Nguy Hiểm 'dình Dập' Khi Uống Rượu Bia Sau Khi Hoạt động Thể Thao
Có thể bạn quan tâm
Trong nhiều chương trình thể thao chuyên nghiệp, nhiều cầu thủ thường uống rượu sau khi kết thúc trận đấu, tuy nhiên, với tình trạng cơ thể sau khi tập, rượu có thể là đồ uống gây hại.
Hoạt động thể chất ở mức độ cao như chạy, nhảy,... có thể gây tổn thương cơ bắp tạm thời, dẫn đến đau nhức. Nếu tập thể dục trong thời gian dài, nhiên liệu dự trữ trong cơ bắp có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể (glycogen) cũng có thể bị cạn kiệt.
Trong môi trường nóng hoặc ẩm, cơ thể cũng mất một lượng lớn chất lỏng qua mồ hôi, làm giảm thể tích máu, yếu tố quan trọng giúp cung cấp oxy cho tất cả các cơ.
Tình trạng này có thể được cải thiện khi bổ sung dinh dưỡng thích hợp và kịp thời. Tuy nhiên, uống rượu sau khi hoạt động thể thao hay tập thể dục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phục hồi của cơ thể. Rượu làm chậm quá trình hồi phục sau tổn thương của cơ bắp do hoạt động thể chất bằng cách ức chế các chức năng của hormon thường hỗ trợ quá trình này như testosterone.
Uống rượu ngay sau khi tập thể dục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Đối với các vận động viên bị chấn thương mô mềm, uống rượu sau khi tập thậm chí còn tệ hơn, vì rượu làm giãn các mạch máu và kích thích sưng tại vùng bị thương.
Những vận động viên uống nhiều rượu cũng có xu hướng ăn ít thực phẩm dinh dưỡng hơn. Điều này gián tiếp làm chậm sự phục hồi của các nguồn cung cấp năng lượng trong cơ bắp.
Các vận động viên cũng thường có xu hướng mất nước sau khi hoạt động thể chất, trong khi đó, rượu cũng khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn, do vậy uống rượu sau khi tập còn khiến cơ thể mất nước nhanh hơn.
Một nghiên cứu cũng cho thấy uống đồ uống có chứa 4% là rượu sau khi tập làm tăng lượng nước tiểu và hạn chế tốc độ phục hồi của thể tích máu. Tiêu thụ rượu cũng làm giảm thời gian ngủ sau hoạt động thể chất, hoặc trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới giấc ngủ hay gây mất ngủ.
Giấc ngủ kém khiến việc phục hồi của cơ bắp bị suy yếu, phục hồi năng lượng và bù nước chậm, từ đó làm ảnh hưởng tới sức lực trong những ngày tiếp theo.
Thay vì uống rượu sau khi tập thể dục hay hoạt động thể chất mạnh, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn một hỗn hợp của carbohydrate, protein và chất điện giải ngay lập tức nhằm tăng tốc độ của quá trình phục hồi. Một số đồ uống có thể giúp hỗ trợ phục hồi cơ bắp và bù nước như sữa sô-cô-la.
Huy Hoàng (theo: dailymail)
Từ khóa » Nguy Hiểm Dình Dập
-
Nguy Hiểm Rình Rập Dưới Chân đập Hồ Thủy điện Trị An
-
Những Nguy Hiểm Dình Dập Những Người Làm Mộ đá Mỹ Nghệ
-
Nhịp Tim Nhanh Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Tim Của Bạn đã Từng Lỗi 1 Nhịp? Tất Cả Về Chứng Rối Loạn Nhịp Tim
-
Chuyên Gia Chỉ Nhanh 5 Cách Trị Tim đập Nhanh Tại Nhà Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Nào Khiến Tim đập Nhanh? | Medlatec
-
Nhịp Tim Nhanh Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Nhịp Tim Thấp Lúc Ngủ Có Nguy Hiểm?
-
Bệnh Tim đập Nhanh Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Vì Sao Khi Gặp Nguy Hiểm Tim đập Nhanh? - VnExpress
-
Tim đập Nhanh Khó Thở Có Nguy Hiểm? Do đâu Có Triệu Chứng Này?
-
Tim đập Nhanh Khi Ngủ: Dấu Hiệu Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm