Với những kiểu bôi, xức thuốc lung tung như trên, cử nhân Lữ Thị Trúc Mai, Trưởng phòng Điều dưỡng - BV Hùng Vương, TP.HCM, khuyến cáo: “Các bà mẹ khi cai sữa cho con không nên dùng các loại dầu hoặc thuốc bôi không rõ nguồn gốc để bôi lên bầu vú vì những chất này chúng ta không biết rõ thành phần. Những chất đó có thể gây dị ứng da của người mẹ và em bé. Chưa kể, nếu bé nuốt phải những hóa chất không phù hợp sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, gây nguy hiểm cho bé”.
Trẻ sẽ bị sốc và biếng ăn khi người mẹ ngưng cho con bú đột ngột để cai sữa. (Ảnh minh họa)
Mẹ uống thuốc tiêu sữa
Hiện đại hơn, nhiều phụ nữ muốn tắt sữa nhanh đã tự ý mua thuốc uống. Tuy nhiên, do không có sự hướng dẫn của bác sĩ nên dẫn tới tắc tuyến sữa, gây viêm, sưng đầu vú hoặc bị áp-xe vú. Loại thuốc làm tắt sữa thực chất là nội tiết tố của buồng trứng hoặc nội tiết tố của tuyến yên, đều có tác dụng giảm quá trình tiết sữa. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc này cho những người mẹ mới sinh nhưng bị mắc những bệnh nguy hiểm như HIV, lao, ung thư… hoặc khi trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền sang mẹ.
Theo các bác sĩ, em bé cần được bú mẹ ngay từ lúc mới sinh ra, vì thời gian này sữa mẹ (còn gọi là sữa non) có đầy đủ những yếu tố vi lượng cần thiết cho trẻ. Trong thời gian sáu tháng đầu, trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Sau sáu tháng nên tập cho trẻ ăn dặm để tăng cường chất dinh dưỡng. “Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng sau sáu tháng, dinh dưỡng trong sữa mẹ đã cạn nên không cho trẻ bú sữa mẹ nữa là sai lầm. Giai đoạn này sữa mẹ vẫn còn những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, tuy nhiên chất lượng sữa sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Giai đoạn cai sữa cho trẻ tốt nhất là khi trẻ đã hơn hai tuổi” - cử nhân Lữ Thị Trúc Mai khẳng định.
Với trẻ em, bú sữa mẹ không đơn thuần là việc tiếp nhận dinh dưỡng và kháng thể của người mẹ mà còn là một trò chơi, một nhu cầu tình cảm. Vì vậy, người mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó sẽ làm trẻ bị sốc và biếng ăn. Cách tốt nhất là nên giảm số lần bú trong ngày từ từ và thay vào đó bằng những thức ăn khoái khẩu của trẻ.
Trong quá trình cai sữa, các bà mẹ thường bị đau tức ở ngực do sữa tích tụ không tiết được ra ngoài. Trong trường hợp này, các bà mẹ không nên vắt hết sữa ra (nếu vắt sẽ càng kích thích tuyến sữa) mà nên lấy khăn ấm nóng chườm nhẹ hai bên vú, rồi vắt bớt một ít sữa, nếu ngực căng đau quá thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Cho con bú không làm xệ ngực Nhiều bà mẹ nghĩ rằng nếu cho con bú nhiều thì “núi đôi” sẽ bị chảy xệ, mất đẹp. Vì vậy nhiều người đã cai sữa mẹ cho con từ rất sớm. Thật ra, việc cho trẻ bú nhiều không phải là nguyên nhân gây xệ ngực ở những bà mẹ đang nuôi con. Ngược lại, việc cho con bú còn góp phần làm cho bộ ngực phát triển đầy đặn, người mẹ sớm lấy lại vóc dáng thon thả sau sinh và phòng tránh nguy cơ bị ung thư vú. Sự quảng cáo quá mức của các hãng sữa bột khiến nhiều người lầm tưởng rằng nuôi con bằng sữa bột là biện pháp tối ưu. Tuy nhiên, sữa mẹ mới là sữa tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không gây phản ứng phụ và có nhiều kháng thể giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật. Bắt chước để giống sữa mẹ luôn là mục tiêu mơ ước của các hãng sữa bột trên toàn thế giới. |
HUYỀN VI
Từ khóa » Thuốc Cai Sữa Cho Be Có Tốt Không
-
Cảnh Giác Nhiễm Chì Trong Thuốc Cai Sữa đông Y - Viện Dinh Dưỡng
-
10 Cách Cai Sữa Cho Bé An Toàn Mà Hiệu Quả - Kids Plaza
-
Làm Cách Nào để Cai Sữa “không Nước Mắt” | Vinmec
-
Cảnh Giác Nhiễm Chì Trong Thuốc Cai Sữa đông Y
-
ĐỪNG VỘI CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ!
-
Thuốc Tiêu Sữa Có Hiệu Quả Và An Toàn Cho Người Sử Dụng Không?
-
Thuốc Cai Sữa Có Tác Dụng Phụ Không? Liều Lượng Như Thế Nào?
-
Kinh Nghiệm Cai Sữa Cho Bé Và Chia Sẻ Bài Thuốc Cai Sữa - Webtretho
-
Cách Cai Sữa Cho Bé Khoa Học, An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Mẹ Bỉm ...
-
Thực Hư Bài Thuốc “bôi Một Lần Trẻ Bỏ Ti Tức Thì” - VietNamNet
-
REVIEW Thuốc Cai Sữa - Có Nên Dùng Thuốc Cai Sữa Cho Bé ?
-
Cùng Tìm Hiểu Cách Cai Sữa Mẹ Cho Bé Thật Khoa Học
-
Nguy Hiểm Từ Những Mẹo Cai Sữa Thường Dùng! Cần Làm Gì Cho đúng?
-
Hướng Dẫn Về Cai Sữa Dành Cho Các Mẹ! | VIAM