Nguyễn Bảo Hoàng: Tổng Giám Đốc IDG Ventures Vietnam

Nguyễn Bảo Hoàng: Tổng Giám Đốc IDG Ventures Vietnam
  • Home
  • About
  • Posts RSS
  • Contact
  • Log In

Trang

  • Trang chủ

Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng

Hè năm 1995, chưa đầy 1 năm sau ngày Mỹ bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, chàng trai gốc Việt 22 tuổi Nguyễn Bảo Hoàng đã thực hiện chuyến hồi hương lần đầu tiên trong vòng 14 tuần. Là phóng viên tập sự cho một tạp chí du lịch ở Mỹ, anh đã có dịp thăm thú hầu hết các cảnh đẹp lẫn cuộc sống đời thường của người dân vùng Tây Bắc “Việt Nam là một đất nước thú vị, chứ không như những gì tôi từng được xem qua các bộ phim như Platoon hay Apocalypse Now (2 bộ phim của Mỹ lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam)”, anh nói.
Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)
Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)
Niềm thôi thúc trở về đã lớn dần sau chuyến đi. Sáu năm sau, Hoàng quay về Việt Nam và lần này là để điều hành hoạt động kinh doanh viễn thông cho công ty của gia đình anh tại TP.HCM. Đến năm 2004, anh đã lọt vào mắt xanh của Patrick McGovern, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Mạo hiểm IDG (Mỹ), người đã chọn anh vào vị trí Tổng Giám đốc của quỹ này tại Việt Nam. Cơ duyên này là bước đầu để anh đặt chân vào thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam và ghi dấu ấn tại đây qua nhiều thương vụ nổi bật, nhất là thương vụ đầu tư vào VinaGame.

Trái ngọt từ VinaGame

Giống như nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm khác, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) cũng đánh cược vào khả năng thành công của các hãng công nghệ mới thành lập.Điểm chiến lược kinh doanh hiện nay của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. lại danh mục đầu tư của Nguyễn Bảo Hoàng, mỗi mảng chỉ có 1-2 thương vụ được anh đánh giá là thành công. Ở 2 mảng thông tin – truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang điện tử Bamboo, CafeF…) và PeaceSoft (quản lý các trang thương mại điện tử NganLuong.vn và ChoDienTu.vn) đều đã đạt tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) khá cao, hơn 30%.
Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành
Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành, theo thứ tự màu từ trong ra ngoài là: Hạ tầng thương mại điện tử, Thông tin truyền thông, Kinh doanh công nghệ, Truyền thông -Giải trí.
Không những thế, Hoàng tin rằng Quỹ sẽ thu được khoản lợi nhuận gấp 5 lần số vốn đã rót vào 2 hãng công nghệ này. Bằng chứng là từ giữa tháng 3/2011, eBay đã chấp nhận mua gần 20% cổ phiếu của PeaceSoft với giá 2 triệu USD (Hoàng không tiết lộ khoản đầu tư của IDGVV vào PeaceSoft nhưng ước tính giá trị không quá 500.000 USD). Trước đó vào tháng 9.2008, IDGVV cũng đã thoái thành công một phần vốn khỏi công ty này qua thương vụ với SoftBank, một tập đoàn công nghệ đến từ Nhật. Trong khi đó, ở 2 mảng truyền thông – giải trí và hạ tầng thương mại điện tử lại nổi lên 2 cái tên đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam là VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG) và DiaDiem JSC (sáng lập NhomMua.com). Giữa năm 2005, IDGVV đã quyết định rót 500.000 USD vào VinaGame với kỳ vọng sẽ lặp lại thành công mà Quỹ Đầu tư IDG đã làm được tại thị trường Trung Quốc, nơi họ đã thu về 300 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu 2 triệu USD vào hãng công nghệ Tencent.
Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.
Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.
Để đảm bảo thành công cho khoản đầu tư này, Hoàng đã mời Bryan Pelz, một serial entrepreneur (người chuyên tạo dựng công ty mới dựa trên một ý tưởng rồi trao lại trách nhiệm cho người khác để tiếp tục với những ý tưởng và công ty tiếp theo) từ Mỹ về làm việc với vai trò đồng sáng lập và cố vấn cho VinaGame. Hoàng cũng là người đã “mai mối” cho ông Pelz với LêHồng Minh, đồng sáng lập VinaGame. “Sự kết hợp giữa một chuyên gia phát triển doanh nghiệp với Lê Hồng Minh, một cựu chuyên gia tài chính đam mê công nghệ, đã làm nên sự thành công của VinaGame”, anh nói. Và tất nhiên không thể không nói đến công của người mai mối là Nguyễn Bảo Hoàng. Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm Những nỗ lực của anh cuối cùng đã tạo ra trái ngọt. Báo cáo tài chính năm 2006 cho thấy doanh thu của VinaGame đạt 17 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với năm trước đó. Đến năm 2009, doanh thu đã tăng lên gần 50 triệu USD và công ty này đã chiếm hơn 60% thị trường trò chơi trực tuyến trong nước. Kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam mang lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, có thể đạt 50-70%. Đó là bởi vì thị trường Việt Nam có lợi thế dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 25. Quan trọng hơn, với dân số gần 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người sử dụng internet, Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ. Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố, trong giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 12% và đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Nhận xét về thương vụ đầu tư vào VinaGame, Hoàngnói: “Thuận lợi cơ bản khi đầu tư vào các công ty công nghệ là mô hình kinh doanh của họ dựa vào internet nên có khả năng mở rộng rất cao. Đơn cử như VinaGame, cho dù chỉ có một hay có đến một triệu người chơi trò chơi trực tuyến thì hạ tầng mạng cần xây dựng cũng không phải thay đổi quá nhiều”. Ngoài VinaGame, DiaDiem JSC, một công ty cung cấp bản đồ trực tuyến, cũng là thương vụ đáng chú ý khác của IDGVV. Cần nói thêm là IDGVV đã đầu tư vào DiaDiemJSC từ năm 2007, nhưng phải đến 3 năm sau, công ty này mới thực sự tạo được sức bật nhờ phát triển sang lĩnh vực thương mại điện tử với sự ra đời của NhomMua.com vào tháng 10.2010. Theo đánh giá của Hoàng, NhomMua.com là mô hình kinh doanh tương đối thành công. Mô hình này đã giúp người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm hơn 14 triệu USD, góp phần mang lại cho các đối tác mức lợi nhuận lên tới 7 triệu USD. Hiện nay, NhomMua.com có lượng truy cập trung bình hơn 5 triệu lượt/tháng. “Chúng tôi thường dành nhiều thời gian để thảo luận với người sáng lập Công ty, ban lãnh đạo cùng các nhân sự chủ chốt nhằm xem xét điểm mạnh, điểm yếu của họ, khả năng điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này thường chiếm hơn 80% quyết định đầu tư của IDGVV”, Hoàng cho biết. Nhà đầu tư luôn nhìn vào khả năng thoái vốn để đánh giá mức độ thành công của một khoản đầu tư. Đối với DiaDiem JSC, IDGVV đã thoái vốn từng phần khỏi công ty này vào tháng 9 năm ngoái khi cùng 2 quỹ đầu tư nước ngoài là Rebate Networks (Đức) và RuNet Global (Nga) thành lập MJ Group với khoản đầu tư lên tới 60 triệu USD. MJ Group ra đời trên cơ sở sáp nhập 4 công ty dịch vụ công nghệ thông tin là DiaDiem.com, NhomMua.com, Two.vn và Two Media, với mục tiêu trở thành mô hình thương mại điện tử hàng đầu khu vực châu Á. Việc thoái vốn khỏi VinaGame cũng đã được IDGVV lên kế hoạch vào đầu năm nay thông qua việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn lại vì nhiều lý do. Hoàng cho biết khi thời điểm thuận lợi, việc thoái vốn khỏi VinaGame có thể được thực hiện cùng lúc trên cả 2 sàn chứng khoán lớn là Nasdaq và Hồng Kông.

Vị đắng từ Cyvee và Mobivox

Có thắng thì cũng có thua. Hoàng đã từng nếm vị đắng, đặc biệt là từ 2 thương vụ đầu tư vào Cyvee và Mobivox. Cyvee là mạng xã hội giúp kết nối giới trí thức và tạo cơ hội tìm việc làm cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoàng, thị trường hiện nay có quá nhiều mạng xã hội có chức năng tương tự và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Cyvee. Anh cho biết có 3 lý do chính khiến Cyvee chưa thành công. Năng lực quản trị của những người đứng đầu công ty mục tiêu thường ảnh hưởng đến hơn80% quyết định đầu tư của IDGVV Trước hết, Cyvee chưa xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình, dẫn đến việc liên kết và trao đổi thông tin trên mạng xã hội này trở nên rối rắm và kém hiệu quả. Kế đến, Cyvee tổ chức thu phí trên các hoạt động kết nối trong khi đối thủ nặng ký của họ là LinkedIn lại miễn phí, khiến người sử dụng cảm thấy không hài lòng. Cuối cùng, việc đầu tư cùng lúc vào quá nhiều dịch vụ trong khi không có cái nào thực sự nổi bật đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Cyvee bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù vậy, Hoàng vẫn khá lạc quan và cho biết IDGVV đang hỗ trợ Cyvee trong quá trình chuyển đổi sang một mô hình hoạt động hiệu quả hơn và dự kiến sẽ tái ra mắt vào cuối năm nay.Một khoản đầu tư khó thoái vốn khác của IDGVV là Mobivox (Mỹ). Đây là khoản đầu tư chung của 4 đơn vị, bao gồm IDGVV, IDG Ventures Asset (Mỹ), IDG Ventures Trung Quốc và một quỹ đầu tư ở châu Âu vào năm 2006. Mobivox cung cấp dịch vụ đàm thoại trực tuyến và có kế hoạch mở rộng hoạt động đến các thị trường như châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á.Theo Hoàng, nguyên nhân đầu tiên khiến khoản đầu tư vào Mobivox không thành công như mong đợi là do cạnh tranh gay gắt từ người khổng lồ Skype vào thời điểm đó. Ngoài ra, việc phối hợp không tốt nguồn lực tài chính và khả năng tư vấn giữa 4 quỹ đầu tư này cũng đã góp phần dẫn đến thất bại của Mobivox. Rõ ràng, chiến lược thoái vốn là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải tính đến trước khi ra quyết định giải ngân cho bất kỳ khoản đầu tư mạo hiểm nào. Đây là vấn đề không đơn giản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì thị trường vốn ở đây vẫn còn non trẻ. Trong một báo cáo về triển vọng đầu tư quý II/2012 do Grant Thornton Việt Nam thực hiện, có đến 55% nhà đầu tư cho biết họ rất quan ngại về khả năng thanh khoản nguồn vốn của mình trong thời điểm hiện tại. Dù vậy, Hoàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Anh dẫn chứng trường hợp của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Khi đó, ai cũng đều quan ngại về triển vọng phát triển của nó, nhưng hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường chứng khoán phát triển mạnh nhất trên thế giới. Người điều hành IDGVV nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư thành công của Quỹ sẽ góp phần tạo nên lực hút đối với hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong tương lai. Gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc xét về mức độ hấp dẫn các quỹ đầu tư tài sản nước ngoài (theo tổ chức nghiên cứu Emerging Portfolio Fund Research). Tuy nhiên, nhà đầu tư quốc tế thường có khuynh hướng thành lập doanh nghiệp mới tại 2 thị trường lớn này. Còn ở Việt Nam, theo Hoàng, họ thường chọn cách mua lại những công ty đã có sẵn trên thị trường, do mức độ cạnh tranh khốc liệt tại đây. Vì vậy, khả năng thoái vốn “được giá” thông qua M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai là rất khả quan. “Chúng tôi không lo lắng quá nhiều về chuyện thoái vốn mà tập trung vào việc hỗ trợ các công ty trong danh mục đầu tư củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh. Bởi vì họ thành công có nghĩa là chúng tôi thành công”, anh nói. Liên quan đến triển vọng M&A, báo cáo nêu trên của Grant Thornton Việt Nam cũng nhận định rằng nhân tố quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư chấp nhận mua lại doanh nghiệp chính là mức độ tăng trưởng trong quá khứ và tăng trưởng dự kiến trong tương lai. Có lẽ đây chính là lý do khiến Hoàng tỏ ra khá tự tin vào khả năng thoái vốn của IDGVV. Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm “Thoái vốn thông qua các hoạt động M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của chúng tôi và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm”, anh chia sẻ.Không chỉ lên kế hoạch thoái vốn, việc lấn sân sang lĩnh vực khác như năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng đã được Hoàng đưa vào tầm ngắm. Hiện IDGVV đang gây quỹ thứ hai trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực trên, dự kiến bắt đầu giải ngân vào đầu hoặc giữa năm sau.“Chiến lược mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác vẫn tuân theo định hướng đầu tư truyền thống của Quỹ là ưu tiên những công ty tận dụng được thế mạnh công nghệ, vì đó chính là giá trị cốt lõi của chúng tôi. IDGVV dự kiến sẽ đầu tư vào 5-6 công ty mỗi năm để đạt tổng số khoảng 25 doanh nghiệp cho quỹ thứ hai này”, anh cho biết.Quản lý một danh mục đầu tư lên tới 41 công ty với số vốn hàng trăm triệu USD, đôi khi Hoàng cũng cảm thấy căng thẳng. Những lúc này, anh lại tìm đến những khoảng lặng trong cuộc sống. Bên cạnh gia đình, đó chính là niềm đam mê bất tận dành cho thể thao.Năm 2011, Hoàng đã thành lập đội bóng rổ Saigon Heat trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm Huấn luyện Thể thao Sài Gòn với Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam nhằm khơi dậy và bồi dưỡng cho thiếu niên niềm đam mê bóng rổ và đào tạo họ trở thành những đấu thủ bóng rổ nổi tiếng của Việt Nam trong tương lai.
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
“Tôi có niềm tin rằng trong vòng 5 năm nữa, Saigon Heat sẽ lọt vào nhóm các câu lạc bộ bóng rổ mạnh nhất khu vực Đông Nam Á”, anh cười tự tin. 1 nhận xét

Ông Nguyễn Bảo Hoàng phát biểu Khai mạc lễ công bố đầu tư của Intel vào VCCORP

10h sáng ngày 26/06/2012, tại khách sạn Hilton Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố đầu tư của Intel vào VCCORP và kế hoạch phát triển 5 năm của VC CORP. Tới dự buổi họp báo có Lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông, đại diện Intel Capital, đại diện IDG Ventures Việt Nam, Ban Giám Đốc VCCORP cùng rất nhiều vị đại biểu và khách quý đến từ các Bộ/Ngành hữu quan; đại diện các đối tác/khách hàng thân thiết của VC Corp và sự hiện diện của đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế đến đưa tin về sự kiện quan trọng này. Về phía VC, đông đảo đội ngũ Leaders và các nhân sự từ các bộ phận của VC cũng cùng tham dự buổi lễ này. VCNewsWeek xin đưa tin về sự kiện. Mở đầu buổi lễ, Ông Nguyễn Bảo Hoàng – Tổng Giám Đốc IDG Ventures Việt Nam đã phát biểu khai mạc với những lời chúc mừng tốt đẹp dành cho VC Corp, những chia sẻ chân thành từ những ngày đầu tiên gặp Anh Tân, Anh Thắng, và quãng đường ý nghĩa 5 năm đi cùng VC Corp. Tiếp đó là bài phát biểu của Mr Deepak Natarajan - Giám đốc đầu tư Khu vực Đông Nam Á Quỹ Đầu tư Intel với những sự đánh giá cao cho những gì VC Corp đã xây dựng và lý do chính cho sự đầu tư của Intel vào VCCorp. Sau bài phát biểu của Phó Tổng Giám Đốc VC Corp - anh Vương Vũ Thắng là những lời chúc mừng cho sự trưởng thành và lớn mạnh của VC Corp và ghi nhận những nỗ lực mà VC Corp đã làm được cho sự phát triển của nghành truyền thông và Internet tại Việt Nam của Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn – Đại diện Lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông. Ông Nguyễn Bảo Hoàng: Tôi đã vinh dự được ở trong Hội đồng Quản trị của công ty VCCorp 5 năm qua, chứng kiến sự trưởng thành lớn mạnh từ một công ty start-up, đến nay đội ngũ đã lên đến 1200 người. Chúng tôi rất hài lòng về sự đầu tư của mình vào VCCorp trong 5 năm vừa qua. Để tạo nên sự lớn mạnh của công ty, chúng ta không thể làm một mình, chúng ta cần có sự hỗ trợ từ người khác, ở VCCorp đó là sự tham gia của hơn 1200 nhân viên cùng với sự đầu tư của IDG, cũng như giờ chúng ta đã có thêm được 1 đối tác đầu tư mới – Intel Capital.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng – Tổng Giám Đốc IDG Ventures Việt Nam
Ông Nguyễn Bảo Hoàng – Tổng Giám Đốc IDG Ventures Việt Nam
Ông Deepak Natarajan - Giám đốc đầu tư Khu vực Đông Nam Á Quỹ đầu tư Intel: Các công ty mà Intel lựa chọn để đầu tư vào là những công ty phải có sức đổi mới, sáng tạo rất lớn, đó là những công ty trẻ mà sẽ có tầm ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xã hội cũng như kinh tế tại các nước sở tại mà chúng tôi đầu tư. Khi được giới thiệu gặp đại diện lãnh đạo VCCORP năm 2011, ngay Slogan của công ty Invovation-Nonstop đã để lại ấn tượng rất lớn với chúng tôi và sau khi tìm hiểu chúng tôi thấy rằng đây chính là công ty mà chúng tôi mong muốn để đầu tư vào tại Việt Nam. Là người dùng Internet, chúng ta cần những dịch vụ để cung cấp việc tìm hiểu thông tin, các dịch vụ trò chơi trực tuyến hay các dịch vụ giao dịch buôn bán sản phẩm, ở VCCORP hội đủ nền tảng để đáp ứng yêu cầu của người dùng. Các dịch vụ và cơ sơ hạ tầng mà VCCORP đang nắm giữ có được tiềm năng phát triển và tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển mạnh mẽ của Internet và nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới – đó là lý do tại sao Intel quyết định đầu tư vào VCCorp.
Ông Deepak Natarajan – Giám đốc Đầu tư Khu vự Đông Nam Á – Intel Capital
Ông Deepak Natarajan – Giám đốc Đầu tư Khu vự Đông Nam Á – Intel Capital
Anh Vương Vũ Thắng – Phó Tổng Giám Đốc VC CORP: VCCORP được thành lập cách đây khoảng 6 năm, lúc bắt đầu mới chỉ có 20 người, thời điểm bấy giờ chúng tôi cũng không đặt mục tiêu là sau 6 năm chúng tôi sẽ trở thành công ty to mà chỉ mong muốn dùng cơ hội Internet để thay đổi cuộc sống của người dân Việt Nam. Chúng tôi là những người trẻ tuổi, có hoài bão, khả năng công nghệ nên hy vọng sẽ làm nên những giá trị tốt đẹp góp phần thay đổi xã hội này, và cơ hội đã đến đúng lúc với chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi không phải là thành một công ty lớn, thậm chí bây giờ vẫn là một công ty nhỏ, mục tiêu của chúng tôi là có thể xây dựng một công ty có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm hay, có ích, có giá trị trí tuệ đem lại lợi ích cho người dùng. Khi đó anh Tân, đang là Phó Giám Đốc của VietTel đường dài, là một người mà tôi nghĩ rằng VC sẽ rất khó mời về được, nhưng anh đã chia sẻ cùng tôi cách nhìn này và về VC để cùng phát triển ý tưởng là tạo ra các sản phẩm sáng tạo cho cộng đồng. Trong 5, 6 năm vừa qua, chúng tôi rất may mắn tìm được đối tác chia sẻ cùng quan điểm này, đầu tiên là IDG năm 2007, khi đó VC chưa làm ra tiền, không đáng kể gì, nhưng chúng tôi cùng chia sẻ chung quan điểm và trong hơn 6 năm vừa qua, cùng với sự sáng tạo không ngừng nghỉ của các bạn, chúng ta đã làm ra khoảng 30, 40 sản phẩm khác nhau cho các đối tượng trong nhiều lĩnh vực như cho trẻ em, cho những người làm về tài chính hay cho những người kinh doanh buôn bán… Chúng tôi luôn cố gắng làm ra những sản phẩm độc đáo có khả năng hỗ trợ được nhiều đối tượng online. 6 năm vừa qua nghe có vẻ dài, nhưng đối với chúng tôi thì rất nhanh, và ngày hôm nay chúng tôi rất vui mừng khi chúng tôi tìm thêm được những người bạn có cùng quan điểm, chiến lược tầm nhìn không khác gì chúng tôi. Việc Intel đầu tư vào VC không chỉ đơn giản là vì các dịch vụ giải trí thông thường mà theo chúng tôi là thể hiện đường đi của công ty thế giới đầu tư vào các công ty sáng tạo về công nghệ tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tận dụng sự đầu tư này để làm ra các sản phẩm tốt hơn nữa, có ích lợi hơn nữa góp phần thay đổi Internet và sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Anh Vương Vũ Thắng – Phó Tổng Giám đốc VC Corp
Anh Vương Vũ Thắng – Phó Tổng Giám đốc VC Corp
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Đỗ Quý Doãn: Là người theo dõi rất sát sự ra đời và phát triển của VCCorp, chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của cán bộ nhân viên công ty trong chặng đường 6 năm qua. Chúng tôi cũng rất tin tưởng vì đây là lực lượng rất trẻ, hơn 1000 nhân viên tuổi đời chủ yếu là mới sinh năm 80 và đây là đội ngũ luôn luôn sáng tạo và luôn luôn tìm tòi trong lĩnh vực Internet. Cho nên việc Intel chọn VCCorp để đầu tư, theo tôi nghĩ là lựa chọn đúng đắn! Bởi vì ở đây hội tụ đầy đủ các lĩnh vực công nghệ Internet phát triển, ở VCCorp có cả mạng xã hội, TMĐT, cả game online… Và với một lực lượng năng động luôn luôn sáng tạo như vậy, thì sự hỗ trợ đầu tư này chắc chắn sẽ là tiền đề, máy kích thích để cho lực lượng này tiếp tục sáng tạo lớn hơn, có những nỗ lực tốt hơn, có sản phẩm chất lượng cao hơn trong thời gian tới. Chúng tôi mong rằng với sự đầu tư, sự hỗ trợ trước đây của IDG cũng như hôm nay của Intel, chắc chắn VCCorp sẽ có chiến lược phát triển mới thúc đẩy sự phát triển internet ở nước ta, đặc biệt trong chiến lược để sớm đưa Việt Nam lớn mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.Với mong muốn như vậy, chúng tôi xin chúc mừng VCCorp và Intel, hy vọng rằng với sự hợp tác này, VCCorp sẽ phát triển lớn mạnh nhanh hơn cả chặng đường 5 năm vừa qua.
Ông Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông
Ông Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông
Ngay sau đó, Lễ ký kết giữa Intel và VCCorrp đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự chứng kiến của Đại diện Lãnh đạo Bộ Thông tin & truyền thông, đại diện IDG cùng các vị đại biểu/khách quý.
Pháo hoa và những tiếng vỗ tay vang dội của đông đảo quý vị quan khách và các nhân sự VCCorp cùng chúc mừng sự kiện đặc biệt này.
Pháo hoa và những tiếng vỗ tay vang dội của đông đảo quý vị quan khách và các nhân sự VCCorp cùng chúc mừng sự kiện đặc biệt này.
Sau lễ ký kết, anh Nguyễn Thế Tân – Phó Tổng Gám Đốc VC Corp đã công bố về kế hoạch phát triển trong 5 năm tới của VC
Anh Nguyễn Thế Tân – Phó Tổng Giám Đốc VC Corp
Anh Nguyễn Thế Tân – Phó Tổng Giám Đốc VC Corp
Với việc tiếp tục phát triển phân phối nội dung trên cả nền web, mobile, TV; phát triển TMĐT với việc xây dựng các ứng dụng và sản phẩm nền tảng về Pay & Ship phá vỡ những rào càn giúp khách hàng tiếp cận thuận tiện hơn với các dịch vụ TMĐT; phát triển AdMicro –AdNetwork giúp quảng cáo trúng đích tới từng đối tượng, đạt doanh thu lớn tạo sự phát triển nền tảng cho truyền thông và quảng cáo trúng đích các sản phẩm tới tay người tiêu dung; chú trọng phát triển về nền tảng công nghệ điện toán đám mây, giải quyết những bài toán xử lý dữ liệu lên đến hàng tỉ truy cập tạo nên những bước đột phá và phát triển cho quảng cáo trực tuyến; tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và đưa các sản phẩm internet lên SmartTV và TVBox nhằm đưa các sản phẩm lên TV truyền thống…. là những hướng đi mới của VC trong những năm tiếp theo. Những thông tin này đã được anh Tân trình bày rõ ràng với những phân tích chiến lược mang đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về chiến lược đầu tư của VC trong 5 năm tới tất cả quan khách và báo giới có mặt tại buổi họp báo. Cuối buổi họp báo, nhiều nhà phân tích, các cơ quan báo chí/truyền hình đã đưa ra những câu hỏi thú vị cho đại diện các bên về thương vụ đầu tư này, đồng thời cũng có thêm nhiều câu hỏi về chiến lược đầu tư vào các mảng cụ thể của VC. Buổi lễ đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí thân mật và vui mừng phấn khởi của các quan khách cũng như đông đảo anh, chị, em VCers. Rất nhiều những lời chúc mừng và những sự đánh giá, ghi nhận đã dành cho VC. Buổi lễ không chỉ đơn thuần là buổi lễ công bố sự hợp tác đầu tư chiến lược của Intel vào VCCorp mà còn như một buổi chia sẻ về quan điểm tạo ra những sản phẩm sáng tạo giúp ích cho cộng đồng của những người tâm huyết với VC Corp. VC giờ đây đã có thêm một “người bạn lớn” về công nghệ để cùng chia sẻ quan điểm này. Với sự lớn mạnh về cả thế và lực, với nền tảng công nghệ vững chắc, với đội ngũ nhân sự “không đâu có được”, với sự hậu thuẫn, hợp tác từ những người bạn lớn về công nghệ, chúng ta tin rằng chặng đường 5 năm tiếp theo của VC chúng ta sẽ còn lớn mạnh hơn nhiều so với 5 năm vừa qua. Xin một lần nữa được chúc mừng VC CORP! 0 nhận xét

Intel Capital đầu tư vào VC Corp

VC Corp ngày 26-6 công bố nhận khoản đầu tư của Intel Capital
VC Corp ngày 26-6 công bố nhận khoản đầu tư của Intel Capital
Ngày 26-6, Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp) đã họp báo công bố về việc nhận khoản đầu tư chiến lược từ tổ chức đầu tư và hợp nhất toàn cầu của tập đoàn Intel - Intel Capital. Khoản tiền đầu tư không được các đối tác tiết lộ nhưng một thông tin được Intel Capital công bố mới đây cho thấy quỹ đầu tư này sẽ đầu tư vào VC Corp và một công ty khác trong khu vực với mức đầu tư 17 triệu đô la Mỹ. VC Corp thành lập năm 2006 là công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển công nghệ và sản phẩm Internet. Lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm thương mại điện tử, nội dung trực tuyến, quảng cáo trực tuyến và nội dung trên thiết bị di động… Trước đây VC Corp đã nhận vốn đầu tư của quỹ đầu tư IDG Ventures. Ông Vương Vũ Thắng, Phó tổng giám đốc VC Corp cho biết khoản đầu tư của Intel Capital sẽ giúp VC Corp đẩy mạnh hơn sự phát triển của công nghệ thông tin, internet và các phương tiện truyền thông trực tuyến tại Việt Nam. Điều này cho phép VC Corp tiếp tục đổi mới trong các lĩnh vực như điện toán đám mây, tăng cường cơ sở hạ tầng thuận lợi cho các dịch vụ như quảng cáo và thương mại điện tử trên di động, thanh toán trực tuyến... Từ năm 1999, Intel Capital đã đầu tư hơn 95 triệu đô la Mỹ vào các công ty công nghệ tại Đông Nam Á. VC Corp là công ty thứ hai tại Việt Nam được đầu tư bởi Intel Capital, sau công ty FPT. 0 nhận xét

6 tháng đầu năm, tự doanh CTCK bán ròng hơn 391 tỷ đồng

Theo số liệu của CTCK Bản Việt (VCSC), trong 6 tháng đầu năm, khối tự doanh của hơn 100 CTCK đã bán ròng hơn 391,83 tỷ đồng (tính đến 25/6). Cụ thể, khối này đã mua vào tổng cộng 3.056,397 tỷ đồng và bán ra 3.448,228 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối tự doanh tập trung bán ròng trong 3 tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 3/2012, đây là thời điểm các chỉ số chứng khoán cùng cổ phiếu tăng rất mạnh.
Diễn biến giao dịch của tự doanh CTCK trên HOSE
Diễn biến giao dịch của tự doanh CTCK trên HOSE
Được biết, ngay từ đầu năm 2012, nhiều CTCK đã xác định tập trung hoạt động chính vào mảng môi giới và chú trọng việc thoái vốn ở hoạt động tự doanh, do đó, việc khối tự doanh tập trung bán ròng trong 3 tháng đầu năm là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán sôi động, một số CTCK có nguồn tiền lớn gửi ngân hàng đã bắt đầu tham gia vào thị trường. 0 nhận xét

Trình Chính phủ Quỹ Tiết kiệm nhà ở

Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ tối thiểu bằng khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua. Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Thủ tướng đề án Quỹ Tiết kiệm nhà ở. Theo đó, mô hình thứ nhất là Quỹ Tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, hộ nghèo tại đô thị vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và doanh nghiệp trong nước vay để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nguồn vốn hình thành quỹ hình thành từ vốn hiện có của Quỹ phát triển nhà ở (bao gồm tối thiểu 10% tiền thu được từ chuyển quyền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, ngân sách địa phương); lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết... Hình thức tham gia quỹ là tự nguyện, không bắt buộc. Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua, thuê mua nhà ở xã với mức tối thiểu trong thời gian 5 năm. Mức tiền được vay thêm tối đa bằng 2 lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm với mức lãi suất cho vay trong khoảng 6,5-8,5%. Trường hợp người tham gia không có nhu cầu vay để tạo lập hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì sẽ được quỹ thanh toán cả gốc và lãi nhưng mức lãi suất được hưởng sẽ cao hơn lãi suất huy động ban đầu là 2% mỗi năm. Doanh nghiệp có nhu cầu vay phải có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đã có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt. Số tiền được vay tối đa bằng 50% tổng vốn đầu tư xây lắp của dự án nhà ở xã hội (bao gồm cả chi phí trang thiết bị của nhà ở đó); Mô hình thứ hai là hai thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở để cho các cá nhân, hộ gia đình trong nước vay mua nhà ở thương mại, trong đó chủ yếu tập trung cho đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên vay. Việc huy động vốn, cơ chế cho vay, tính lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính, nguyên tắc hoạt động của Quỹ tiết kiệm nhà ở này do Thủ tướng quyết định. Bộ Xây dựng đề xuất giao UBND thành phố Hà Nội và UBND TP HCM thành lập 2 mô hình tiết kiệm nhà ở cho người có thu nhập thấp và cá nhân, hộ gia đình khác nhu cầu mua nhà ở thương mại. Dự kiến, quỹ sẽ vận hành từ đầu năm 2013.
Ở các nước trên thế giới, chủ yếu có 3 mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở. Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “đóng” chỉ huy động tài chính từ một nguồn duy nhất từ các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay để tạo lập nhà ở mà không được phép huy động từ các nguồn khác. Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Cộng hòa Liên Bang Đức (Quỹ Bauspar), Cộng hòa Séc, Hungari, Rumani, Malaysia, Trung Quốc, Singapore…Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “mở”: Ngoài việc huy động từ tiền đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, quỹ động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. Quỹ còn thực hiện đầu tư tài chính ra bên ngoài như: phát hành chứng chỉ quỹ, đầu tư trên thị trường chứng khoán... Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Mỹ, Anh, Cộng hòa Pháp (Quỹ Ėpargne-logement), Slovenia, Tunisia…Mô hình tiết kiệm nhà ở dạng hỗn hợp (kết hợp giữa Quỹ Đầu tư phát triển nhà ở và Quỹ Tiết kiệm nhà ở): Do Nhà nước thành lập và quản lý được. Điển hình của dạng này là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia của Hàn Quốc, một số địa phương của Trung Quốc. Nguồn tài chính từ đóng góp của Chính phủ, nguồn tiết kiệm tạo lập nhà ở của người tham gia quỹ, tiền thu từ bán xổ số... Tính trong năm 2009, Quỹ nhà ở quốc gia Hàn Quốc đã có vốn khoảng 32,1 tỷ USD, trong đó số tiền do người tham gia quỹ đóng góp khoảng 2,18 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng nguồn vốn hình thành quỹ).
0 nhận xét

Viet Capital Bank thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết

Căn cứ công văn số: 54/NHNN-TTGSNH ngày 05/01/2012 của NHNN Việt Nam về việc chấp thuận mở Chi nhánh Phan Thiết của Ngân hàng TMCP Bản Việt; Căn cứ Quyết định số: 196/12/QĐ-HĐQT ngày 02/05/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt về việc thành lập Chi nhánh Phan Thiết. Ngân hàng TMCP Bản Việt trân trọng thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết như sau: 1. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Phan Thiết. 2. Tên giao dịch: Viet Capital Bank - Phan Thiết. 3. Địa chỉ: 148 Tôn Đức Thắng, P. Phú Thủy, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận. 4. Điện thoại: 062 3939139 Fax: 062 3831338. 5. Nội dung hoạt động: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và kinh doanh theo pháp luật hiện hành. Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Dịch vụ cầm đồ, hoạt động bao thanh toán. 6. Người đại diện: Ông Đoàn Dũng - Giám đốc Chi nhánh. 7. Ngày khai trương: 28/06/2012. Nhân dịp khai trương, Viet Capital Bank sẽ tặng nhiều phần quà hấp dẫn cho khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh Phan Thiết. Trân trọng thông báo. Viet Capital Bank 0 nhận xét

'Để có vốn, doanh nhân phải biết bán mình'

Tầm nhìn người đứng đầu doanh nghiệp có tác động rất lớn tới quyết định cấp vốn của ngân hàng hay quỹ đầu tư. Do đó, lời khuyên dành cho các doanh nhân là phải biết biến mình thành món hàng tốt để "bán" được giá. Sau 10 năm làm thuê, thành lập công ty năm 1998 với số vốn 200 triệu đồng và nay có 38 công ty thành viên, tổng trị giá lên đến 3.000 tỷ đồng là câu chuyện thành công của ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư U&I, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam. Kinh nghiệm được ông Tín tiết lộ là: "Trong kinh doanh, ai đó chỉ đầu tư cho bạn khi họ thấy hợp. Không hợp thì không thể hùn –góp chung, chẳng thế mà ông cha ta từ xưa đã có từ 'hùn hợp'". Chủ tịch Tập đoàn U&I phân tích, việc đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó chủ yếu dựa trên 3 lý do: sở thích, mua lại, phát triển rồi bán hoặc bị rủ rê. Tuy nhiên, dù với nguyên nhân nào, người rót vốn cũng cần nhìn thấy điểm chung với lãnh đạo của nơi sử dụng nguồn tiền đó. "Doanh nhân hãy là chính mình nhưng phải biết tiếp thị là một món hàng tốt để 'bán' có giá hay chính là thu hút được đầu tư" – ông Tín nói.
Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư U&I. Ảnh: ST
Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư U&I. Ảnh: ST
Câu chuyện trên được ông Tín chia sẻ cùng 100 CEO trong buổi giao lưu hôm qua tại Hà Nội với chủ đề “Phương thức vay và huy động vốn hiệu quả”. Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh và công nghệ IDG Ventures Việt Nam cho rằng, thu hút đầu tư thành công hay không trước hết dựa vào người đứng đầu doanh nghiệp. Đó là tầm nhìn, mục tiêu, khả năng ảnh hưởng của vị lãnh đạo và đặc biệt là sự hiểu biết nhà đầu tư, kế sau mới là sản phẩm hay kế hoạch kinh doanh. "Đôi khi chỉ là những cuộc nói chuyện 5 phút, bài test 30 giây, qua con người, chúng ta sẽ quyết định đầu tư hay không. Nếu doanh nhân đó chứng mình được tầm nhìn, khả năng và biết chắc họ làm cái gì thì bằng bất cứ bản kế hoạch nào, họ cũng đã tìm được con đường ngắn nhất", ông Trường nói. Tuy nhiên, về kinh nghiệm hút vốn từ các quỹ đầu tư chiến lược, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết, doanh nghiệp thường chỉ tìm đến khi khởi nghiệp hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Điều này cũng chỉ nên thực hiện sau cuộc huy động 3F – Family, Friends, Fools – gia đình, bạn bè và nhà đầu tư thiên thần. Bởi khi đã có sự vào cuộc của các quỹ đầu tư, doanh nghiệp ít nhiều bị "pha loãng" từ việc bán cổ phần, cổ phiếu. Theo chuyên gia tài chính, ngân hàng – Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, điểm khó nhất của doanh nghiệp khi đi vay vốn hiện nay là tài sản thế chấp. Nhưng trường hợp không có, doanh nhân đổi lại bằng một bản kế hoạch, báo cáo, dự báo tình hình cụ thể trong 3-5 năm thì vấn đề cho vay sẽ được xem xét. Bởi ngân hàng và người đi vay cần tìm được tiếng nói chung, nếu khả thi, ngân hàng có thể lấy chính sản phẩm hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp. Theo đó, một bản dự báo chi tiết là cần thiết, tầm nhìn, khả năng của doanh nhân là mấu chốt trong việc hút đầu tư. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đưa ra một thực tế nghịch lý hiện nay: ngân hàng có thừa vốn nhưng không cho doanh nghiệp vay. Thay vào đó, họ đi mua trái phiếu Chính phủ và cho nhau vay, dù lỗ 3-5% so với đầu tư vào các công ty kinh doanh. "Tại sao lại như vậy? Có vấn đề gì đang xảy ra ở đây?" – ông đặt câu hỏi. Theo ông Hiếu, tình trạng nợ xấu đã khiến hầu hết ngân hàng "co càng" và không đơn vị nào muốn mạo hiểm nữa. Một nợ xấu phải đổi lại bằng 50 nợ mới, bởi thông thường, biên độ lợi nhuận của ngân hàng chỉ là 2%. "Vậy thì doanh nghiệp hay chính là người đi vay phải chứng mình được với các ngân hàng khả năng thanh khoản, bảo đảm của mình. Hai bên hiểu và cùng chung ngôn ngữ mới khơi thông được nguồn tiền", ông Hiếu nói. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng "mách nước" cách tiếp cận ngân hàng với các doanh nghiệp. Ngoài tài sản thế chấp đang có và hình thành từ nguồn vốn, đơn vị đi vay phải chuẩn bị báo cáo, dự báo tài chính, kế hoạch kinh doanh... Thêm đó, doanh nghiệp đi vay cần nắm và giữ cho được tâm lý đàm phán. Đơn cử như thông thường, ngân hàng sẽ hỏi người đi vay "Anh đã tiếp cận ngân hàng nào trước chúng tôi?" và doanh nhân trả lời "Không, các ông là đầu tiên". Nhưng thực tế, đó là sai lầm. "Đừng ngần ngại thể hiện sức mạnh và cho họ biết tôi đã làm việc với nhiều ngân hàng nhưng muốn xem ngân hàng của ông có lợi thế hơn họ hay không", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu tư vấn. Ngoài ra, trong bất kể trường hợp nào, người đi vay cũng không được vượt quá "điểm tổn thương", tức là bằng mọi giá để vay được vốn, "nếu thấy khó chấp nhận, hãy sẵn sàng rời bàn đàm phán và luôn giữ vị thế chủ động", ông nói. Một kinh nghiệm được chuyên gia này tiết lộ, dù "khỏe" đến mấy, doanh nghiệp cũng nên giữ quan hệ với ngân hàng. Tức là dù không cần cũng hãy vay một ít để "họ vui lòng" và được "cấp cứu" khi không may khó khăn. Bởi ngân hàng được xem là một sinh vật, chỉ đưa dù cho doanh nghiệp khi "nắng" chứ không đưa dù khi "trời mưa". Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2011, cả nước có 79.000 doanh nghiệp phá sản. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 4 tháng đầu năm, con số này là 17.000 doanh nghiệp. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng điều này có một phần nguyên nhân lớn do lãi suất cho vay từ các ngân hàng quá cao, thậm chí không ít công ty làm chỉ để trả lãi. Thông thường, với lãi suất 20%, doanh nghiệp phải có lợi nhuận 40% mới "sống" được. Bản thân nhiều ngân hàng cũng đang chịu "gậy ông đập lưng ông" vì cuộc chạy đua huy động lãi suất, đẩy mức cho vay lên quá cao. Bởi chính việc đẩy doanh nghiệp vào khó khăn, không có khả năng thanh khoản đã tạo nên "cục máu đông" nợ xấu hiện nay. 0 nhận xét Bài đăng cũ hơn

Thêm vào Google Plus

Ông Nguyễn Bảo Hoàng

Ông Nguyễn Bảo Hoàng

Bài đăng phổ biến

  • Ông Trần Bảo Toàn thôi làm thành viên HĐQT chứng khoán Bản Việt Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt thông báo thay đổi thành viên quản trị. Theo đó, ông Trần Bảo Toàn thôi giữ chức vụ thành viên Hội đồ...
  • Vinaphone-Mobiphone sáp nhập là tin chưa chính xác Trên các báo ngày 21/3 tràn ngập thông tin về Vinaphone-Mobiphone; các tin tức khác: MobiFone dùng 3G phủ WiFi miễn phí trên xe bus; Đọc eBo...
  • Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69% Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau khi chuyển đổi từ ngân hàng Gia Định thành ngân hàng Bản Việt đã giảm mạnh từ mức 4% cuối năm 2010 xuống cò...
  • Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịn...
  • Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012 Năm 2012, ngân hàng sẽ đầu tư 13,6 nghìn tỷ đồng kinh doanh chứng khoán, chiếm gần 50% tài sản có sinh lời. Cổ tức tỷ lệ 12%. Ngân hàn...
  • Khi người Nhật đến và mua Trước trào lưu các nhà đầu tư Nhật Bản đến và tìm mua lại các công ty Việt Nam, có ý kiến ví von nền kinh tế ảm đạm trong nước đang được chấ...
  • IDG Ventures India Leads $14M Series B in E-Commerce Company Brainbees IDG Ventures India , along with SAIF Partners, has invested $14 million (Rs 68 crore) into the e-commerce firm Brainbees Solutions, which ru...
  • Dòng tiền đang đổ về các thị trường mới nổi Tính từ đầu năm 2012 đến nay, các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi đã hút được 11,3 tỷ USD. Thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp tạm...
  • Bà Nguyễn Thanh Phượng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank Sau khi đổi tên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) chính thức công bố cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo mới. Theo thôn...
  • Nhiều nhà đầu tư đang "nhòm ngó" các ngân hàng yếu kém Khẳng định có tới 9 ngân hàng "yếu kém" trong hệ thống, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng cho biết có nhiều nhà đầu tư trên thị...

Categories

  • an ninh (2)
  • AN-QP (9)
  • Anh (3)
  • Apple (9)
  • Ẩn số (1)
  • Bản Việt (1)
  • Bất động sản (1)
  • biển đảo (1)
  • Biển Đông (8)
  • bo nao (1)
  • Bộ Công Thương (1)
  • Bồ Đào Nha (1)
  • bổ nhiệm (3)
  • Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (1)
  • Bộ Xây dựng (1)
  • các bên (2)
  • Cạnh tranh (3)
  • cao su (2)
  • căn bản (2)
  • CDMA (1)
  • CEO (2)
  • Chi nhánh Phan Thiết (1)
  • chiến tranh (1)
  • Chinh Phu (7)
  • Chính Sách (2)
  • Chính Trị (11)
  • chủ quyền (3)
  • Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt (2)
  • Chu tich nuoc (6)
  • chuẩn bị (4)
  • chúc mừng (2)
  • chung khoan (19)
  • chung sức (1)
  • chứng khoán (5)
  • Chứng khoán (1)
  • Chứng khoán Bản Việt (3)
  • có tính (2)
  • ColorBox (1)
  • con gái thủ tướng (1)
  • Còn nhiều (5)
  • Con re Thu tuong (1)
  • Con rể Thủ tướng (1)
  • cong an (1)
  • cong nghe (1)
  • cổ phiếu (2)
  • Công nghệ thông tin (1)
  • công trường (1)
  • Công ty Chứng khoán Bản Việt (3)
  • Công ty Chứng khoán TPHCM (1)
  • Công ước (2)
  • CTCK Bản Việt (1)
  • CyberAgent Ventures (2)
  • dai hoi dang (2)
  • dai tnvn (4)
  • Dai Tuong (6)
  • Dang Thanh Tam (5)
  • dân tộc (3)
  • Deepak Natarajan (1)
  • DG Venture (1)
  • Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (1)
  • dinh the huynh (7)
  • Doang Nhan (5)
  • Doanh nghiệp (22)
  • Doanh nghiệp Nhà nước (1)
  • Doanh Nhân (15)
  • dữ liệu (1)
  • Đại biểu (2)
  • Đặng (2)
  • Đặng Hồng Anh (1)
  • Đặng Thành Tâm (2)
  • Đầu tư (3)
  • đầu tư mạo hiểm (9)
  • đầu tư tài chính (3)
  • đầu tư thua lỗ (1)
  • địa ốc (1)
  • Điện Biên (2)
  • Điện lực (8)
  • điều hành (3)
  • đóng góp (2)
  • Đỗ Quý Doãn (1)
  • Đôi nét (1)
  • Đối Ngoại (2)
  • đơn kiện (2)
  • được (2)
  • EU (3)
  • EVN (9)
  • Eximbank (2)
  • FTA (3)
  • gặp mặt (1)
  • Gia Định (1)
  • giá trị (1)
  • giá vàng châu á (1)
  • gia xang (1)
  • giai ngan (12)
  • giam doc IDG (1)
  • giữ vững (1)
  • google (1)
  • Groupon (2)
  • GS Đại học Hải quân (2)
  • Hạ nghị sĩ (3)
  • hàng hải (2)
  • hang khong (1)
  • Harvard (1)
  • hăm dọa (3)
  • HENRY NGUYEN (4)
  • hệ thống (2)
  • Ho Chi Minh (6)
  • hoa binh (2)
  • Hoa Kỳ (5)
  • Hoàng Ngọc Vy (1)
  • Hoàng Trung Hải (2)
  • Hoạt động (2)
  • hoi dong ly luan (2)
  • hội kiến (1)
  • Hội nghị (2)
  • Hội thánh (2)
  • hội thảo (2)
  • Huynh Ngoc Son (6)
  • IBM (1)
  • IDG (2)
  • IDG Venture (2)
  • IDG Ventures (13)
  • IDG Ventures India (1)
  • IDG Ventures Vietnam (3)
  • IDG Ventures Việt Nam (3)
  • Intel (2)
  • Intel Capital (2)
  • Ipad (7)
  • Iphone (9)
  • Ipod (9)
  • Khác biệt (1)
  • khủng hoảng (2)
  • kiem tra (4)
  • Kinh doanh (19)
  • kỹ lưỡng (2)
  • lại cắt cáp (2)
  • làm nhiều (1)
  • Lãnh sự (1)
  • lễ tiếp (2)
  • Lê Trí Thông (1)
  • lớn nhất (2)
  • luật (2)
  • luật biển (2)
  • luong cao (1)
  • Macbook (9)
  • Mai Hữu Tín (1)
  • MANAGING GENERAL (2)
  • mạo hiểm (2)
  • mạo hiểm đầu tư (1)
  • máy bay tư nhân (1)
  • mua hàng theo nhóm (2)
  • mua nhóm (1)
  • mua theo nhóm (1)
  • Mỹ (4)
  • Myanmar (1)
  • nam dinh (2)
  • NCT Corp (1)
  • nền tảng (1)
  • Ngân hàng (3)
  • Ngân hàng Bản Việt (8)
  • Ngân hàng Bản Việt Nha Trang (1)
  • Ngân hàng TMCP Bản Việt (3)
  • Ngân hàng TMCP Gia Định (1)
  • Ngân hàng Việt Nam (1)
  • nghanh nghe (1)
  • nghi quyet (2)
  • Nghị sỹ (2)
  • nguyen bao hoang (49)
  • Nguyen Phu Trong (6)
  • Nguyen Sinh Hung (6)
  • Nguyen Thi Kim Ngan (6)
  • nguyen xuan phuc (8)
  • Nguyễn Bảo Hoàng (16)
  • Nguyễn Bảo Hoàng IDG (1)
  • Nguyễn Chí Vịnh (2)
  • Nguyễn Điệp Tùng (1)
  • Nguyễn Hồng Trường (1)
  • nguyễn tấn dũng (20)
  • Nguyễn Thanh Phượng (10)
  • Nguyễn Thế Tân (1)
  • Nguyễn Thiện Nhân (7)
  • người Nhật (1)
  • nha bao (1)
  • nha dau tu (12)
  • nhà đầu tư (3)
  • nhà máy (2)
  • Nhà tư vấn M-A (1)
  • nhaccuatui.com (2)
  • nhận đá (2)
  • Nhật Bản (8)
  • Nhóm mua (2)
  • Nhommua.com (1)
  • nói ít (1)
  • Ông Nguyễn Xuân Phúc (4)
  • PARTNER (2)
  • Petrolimex (1)
  • Phải (1)
  • Phần mềm Hộp màu (1)
  • Phó Chủ tịch (2)
  • Phó thủ tướng (3)
  • Phương Đông (1)
  • quan doi nhan dan (2)
  • quần đảo (2)
  • Quân đội (9)
  • quốc gia (1)
  • Quốc hội (2)
  • Quốc tế (39)
  • quy dau tu Ban Viet (1)
  • Quỹ đầu tư (2)
  • quỹ đầu tư IDG Ventures (1)
  • quỹ đầu tư mạo hiểm (11)
  • Quỹ tiết kiệm nhà ở (1)
  • quyet dinh (4)
  • Robot (1)
  • S-Fone (1)
  • Sacombank (1)
  • Sài gòn (2)
  • SaigonBank (1)
  • sản xuất (2)
  • sieu bao (1)
  • Singapore (4)
  • Sơn La (1)
  • Steve Job (9)
  • sự thật (3)
  • tai chinh (1)
  • tàu thăm dò (2)
  • Tàu Trung Quốc (2)
  • Tàu Trung Quốc lao vào (2)
  • tàu Viking II (2)
  • tăng vốn (1)
  • Tân Tạo (2)
  • tập đoàn (3)
  • Telecom (8)
  • tham gia (2)
  • Thành Long (1)
  • Thein Sein (1)
  • thế giới (10)
  • thị trường chứng khoán (2)
  • thị trường mới nổi (1)
  • thị trường trái phiếu (1)
  • Thủ tướng (13)
  • Thuế quan (3)
  • thung lũng silicon (1)
  • Thủy điện (1)
  • Thụy Sĩ (5)
  • thứ nhì (1)
  • Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú (1)
  • Thương mại (3)
  • tiềm năng (5)
  • tiến độ (1)
  • tiêu biểu (1)
  • Tin lành (2)
  • Tin Tức (41)
  • tình hình (3)
  • tong cuc chinh tri (2)
  • TOSY (1)
  • tổ chức (4)
  • Tổng Giám đốc (8)
  • Tổng Giám Đốc IDG Ventures Việt Nam (1)
  • tổng hợp (2)
  • Tổng thống (1)
  • Tổng thống Obama (2)
  • TPHCM (1)
  • tran dai quang (1)
  • trao Quyết định (2)
  • Trần Bảo Toàn (1)
  • trân trọng (2)
  • trẻ (3)
  • trình kiến nghị (3)
  • trúng cử (2)
  • Trung Quốc (7)
  • Trung Tướng (2)
  • trung uong (2)
  • Trưởng Cục (2)
  • Trường Sa (2)
  • Tự doanh (1)
  • ung dung (1)
  • Uong Chu Luu (6)
  • Ủy ban Chứng khoán (1)
  • VC Corp (2)
  • VCCorp (1)
  • VCSC (2)
  • Ventures (1)
  • Verizon Wireless (1)
  • vi phạm (2)
  • Viet Capital Bank (5)
  • Viet Capital Bank Nha Trang (1)
  • Vietcombank (1)
  • Vietnam (2)
  • Vietnam Holding (1)
  • Viettel (8)
  • Viễn thông (8)
  • Việt Nam (31)
  • Việtnam (1)
  • Vinashin (1)
  • Vn-Index (1)
  • VNG (1)
  • vntp (1)
  • Vũ Minh Trí (1)
  • Vuong Dinh Hue (1)
  • Vương Vũ Thắng (1)
  • xuyên tạc (3)
  • ý tưởng (1)
  • Zing Deal (1)
  • ZingDeal (2)

Blog Archive

  • ▼  2012 (52)
    • ▼  tháng 7 (1)
      • Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng

Domain

http://nguyenbaohoang.nethttp://nguyenbaohoang.orghttp://nguyenbaohoang.infohttp://nguyenbaohoang.biz

Blog/Mạng xã hội

nguyenbaohoangvn.blogspot.comnguyenbaohoang.multiply.comflickr.com/photos/nguyenbaohoangyoutube.com/nguyenbaohoangvn

Bảng Thống Kê

free counters Được tạo bởi Blogger.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

  Copyright 2011-2012 Nguyễn Bảo Hoàng: Tổng Giám Đốc IDG Ventures Vietnam. Powered by Blogger Xem thêm Nguyen Bao Hoang

Từ khóa » Nguyễn Bảo Hoàng Tổng Giám đốc Idg Ventures Việt Nam