Nguyên âm Và Phụ âm Trong Tiếng Anh | 4Life English Center

4Life English Center Menu Trang chủ » Giao Tiếp » Nguyên âm và phụ âm trong tiếng AnhNguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh

Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh là những kiến thức cơ bản nhất những ai khi học tiếng Anh bắt buộc phải nắm rõ. Tuy nhiên, rất nhiều người khi đã học ngôn ngữ này lâu năm vẫn không thể phân biệt được các loại âm này. Trong bài viết dưới đây, 4Life English Center (e4Life.vn) gửi đến bạn 20 nguyên âm và 24 phụ âm cùng cách phát âm chính xác để bạn luyện tập. Cùng tìm hiểu ngay nào!

Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh
Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh

1. Khái niệm về Nguyên âm và Phụ âm

Dựa theo bảng chữ cái, trong tiếng Anh bao gồm:

  • 5 nguyên âm: a, e, o, i, u.
  • 21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, k, r, s, t, v, w, x, y, z.

Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh và tiếng Việt có cách phát âm rất khác nhau, đôi khi khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Cùng theo dõi những nội dung dưới đây của 4Life English Center để hiểu chi tiết hơn về cách đọc, cách ghép âm cũng như những quy tắc cần lưu ý.

1.1. Nguyên âm là gì?

  • Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta ta phát âm sẽ không bị cản trở bởi luồng khí từ thanh quản. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hay đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
  • Nguyên âm gồm 2 loại: nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
  • Trong đó, nguyên âm đơn bao gồm nguyên âm ngắn và nguyên âm dài.
CÁC NGUYÊN ÂM TRONG TIẾNG ANH
Nguyên âm đơnNguyên âm đôi
Nguyên âm ngắnNguyên âm dài
/i//i://ir/ or /iə/
/e//æ//er/ or /eə/
/ʊ//u://ei/
/ʌ//a://ɑi/
/ɔ//ɔ:/ or /ɔ:r//ʊə/ or /ʊr/
/ə//ɜ://ɑʊ/
/ɔi/
/əʊ/

Do cách phát âm của tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ khác nhau nên dẫn đến có sự khác biệt giữa nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Người Anh thường không bật âm /r/ mà phát âm thành /ə/, trong khi người Mỹ có thói quen ngược lại.

1.2. Phụ âm là gì?

  • Phụ âm là âm mà khi phát ra âm thanh qua miệng thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở hoặc bị tắc nên không thể phát ra thành tiếng. Phụ âm chỉ phát ra được thành tiếng khi được ghép với nguyên âm.
  • Phụ âm gồm 3 loại: Phụ âm hữu thanh, phụ âm vô thanh và các phụ âm còn lại.
CÁC PHỤ ÂM TRONG TIẾNG ANH
Phụ âm hữu thanhPhụ âm vô thanhCác phụ âm còn lại
/z//ʃ//j/
/b//p//m/
/d//k//n/
/g//f//η/
/dʒ//t//h/
/v//s//l/
/ʒ//tʃ//w/
/ð//θ//r/

2. Cách đọc Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh

Ví dụ về nguyên âm và phụ âm
Ví dụ về nguyên âm và phụ âm

2.1. Nguyên âm

2.1.1. Nguyên âm đơn

CÁCH PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM ĐƠN
Số thứ tựBộ âmMô tảMôiLưỡiĐộ dài hơi
1/ə/Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹMôi hơi mở rộngLưỡi thả lỏngNgắn
2/u:/Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi raKhẩu hình môi trònLưỡi nâng lên caoDài
3/ɑ:/Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệngMiệng mở rộngLưỡi hạ thấpDài
4/ɜ:/Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệngMôi hơi mở rộngCong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âmDài
5/ʌ/Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi raMiệng thu hẹpLưỡi hơi nâng lên caoNgắn
6/e/Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắnMở rộng hơn so với khi phát âm âm /ɪ/Lưỡi hạ thấp hơn so với âm /ɪ/Dài
7/ɪ/Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn (= 1/2 âm i)Môi hơi mở rộng sang 2 bênLưỡi hạ thấpNgắn
8/i:/Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi raMôi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cườiLưỡi nâng cao lênDài
9/æ/Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuốngMiệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuốngLưỡi được hạ rất thấpDài
10/ɔ:/Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệngTròn môiCong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âmDài
11/ʊ/Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họngHơi tròn môiLưỡi hạ thấpNgắn
12/ɒ/Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắnHơi tròn môiLưỡi hạ thấpNgắn

2.1.2. Nguyên âm đôi

CÁCH PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM ĐÔI
Số thứ tựBộ âmMô tảMôiLưỡiĐộ dài hơi
13/aɪ/Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/Môi dẹt dần sang 2 bênLưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trướcDài
14/ɪə/Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/Môi từ dẹt thành hình tròn dầnLưỡi thụt dần về phía sauDài
15/eə/Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/Hơi thu hẹp môiLưỡi thụt dần về phía sauDài
16/ɔɪ/Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/Môi dẹt dần sang 2 bênLưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trướcDài
17/aʊ/Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/Môi tròn dầnLưỡi hơi thụt dần về phía sauDài
18/ʊə/Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng.Lưỡi đẩy dần ra phía trước.Dài
19/əʊ/Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/Môi từ hơi mở đến hơi trònLưỡi lùi dần về phía sauDài
20/eɪ/Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/Môi dẹt dần sang 2 bênLưỡi hướng dần lên trênDài

2.2. Phụ âm

CÁCH PHÁT ÂM PHỤ ÂM
Số thứ tựBộ âmMô tả
1/z/Đọc là z nhanh, nhẹ
2/n/Đọc là n
3/ʒ/Đọc là giơ nhẹ, phát âm ngắn
4/ð/Đọc là đ
5/m/Đọc là m
6/v/Đọc như v
7/l/Đọc là l (lờ)
8/j/Đọc như chữ z (nhấn mạnh) Hoặc kết hợp với chữ u → ju → đọc iu
9/g/Đọc như g
10/tʃ/Đọc gần như ch trong tiếng Việt
11/t/Đọc là t ngắn và dứt khoát
12/p/Đọc là p ngắn và dứt khoát
13/ŋ/Đọc là ng nhẹ và dứt khoát
14/s/Đọc là s nhanh, nhẹ, phát âm gió
15/w/Đọc là qu
16/θ/Đọc như th
17/r/Đọc là r
18/f/Đọc như f
19/k/Đọc như c
20/h/Đọc là h
21/dʒ/Đọc gần như jơ (uốn lưỡi) ngắn và dứt khoát
22/ʃ/Đọc là s nhẹ (uốn lưỡi), hơi gió
23/d/Đọc là d ngắn và dứt khoát
24/b/Đọc là b ngắn và dứt khoát

3. Một số quy tắc phát âm với nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh

Phụ âm R có thể được lược bỏ nếu đứng trước nó là nguyên âm yếu
  • Nếu đứng trước R là 1 nguyên âm yếu như /ə/ thì R có thể không cần phát âm

Ví dụ: Trong từ interest, trước R là âm /ə/ nên từ này được phát âm là /ɪntərəst/

Phụ âm G phát âm khác nhau tùy vào nguyên âm đứng sau nó
  • Nếu đứng sau là các nguyên âm A, U, O thì G phát âm là /g/. Ví dụ: Garage, Gum, Gone
  • Nếu đứng sau là nguyên âm I, Y, E thì G phát âm là /dʒ/

Ví dụ: Gym, Giant, General”

Phụ âm C phát âm khác nhau tùy vào nguyên âm đứng sau nó
  • Nếu đứng sau là các nguyên âm I, Y, E thì C phát âm là /s/.

Ví dụ: Citadel, Circle, Ceiling

  • Nếu đứng sau là các nguyên âm A, U, O thì C phát âm là /k/.

Ví dụ: Calculate, Cure, Contagion”

Một số trường hợp viết chính tả cần gấp đôi phụ âm
  • Nếu sau 1 nguyên âm ngắn là các chữ F, L, S thì các chữ này sẽ được nhân đôi.

Ví dụ: hall, tall, boss, staff, compass, stuff

  • Nếu từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là các chữ B, D, G, M, N, P thì các chữ này sẽ được nhân đôi.

Ví dụ: manner, happy, rabbit, odd, suggest, summer”

Phụ âm J có cách phát âm khá ổn định
  • Trong hầu kết các trường hợp, J là chữ bắt đầu của từ và được đọc là /dʒ/

Ví dụ: Jump, July, Job, Jellyfish

Một số lưu ý với nguyên âm E
  • Với từ có kết thúc bằng cụm “nguyên âm + phụ âm + e” thì E sẽ là âm câm và nguyên âm trước đó là âm đôi. Ví dụ:site → đọc là /saɪt/
Y và W có thể là nguyên âm hoặc phụ âm
  • Trong từ YOUTH thì Y là phụ âm, nhưng trong từ GYM thì Y là nguyên âm
  • Trong từ WAIT thì W là phụ âm, nhưng trong SEW thì là nguyên âm

4. Cách ghép Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, cách để phát âm chuẩn là cần có các âm cuối như “t”, “p”, “k”, “f”…. Tuy nhiên, người bản xứ thường giao tiếp với nhau khá nhanh, nên họ bỏ các âm cuối để câu văn được thoải mái và tự nhiên hơn. Do đó, thay vì phát âm rõ ràng âm cuối, họ thường có thói quen ghép nguyên âm với phụ âm hoặc nối liền âm cuối của câu này với âm cuối của câu sau.

Dưới đây là một vài lưu ý khi ghép nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh:

  • Ghép nguyên âm và phụ âm

VD: My name is Amy

Chính xác cách đọc phải là: /maɪ neɪm ɪz eɪmi/

Tuy nhiên, sau khi nối âm sẽ trở thành /maɪ neɪmɪ zeɪmi/

  • Ghép nguyên âm và nguyên âm

VD: Do you know anyone here?

Chính xác cách đọc phải là: /duː ju nəʊˈeniwʌn hɪə(r)/

Tuy nhiên, sau khi nối âm sẽ trở thành /duː ju nəʊˈweniwʌn hɪə(r)/

Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh là những kiến thức rất đơn giản và dễ thuộc nhưng nó mang tính nền tảng rất quan trọng cho quá trình học tiếng Anh sau này. Hy vọng thông qua bài viết này của 4Life English Center (e4Life.vn), bạn đã hệ thống lại những kiến thức hữu ích. Chúc bạn học tốt!

Tham khảo thêm:

  • 14+ Phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
  • Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu
  • Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc
Đánh giá bài viết[Total: 37 Average: 4.3] Có thể bạn quan tâm Cấu trúc Prefer trong tiếng Anh Cấu trúc Would like trong tiếng Anh Cấu trúc Otherwise trong tiếng Anh Cấu trúc Would rather trong tiếng Anh Giới thiệu trung tâm anh ngữ 4Life English Center Search Đăng ký tư vấn Đăng kí Khóa học chính TOEIC 4Life Spoken English IELTS Banner IELTS Online Course Banner TOEIC Online Course Fanpage 4Life English Center

4Life English Center mang đến giải pháp giúp người Việt có thể dùng tiếng Anh như Ngôn ngữ thứ hai. Triết lý của 4Life là giúp con người Hạnh phúc thông qua sự tôn trọng và phát huy Tài năng cá nhân, đề cao khả năng Tự chiếm lĩnh tri thức, tôn trọng và hướng đến sự Hài hòa.

 Thông tin liên hệ
  • 266 Lê Thanh Nghị, Hải Châu, Đà Nẵng
  • 0236 7778 999
  • hello@4life.edu.vn
  • Bảo mật
  • Sitemap
Facebook Tumblr Pinterest Reddit Địa chỉ Map Địa chỉ Map Trung Tâm Anh Ngữ 4Life

Copyright @ e4Life.vn. Design by KPsoft

DMCA Protection Status 4Life English CenterYou cannot copy content of this page

Từ khóa » Cách đọc Các Nguyên âm Tiếng Anh